255_2013 - page 11

11
thứbảy
21 - 9 - 2013
Kinh te
Cẩn thận với “phân bón
hội thảo”
Đã xuất hiện tình trạng DN dụ nông dân đến dự hội
thảo, nghe thuyết trình về phân bón và bán sản phẩm
giả kém chất lượng. Ví dụ Công ty VD (trụ sở ở TP.HCM)
về Tiền Giang thuê quán cà phê để tổ chức hội thảo, mời
nông dân đến uống cà phê, thuyết trình về phân bón
đặc hiệu. Một công ty ở Tây Ninh cùng với Hội Nông dân
huyện Cư Jút (Đắk Nông) tổ chức hội thảo, mời dùng thử
phân bón. Các sản phẩm dùng thử đều tốt, sau đó, nông
dân mua ồ ạt tới cả 100 tấn về bón cà phê, bắp thì cây
trồng rụng lá, chết hàng loạt. Mang đi kiểm định phân
bón này thì chỉ ngang với... loại đất tốt!
QUANGHUY
Đ
ó là bức xúc của ông
Nguyễn Hạc Thúy,
PhóChủ tịchThường
trực Hiệp hội Phân bón Việt
Nam (FAV), bày tỏ tại Hội
thảo Thực trạng thị trường
phân bón do FAV, Bộ Công
Thương, Bộ NN&PTNT và
Bộ Công an tổ chức ngày
20-9 ở TP.HCM.
Đủ chiêu làm giả
Ông Nguyễn Hạc Thúy
cho biết phân bón giả, kém
chất lượng và nhái nhãn mác
được thực hiện với đủ chiêu
thức lừa người nông dân
mắc bẫy. Có cơ sở sản xuất
phân bón giả bằng cách lấy
vài thìa canh ure bột Trung
Quốc nhập lậu về pha vào
can 5 lít bán 50.000 đồng/
can, thông tin với nông dân
là ure nước đậm đặc, bón
cho đất vừa tốt vừa chống
hạn vào mùa hè. Hậu quả là
một số cây trồng chết, số còn
lại không phát triển được.
Bên cạnh đó, ông Lê Quốc
Phong, Chủ tịch Công ty CP
Phân bón Bình Điền, thông
tin: “Hiện có hơn 100 cơ
sở sản xuất phân bón nhái
nhãn mác bán ra khắp 40
tỉnh, thành. Chủ yếu nhái
nhãn mác các DN phân bón
có uy tín, ngoài bao bì ghi
tổng hàm lượng dinh dưỡng
53% nhưng khi cơ quan thị
trường bắt kiểm định thì tổng
hàm lượng dinh dưỡng chỉ
có 2,9%. Không khác nào
lấy đất đóng bao bán cho
nông dân với giá phân bón.
Nhiều DN làm giả phân bón
nhập khẩu chỉ bằng bột đá,
đất sét, cao lanh trộn thêm
ít hàm lượng dinh dưỡng rất
nhỏ. Nông dân mua phải chỉ
có nước sạt nghiệp”.
Theo đại diện cơ quan quản
lý, phân bón giả kém chất
lượng từ Trung Quốc tuồn
vào Việt Nam theo một con
đường liên tỉnh từ các tỉnh
giáp biên giới (Lào Cai, Lạng
Sơn, Cao Bằng) đến các tỉnh
trên tuyến vận chuyển (Yên
Bái, Phú Thọ, Bắc Ninh). Từ
đó hàng được đưa vào tiêu
thụ các tỉnh sản xuất nông
nghiệp trọng điểm (Thái
Bình, Nam Định, Cần Thơ,
Long An, An Giang, Tiền
Giang) hoặc tới những vùng
sâu, hẻo lánh (Tây Nguyên,
Tây Nam Bộ, Thanh Hóa,
Nghệ An) hay là các tỉnh,
thành phố lớn (TP.HCM,
Đồng Nai, Bình Dương).
Phải quản từ gốc
Nhiều DN sản xuất phân
bón tại hội thảo bức xúc cho
rằng phân bón giả, kém chất
lượng vẫn sống được, thậm
chí làm phân bón giả sống
khỏe hơn phân bón thật là
“nhờ” hệ thống pháp lý quá
lỏng, xử phạt quá nhẹ. Nhiều
bộ, nhiều ngành, nhiều cơ
quan nhưng không rõ ai chịu
trách nhiệm.
Ông Nguyễn Hạc Thúy
(FAV) nói: “Các đối tượng
làm phân bón giả, kém chất
lượng đều đã “lờn thuốc”
với kiểu xử phạt theo quy
định pháp luật quá nhẹ. Họ
chỉ vi phạm trong phạm vi
hành chính, né tránh trách
nhiệm hình sự. Phạt có 50
triệu đồng vì sản xuất phân
bón kém chất lượng trong
khi doanh thu cả năm của
Phânbóngiả tràn lan
phânbóngiảsốngkhỏehơnphânbónthật là“nhờ”hệ thốngpháp lýquá lỏng, xửphạtquánhẹ, nhiềubộ,
nhiềungành, nhiềucơquannhưngkhôngrõai chịutráchnhiệm!
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra phân bón kém chất lượng. Ảnh: HQ
Ngày 20-9, các doanh nghiệp (DN) bất động sản TP.HCM
đã họp lại, nêu ra những khó khăn vướng mắc khi triển khai
hoạt động theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, Thông tư 02 của
Bộ xây dựng. Các DN đã tập hợp ý kiến thành văn bản gửi
UBND TP.HCM các cơ quan trung ương để hỗ trợ tháo gỡ.
Trái bóng hành chính
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty Quốc
Cường Gia Lai, cho biết công ty có dự án căn hộ ở Bình
Chánh giá từ 20 triệu đồng nay hạ bán 12 triệu đồng/m
2
,
có người mua rồi. Diện tích căn hộ từ 120 m
2
nay thu nhỏ
còn 60 m
2
, từ 140 m
2
xuống 70 m
2
đúng hết các quy định
pháp luật hiện hành vậy mà vẫn tắc.
“Tôi thực hiện đúng theo Nghị quyết 02 của Chính phủ,
Thông tư 02 của Bộ Xây dựng nhưng trình lên mấy tháng
rồi không ai giải quyết, trong khi đến cuối năm 2014 là
chính sách cho thu nhỏ căn hộ hết hiệu lực” - bà bức xúc.
Rồi bà bảo: “Tôi đi hỏi quận về thủ tục hành chính về
chuyển đổi căn hộ lớn sang nhỏ thì họ bảo lên Sở. Lên Sở
họ không trả lời tôi sai cái gì. Nếu tình trạng thủ tục hành
chính này kéo dài và ngâm mãi thì lãi vay ăn mòn dự án,
giết chết DN”.
Ông Nguyễn Phụng Thiều, Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Công ty Địa ốc Sài Gòn Gia Định, cho biết năm 2011,
UBND TP.HCM giao công ty xây dựng 400 căn nhà ở
xã hội tại dự án khu dân cư Thới An (quận 12, TP.HCM)
theo hình thức bảo tồn vốn. Tuy nhiên, Quỹ Phát triển nhà
không có kinh phí, thiếu vốn đầu tư, ngân hàng không cho
vay nên đến nay dự án chưa được triển khai. “Chúng tôi
đòi lại không được và đang xin chuyển sang nhà ở xã hội
nhưng vẫn chưa duyệt” - ông nói.
Bà Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM, cho rằng: “Chính sách là chung cho cả nước và
trong khi nhiều địa phương khác đã cho DN thu nhỏ căn
hộ, chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội ầm ầm
thì TP.HCM vẫn im ắng, nhiều DN đang dài cổ chờ” - bà
Loan nêu thực tế.
Ngoài ra, nhiều DN bất động sản khác như Đất Lành, An
Phú, Quốc Cường Gia Lai, Địa ốc Sài Gòn Gia Định… cũng
có hồ sơ điều chỉnh căn hộ và chuyển dự án sang nhà ở xã
hội bị ngâm ở cấp sở. Thậm chí có DN do không chờ đợi
được nên đã triển khai thi công theo thiết kế đã được duyệt.
Tiếp tục kêu cứu
Tại buổi làm việc, các DN bất động sản đã tập hợp các
nội dung trên lại để gửi lên UBND TP.HCM chính thức
kêu cứu. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đực, Phó
Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, thì tình trạng
bị “kẹt” như vậy khiến DN chết chìm chứ không phải đang
được cứu nữa.
Với vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
ông Lê Chí Hiếu (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phát
triển Nhà Thủ Đức), cho biết hiệp hội sẽ đưa ra hai nội
dung chính lên UBND TP giải quyết gồm: sớm cho DN
điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi công năng từ nhà
ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Ngoài ra, theo quy định những dự án chuyển đổi từ nhà
ở thương mại sang nhà ở xã hội nếu đã đóng tiền sử dụng
đất thì được Nhà nước hoàn trả lại hoặc được khấu trừ vào
nghĩa vụ tài chính. Hiệp hội kiến nghị Nhà nước không cần
trả lại mà nên khấu trừ vào thuế hoặc nghĩa vụ tài chính
khác của DN.
Cùng ngày (20-9), khi trao đổi với phóng viên về các vướng
mắc trên bên ngoài buổi lễ bàn giao 100 căn nhà ở xã hội
ở quận Tân Bình, ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ
Xây dựng, cho biết chủ trương đã có cho nên nay trong quá
trình triển khai có vướng mắc gì thì Nhà nước và DN cần
bình tĩnh từng bước tháo gỡ.
BÙI NHƠN
BấtđộngsảnTP.HCMmắckẹtchínhsách
Nhiềudoanhnghiệpđã lỡchuyểnđổi diệntíchcănhộ lớnsangcănhộnhỏ, chuyểncôngnăngtừnhàởthươngmại sangnhàởxãhội
nhưng lại chưađượcTP.HCMphêduyệt.
DN này tận 300 tỉ đồng thì
nhằm nhò gì! Có DN bị phạt
lên phạt xuống vậy mà càng
phạt DN càng có nhiều cơ
sở sản xuất phân bón”.
Tuy nhiên, xử phạt nặng
vẫn không phải là giải pháp
ngăn chặn triệt để. Ông
Nguyễn Tấn Đạt, Giám đốc
Công ty Phân bón Miền
Nam, cho rằng xử phạt chỉ
kiểm soát được phần ngọn
mà quên kiểm
tra phần gốc thì
cũng không có
tác dụng. Cần
quy định những
điều kiện sản xuất
cụ thể trong nghị định mới
về quản lý sản xuất và kinh
doanh phân bón như công
ty sản xuất phân bón phải
có phòng thí nghiệm, kho
chứa, phòng chống cháy nổ,
xử lý môi trường…
Ông góp ý việc kinh doanh,
xuất nhập khẩu phải có những
điều kiện như quy chuẩn chất
lượng, phân bón nhập khẩu
phải có nhãn hàng hóa theo
quy định. Nếu đủ các điều
kiện thì DN mới được cấp
giấy phép sản xuất và kinh
doanh phân bón. Nên đưa ra
điều kiện chỉ tiêu về năng
lực sản xuất hằng năm để từ
đó loại bỏ những cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ, DN yếu kém chỉ
giữ những DN có đủ năng
lực. “Ngoài ra, phải phân rõ
trách nhiệm hợp
lý chứ như hiện
nay, Bộ Công
Thương thì quản
phân vô cơ, Bộ
NN&PTNTquản
phân hữu cơ là bất hợp lý.
Nên để Bộ Công Thương
quản lý điều kiện sản xuất
phân bón, Bộ NN&PTNT
kiểm tra chất lượng phân bón.
Các DN hy vọng đến cuối
năm khi nghị định được ban
hành, thị trườngphânbónđược
quản lý chặt chẽ, dẹp dần nạn
phân bón giả lộng hành.
s
Bộ CôngThương thì
quảnphân vô cơ, Bộ
NN&PTNT quảnphân
hữu cơ là bất hợp lý.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook