294-2016 - page 3

CHỦNHẬT 30-10-2016
3
TUẦN THỜI SỰ
Luật&Đời
Xửhìnhsự lãnhđạovềhưu
đểrănđe
Gần đây, cơ quan Thanh tra Chính phủ, một đơn vị có
vai trò rất quan trọng để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật trong phạm vi toàn quốc, có những điều tiếng
về công tác cán bộ khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Vẫn còn đó dư luận về cựu Tổng Thanh tra Chính phủ
Trần Văn Truyền trước đây trong việc bổ nhiệm hàng
loạt cán bộ trước khi về hưu. Thì nay người kế nhiệm
ông Truyền là ông Huỳnh Phong Tranh trước khi về hưu
cũng bổ nhiệm 35 cán bộ cấp vụ và cấp phòng, trong đó
có nhiều trường hợp bổ nhiệm không phù hợp.Ví dụ việc
bổ nhiệm ôngNguyễnMinhMẫn, PhóVụ trưởngVụ III,
phụ trách vụ này trong khi ông Nguyễn Văn Cao đương
chức vụ trưởng Vụ III vẫn chưa nghỉ hưu. Việc làm đó
không những không phù hợp với quy định về công tác
cán bộ (khi cấp trưởng đang điều hành nhiệm vụ thì lại
cử cấp phó phụ trách công việc của cấp trưởng) mà lại
còn có nguy cơ tạo ra sựmất đoàn kết, làm rối ren trong
nội bộ cơ quan, tổ chức. Và đặc biệt, việc làm đó tạo ra
dư luận không tốt trong nhân dân.
Trườnghợp của nguyênBộ trưởngBộCôngThươngVũ
Huy Hoàng để con trai của mình là Vũ Quang Hải ngồi
vào nhiều vị trí quan trọng trực thuộc Bộ Công Thương
dưới quyềnquản lý của cha cũng tạonênnhữngđiều tiếng
xấu khôn lường.
Ngoài hai trường hợp trên, thực tiễn còn không ít
hiện tượng người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đã tìm
mọi cách lách quy trình để đưa con, cháu và người thân
vào các vị trí lãnh đạo. Điều này không chỉ tạo ra phe
cánh mà nó còn làm thui chột những cán bộ có đủ tài
đức nhưng thẳng thắn đấu tranh với những sai trái của
người đứng đầu.
Trong công tác lãnhđạo, việcđào tạo, bồi dưỡngđội ngũ
cán bộ để giới thiệu người ưu tú, có uy tín nắm giữ các
vị trí trong các cơ quan nhà nước là vô cùng quan trọng.
Bởi những người có năng lực, có đạo đức và có uy tínmới
thực sựhiệu triệuđược lòngdânvà điềuhành công tác tốt.
Ngược lại, nếu để những phần tử cơ hội, thoái hóa, biến
chất nắm giữ chức vụ quan trọng thì sẽ tạo cơ hội cho họ
lợi dụng chức vụ được giao để trục lợi cá nhân, gây tổn
hại cho đất nước.
Bên cạnh việc biểu dương, khen thưởng những cán bộ
ưu túđể nêu gương thì việc xử lýnghiêmminhnhững cán
bộ sai phạm sẽ có tác dụng răn đe và phòng ngừa trong
xã hội. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải hết sức
quan tâm đến nội dung này, mọi trường hợp dung túng,
bao che hoặc xử lý sai phạm không nghiêm minh đều
không phát huy được tác dụng răn đe và phòng ngừa.
Ví dụnhư trườnghợpnguyênBộ trưởngBộCôngThương
Vũ Huy Hoàng có nhiều sai phạm khi đương chức, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận: “...
Thiếu gương
mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm
và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng Công ty
Thuốc láVN, tham giaHĐQT và giữ chức phó tổng giám
đốc Sabeco...; thực hiện không đúng các quy định của
Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận,
bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh...”.
Sai phạm nghiêm
trọng như thế nhưng ôngHoàng chỉ bị xử lý kỷ luật mức
cảnh cáo thì liệu đã tương xứng với hậu quả của hành vi
sai phạm gây ra cho xã hội?!
Mặt khác, hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người
đương chức thì còn có tác dụng răn đe vì nó có thể đe
dọa đến cái ghế của họ; còn với một người đã nghỉ hưu,
mức kỷ luật cảnh cáo liệu có tác dụng trừng phạt, răn đe
có phát huy?
Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét lại
nội dungnàyđể ngoài hình thức kỷ luật đảngnói trên, nếu
người vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự thì cần phải
chuyểncơquanđiều trađểkhởi tố, truy tốvàxét xửnghiêm.
Cónhư thếmới đủ sức rănđe và phòngngừa chung choxã
hội, như câu nói thường có ở nhiều bản án hình sự trong
phần luận tội trước khi đưa ramức án.
Luật sư
PHẠMCÔNGHÙNG
Năm 2006, ông TrầnQuốc Thuận khi đó là phó
chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận khoán xe
công. Hình ảnh ông ngồi sau chiếc xe ôm đi làm
khi được báo chí đăng tải đã gây ấn tượng mạnh
cho người dân.Ai cũngmongmuốn hình ảnh giản
dị ấy của quan chức như ôngThuận sẽ được nhân
rộng. Nhưngmột thời gianngắn sauđóôngThuận
không đi xe ôm nữa.
Năm 2014, ông Đỗ Mạnh Hùng lúc còn là phó
chủ nhiệmỦy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc
hội (hiện là Phó Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội)
cũng thực hiện việc khoán xe công. Nhưng sau đó
ôngHùng cũng không nhận khoán nữa.
Mới đây, Bộ Tài chính khoán xe công cho
các thứ trưởng và hình ảnh Thứ trưởng Nguyễn
Hữu Chí đi taxi đến cơ quan cũng được nhiều
báo chí đăng tải và nhận được sự tán thưởng
của công luận.
Tâmsựvớibáogiới tạibuổihọpbáo thườngkỳquý
III-2016 củaBộTài chính, Thứ trưởngNguyễnHữu
Chí tính: “Từ nhà tôi đến cơ quan hết 10 km, nhân
với hai bận sángchiều, 22ngày làmviệcvà tính theo
đơngiá15.000đồng/km,mỗi tháng tôi đượckhoảng
6,6 triệu đồng tiềnkhoán”.
ÔngChí cũng thấy “mắc cỡ” khi nhậnđược nhiều
cuộc điện thoại hỏi thăm, vì theo ông, không đi làm
bằngxe này thì đi bằngxe khác.ÔngChí kể hồi còn
làm chủ tịch tỉnhTiềnGiang, ôngvẫn thườngxuyên
đi xe đạp để gần dân, hiểu dân.
Thứ trưởngChí cũngchobiết chủ trươngkhoánxe
công làđúngđắnvàđãcó từcáchđâygần10nămvề
trước, tuynhiêndoquyđịnhkhoándựa trên tinh thần
tựnguyện nên ít người nhận khoán.
CHÂNLUẬN
tổnghợp
Gócnhìn
Xe công ở Việt Nam nhiều
hay ít thì phải căn cứ vào định
mức do Chính phủ đặt ra và số
xe công được sử dụng trên thực
tế. Chính phủ cũng nói xe công
đang thừa hàng ngàn chiếc.
Một số nơi nhưBộTài chính,
TP.HCM đang thực hiện khoán
xe công. Tuy vậy, cách khoán
vẫn cònđơngiản, chưa trở thành
một nguyên tắc đầy đủ. Nhưng
chắc chắnviệc khoánxe công sẽ
giảm chi phí công, tăng ý thức
sử dụng tài sản công và giảm
những chi phí, con người… để
bước đầu Nhà nước trở thành
nhà nước tiết kiệm, có trách
nhiệm. Hiện nay các phương
án và cách thức khoán xe công
cần phải được nghiên cứu kỹ
hơn nữa.
Bởi nếuchỉ quan tâmkhoáncác
loại xe công từ nhà đến cơ quan
thì khôngđángkể. Phải cónhững
cách tạo ra
hiệuquảkinh
tế và đảm
bảođượcáp
dụng rộng
rãi. Chẳng
hạnphảibiến
các đội xe
công ở các
cơ quan
thành một
loại “dịch vụ taxi công” để làm
“suy giảm” đáng kể số lượng
xe công, tăng kết quả điều phối,
phục vụ chéo nhau và tiết kiệm
các đầumối của xe công.
Dĩ nhiên, khi giảm xe công
thì câu chuyện những “tài xế
công” phải sắp xếp lại, đi tìm
việc làmột thực tế. Rồi chuyện
người ta không đi xe công nữa
sẽ mất oai, rồi phải có xe công
đi làm việcmới dễ… là có thật.
Vấn đề nằm ở chỗ khi khoán xe
công hoặc thực hiện dịch vụ xe
công tốt thì những câu chuyện
đó sẽ không còn phải là vấn đề.
Muốn tạo ra tâm lý lànhmạnh
về việc sử dụng xe công thì phải
thay đổi triết lý mới về giá trị.
Chẳng hạn như đi xe nàomà tiết
kiệm cho dân nhất mới là sang
trọng, là có trách nhiệm. Xe đắt
mới có giá trị là một tư duy cũ.
Các quanđiểmvề đối xửvới các
loại xe của lực lượng công an,
thanh tra giao thông cũng phải
thay đổi. Cần công bằng trong
xử phạt bất kể đó là xe công hay
xe tư. Chứ như hiện nay thì ngồi
xe công vẫn được coi như một
đặc quyền.
Và cuối cùng là lạm dụng xe
côngvàoviệc tư. Trongbối cảnh
nhưvậy, việc tìm ra giải pháp sử
dụng và quản xe công hợp lý là
hết sức cần thiết.
TSNGUYỄNMINHPHONG
Biếncácđộixecôngthànhdịchvụ
taxicông
Nhiều lãnhđạobỏcuộc
Hằngthángphảibáocáovề
khoánxecông
Chỉ đạonàycủaBộ trưởngBộTài chínhĐinhTiến
Dũnghồi đầu tháng10-2016đối với cácđơnvị thuộc
bộ này nhằmmục đích yêu cầu việc khoán xe công
phải được thực thi nghiêm túc.
Theo chỉ đạo này, hằng tháng thủ trưởng các
đơn vị thuộc BộTài chính phải báo cáo về khoán
xe công tại cuộc họp giao ban hằng tháng và
phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết
quả thực hiện.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng yêu
cầu các đơn vị rà soát tổng thể số lượng các tài xế
hiện có để sắp xếp, bố trí lại, đặc biệt là các tài
xế chức danh đã được khoán kinh phí. Bộ trưởng
Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu các đơn vị không
tuyển dụng thêm tài xếmới, giảm dần số lượng tài
xế hiện có, sắpxếp, điềuđộng từnơi thừa sangnơi
thiếu, điều chuyểndần tài xế phục vụxe chức danh
đã được khoán sang tài xế phục vụ công tác chung
hoặc sắp xếp, bố trí làm công việc phù hợp khác.
Đối với số xe công hiện có, Bộ trưởng Đinh
Tiến Dũng yêu cầu các đơn vị phải khẩn trương
xây dựng phương án tổ chức, sắp xếp và xử lý
số lượng xe công hiện có theo nguyên tắc tiết
kiệm, hiệu quả.
BộTài chính cho rằng cần phải có lộ trình thực
hiện khoán xe công, sắp xếp lại số lượng tài xế
hiện có chứ chưa thể áp dụng đồng loạt trên cả
nước. Bởi điều kiện địa bàn cùng sự phát triển
các phương tiện cá nhân, khả năng đảm bảo an
ninh, an toàn cho các chức danh lãnh đạo cần
phải được tính đến.
CụcQuản lýcôngsảncũngđangnghiêncứuvềviệc
nhân rộngmô hình khoán xe công. Việc này có thể
sẽ đưa vào nghị định hướng dẫn Luật Tài sản công.
Luật nàydựkiếnđượcQuốchội thôngquavào tháng
5-2017vàcóhiệu lực từ1-1-2018.Khi luật nàyđược
thôngqua,CụcQuản lýcông sản sẽđềxuất cơchếcụ
thể về nội dung khoán xe công.
CL
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook