255_2013 - page 3

3
thứbảy
21 - 9 - 2013
Thoi su
Ánthamnhũngbịnghẽnvìgiámđịnhchậm
Tại hội nghị triển khai thi hành Luật Giámđịnh tư pháp ngày
20-9, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến (Bộ Tư
pháp) cho biết Ban Nội chính Trung ương đã phản ánh một
số tồn tại, hạn chế của hoạt động giám định tư pháp trong đấu
tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng. Theo đó, hành
vi tham nhũng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, xây dựng
cơ bản ngày càng gia tăng, nhu cầu giám định phục vụ công
tác điều tra, truy tố, xét xử rất lớn. Tuy nhiên, hiện chưa có tổ
chức giám định chuyên trách trong những lĩnh vực này nên
cơ quan tiến hành tố tụng thường phải trưng cầu chuyên gia
một số ít đơn vị đầu ngành (Viện Khoa học công nghệ xây
dựng, Tổng công ty Xây dựng GTVT...). Việc giám định rất
khó khăn do công trình xa, khối lượng cần giám định nhiều,
chuyên gia bị quá tải công việc nên tiến độ chậm khiến nhiều
vụ án tham nhũng bị nghẽn, chưa giải quyết kịp thời.
Điển hình như vụ án Vũ Quốc Hảo lợi dụng chức vụ, quyền
hạn xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Agribank.
Vụ án khởi tố tháng 4-2011 nhưng do chậm cử giám định
viên nên mãi đến tháng 8-2012, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an
mới kết luận điều tra đề nghị truy tố được 11 bị can nhưng rồi
VKSND Tối cao trả hồ sơ và hiện nay vẫn còn tiếp tục điều
tra bổ sung. Thậm chí, một số cơ quan chuyên môn, chuyên
gia còn từ chối giám định, né tránh hoặc thực hiện chậm chạp.
Cụ thể, vụ án Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái
xảy ra tại Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ - Agribank
đã kéo dài năm năm và đến nay vẫn đang vướng do không
thực hiện được yêu cầu giám định của TAND TP Hà Nội...
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính đề nghị các
cơ quan tiến hành tố tụng TAND - VKS - cơ quan điều tra
cần sớm ban hành quy chế phối hợp đánh giá về trưng cầu
giám định, sử dụng kết luận giám định. Nhất là cơ chế xem
xét, so sánh, đối chiếu, đánh giá, lựa chọn và sử dụng kết
quả giám định đúng đắn, đặc biệt trong trường hợp có mâu
thuẫn, xung đột giữa các kết luận giám định, tránh trưng
cầu giám định nhiều lần tốn kém, kéo dài thời gian tố tụng
không cần thiết.
BÌNH MINH
Siêu bão tiến vào biểnĐông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung
ương, hiện có một cơn bão (mang tên Usagi) đang tiến
vào biển Đông. Đây là một cơn bão rất mạnh, có thể ảnh
hưởng đến Việt Nam. Trong ngày 21-9, bão di chuyển
theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được
khoảng 20 km. Chiều 21-9, vị trí tâm bão cách đảo Đài
Loan (Trung Quốc) khoảng 100 kmvề phía nam tây nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, tức
là từ 167 đến 201 km/giờ, giật trên cấp 17.
Do ảnh hưởng của bão, từ sáng sớm hôm nay khu vực
giữa biển Đông giómạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp
12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 16, giật trên cấp
17. Biển động dữ dội.
HOÀNG VÂN
Sau lũ, cả làng thành
bìnhđịa
Thôn1, xãĐạiHưng, huyệnĐại Lộc,QuảngNambị núi cát vàbùnđỏvùi lấpchỉ saumộtđêm.
Người dânnghi dothủyđiệnxả lũ.
LÊ PHI
C
hưa kịp hoàn hồn sau
trận lũ do bão số 8 gây
ra, người dân thôn 1
(xã Đại Hưng, huyện Đại
Lộc, Quảng Nam) lại bàng
hoàng khi thấy ngôi làng nhỏ
bé của mình bị vùi lấp trong
cát và bùn đỏ. Chưa bao giờ
họ phải gánh chịu thiệt hại
nặng nề đến vậy.
Trắng tay sau lũ
Đầu làng, căn nhà ông
Nguyễn ThếAnh bị sập hoàn
toàn. Trận lũ đã cuốn đi tất cả
tài sản mà cả đời vợ chồng
ông tích cóp. Giờ đây, gia
đình ông phải chuyển ra ở
tạm chái bếp phía sau. Nghe
radio báo sắp có siêu bão tiến
vào biểnĐông, ôngAnh rướm
nước mắt chắp tay khấn cầu
cho nó đừng cuốn luôn cái
chái bếp còn lại.
“Lũvề nhanhquá làmchúng
tôi không kịp trở tay. Chưa
bao giờ tôi thấy một trận lũ
kinh khủng như vậy. Lũ đã
cuốn sạch lúa gạo, đồ dùng
trong nhà và cả heo, gà, vịt…
ra sông Vu Gia. Bão lũ đi qua
giờ tôi tay trắng, không biết
đến bao giờmới dựng lại được
nhà mà ở” - ôngAnh buồn bã.
Đáng lo ngại nhất là sau
khi lũ rút, nhà cửa và tài sản
của hơn 300 hộ dân của thôn
1 lại bị bùn, cát vùi lấp. Hàng
ngàn gia súc, gia cầm, thóc
gạo, đồ dùng, cây cối, hoa
màu…đều bị vùi sâu dưới cát.
Từ đầu thôn đến cuối thôn,
người dân ngồi như chết lặng
vì không biết đến bao giờ họ
mới có thể “giải tỏa” được đồi
cát lên tới hàng vạn met khôi
đang phủ kín nơi đây.
Vàosâu trong làng, chúng tôi
thấy cụ Lương Tựu (83 tuổi)
đang dùng hết sức tàn để đào,
xúc cho bằng hết đống cát đã
tràn lên cả bàn thờ người con
gái út vừamất. Từng xe cút kít
đầy ắp cát được cụ Tựu xúc
rồi từ từ đưa ra khỏi nhà trong
nước mắt. Nhà cụ Tựu từ xưa
đến nay là một vùng đất màu
mỡ, hoa màu quanh năm, giờ
nhìn đâu cũng thấy cát. Cụ nói:
“Cả đời tôi chưa bao giờ thấy
trận lũ nào kinh khủng như thế.
Lũ còn lớn hơn cả năm 2009.
Nhưng gian nan nhất bây giờ
là đối phó với cát, không biết
đến bao giờ tụi tôi mới xúc hết
những cồn cát này”.
Do thủy điện
xả nước?
Theo chị Lê Thị Hoa, trận
lũ vừa qua rất bất thường khi
nước dâng ngập ngang ngực
người lớn, trong khi trước đây
nước lũ cũng chỉ vào tới chân
giường nhà chị. Ngôi nhà to
nhất làng của chị Hoa giờ bị
cát vùi sâu gần 1 m. “Cả nhà
sáu người giờ phải sang ở nhờ
em trai. Cát vùi lấp nhà đến
bao giờ xúc cho xong, mà xúc
xong thì chắc nhà cũng sập
vì bị lũ xói trôi cả móng rồi”,
chị Hoa nghẹn ngào.
Theo người dân, từ chiều
18-9 họ thấy nước đột ngột
lên nhanh nên vội hô hoán
nhau sơ tán người già và trẻ
nhỏ đi trước. Còn thanh niên
ở lại chống lũ nên không có
thiệt hại về người. “Từ bao đời
nay, làng rất ít bị lũ tấn công.
Nhưng từ năm 2009, khi có
thủy điệnAVương là bắt đầu
có lũ thường xuyên. Theo tôi,
tối 18-9 chắc chắn thủy điện
A Vương đã xả nước nên lũ
mới về mạnh và nhanh như
thế. Chúng tôi đâu có kịp trở
tay, cứu được cái mạng của
mình đã may lắm rồi” - ông
Hứa Nguyên nói. (Tuy nhiên,
theobáo cáo củaUBNDhuyện
Đại Lộc thì thủy điệnAVương
không xả nước, lũ lên nhanh
là do các thủy điện Đăk Mi
4 và Sông Bung 5 xả - PV).
Theo ông Nguyên, nếu là
do mưa thì nước cũng phải
lên từ từ, trong khi đó mưa
do bão số 8 gây ra cũng chưa
phải lớn lắm so với các năm
trước. “Không chỉ riêng thủy
điện A Vương, cái làng bé
tẹo này còn bị anh hương
bơi thủy điệnAn Điềm 1, An
Điềm 2 và thủy điện Sông
Đổ. Các thủy điện mà đồng
loạt xả nước thì tụi tôi chỉ có
nước làm mồi cho cá. Trước
đây UBND huyện đã có kế
hoạch di dời làng nhưng khu
tái định cư làm từ năm 2009
đến giờ vẫn chưa xong” - ông
Nguyên noi.
Cụ Lương Tựu (83 tuổi) cố gắng xúc cát ra khỏi khu vực bàn thờ con gái. Ảnh: LÊ PHI
Quảng Nam, Đà Nẵng: Ít nhất năm người
chết, mất tích do lũ.
Sáng 20-9, trong lúc đang
thả lưới đánh cá trên sông Vu Gia, người dân phát
hiện một xác nam thanh niên trôi dạt vào khu vực
cầu Quảng Huế. Theo thống kê, đến nay tại Quảng
Nam và TP Đà Nẵng đã có ít nhất năm người chết,
mất tích do lũ.
LÊ PHI
Đắk Lắk: Tìm được thi thể ba nạn nhân bị lũ
cuốn.
Ngày 20-9, công tác tìm kiếm sáu nạn nhân còn
mất tích trong vụ 12 người bị lũ cuốn trôi trưa 17-9 trên
sông Ea H’leo (xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp) tiếp tục diễn
ra. Đến chiều tối đã tìmđược thi thể ba nạn nhân gồm:
ĐàoVănDinh (sinh năm1955), ĐàoThị Thúy vàmột
nạn nhân nữ chưa xác định được danh tính. Như vậy,
đã có bốn người thoát nạn, năm người chết được tìm
thấy và còn ba người mất tích.
HOÀNGVY
Quảng Trị: Một thôn bị cô lập.
Ngày 20-9, tại xã
AXing (huyện Hướng Hóa), cầu Tăng Quang bị lũ
cuốn trôi khiến cho thôn Tăng Quang thuộc xã này
bị cô lập hoàn toàn. Trận lũ khiến huyên Hương Hoa
thiệt hại khoảng 50 tỉ đông. Nhiều tuyến đường giao
thông, công trinh thuy lơi hư hại năng, hang chuc
nha dân bi sâp.
VIẾT LONG
Gia Lai: Cứu 19 người dân Campuchia khỏi
lũ dữ.
Mưa lớn kéo dài cộng với nước từ thượng
nguồn đổ về đã gây ngập lụt nhiều vùng tại huyện
Ozadao, tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia.
Được sự đề nghị của phía bạn, BĐBP tỉnh Gia Lai
đã triển khai lực lượng ứng cứu. Qua gần 7 giờ
đồng hồ, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Ia Lốp
đã giải cứu thành công 19 người dân Campuchia
trong vùng lũ về nơi an toàn, trong đó có bảy trẻ
em, năm phụ nữ.
THÙY HƯƠNG
HàTĩnh: Quốc lộ 8 sạt lở, giao thông tê liệt.
Ngày
20-9, tỉnh Hà Tĩnh cómưa to, cùng lúc Nhà máy thủy
điện Hố Hô và Nhà máy thủy điện Hương Sơn cùng
xã lu khiến nhiều con đường bị ngập sâu. Hàng ngàn
học sinh ở huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh)
phải nghỉ học. Quốc lộ 8A (đoạn qua huyện Hương
Sơn, Hà Tĩnh) đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bị sạt lở
gây ách tắc giao thông.
ĐẮC LAM
Nghệ An: Chưa tìm thấy năm người trên ô tô
bị nước cuốn trôi.
Sau hơn một ngày đêm nỗ lực
tìm kiếm, đến tối 20-9 lực lượng cứu nạn vẫn chưa
tìm được năm nạn nhân cùng chiếc xe bảy chỗ bị
nước cuốn trôi trong chiều 19-9. Công an huyện
Nghĩa Đàn đã tạm giữ ông Trương Văn Thái (Đội
phó Đội Thanh tra giao thông số 3, thuộc Sở GTVT
tỉnh NghệAn, người điều khiển xe trên) để điều tra.
Cùng ngày, tỉnh Nghệ An có thêm hai người chết
và mất tích do lũ cuốn.
ĐẮC LAM - AN LONG
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook