218-2019 - page 14

14
Thể thao-
ThứHai 23-9-2019
Bình luận
“Nắngân”bantổchức!
Sự cố “bẻ còi” trận Viettel - B. Bình Dương khiến nhiều
người liên tưởng đến trận Đà Nẵng - Đồng Tâm Long An
mùa 2008 nhưng với tôi thì bản chất của hai sự cố này
khác nhau.
Vụ “bẻ còi” 2008, trọng Tài Nguyễn Xuân Hòa sau đó đã
tự trọng giã từ nghiệp cầm còi khi được hứa hẹn sẽ đăng
ký FIFA. Khi bỏ chiếc áo trọng tài, ông bình tâmkể lại mình
bị áp lực của những người ngồi ghế quan chức tác động
trực tiếp khiến không còn là chính mình. Sau đó khi bị kỷ
luật thì ông ngậmngùi thấymình rất cô đơn và quyết định
chia tay với nghề bạc.
Vụ “bẻ còi” mới đây trên sân Hàng Đẫy thì khác. Trọng
tài Vũ chẳng bị áp lực từ quan chức xuống sân can thiệp
nhưng được chính các trợ lý tư vấn tình huống sai (sau khi
đã thành bàn) và ông Vũ sửa sai trong trạng thái hoảng
loạn vì bị cầu thủ, quan chức đội bóng tranh cãi, xỉ vả…
Về luật, dù trọng tài công nhận bàn thắng nhưng bóng
chưa vào cuộc (giao bóng) thì trọng tài có quyền thay đổi
quyết định.
Rõ ràng là trọng tài Vũđãkhông thể kiểmsoát đượcmình
và cũng không được sự trợ giúp cần thiết từ các trợ lý của
mình. Chođến khi đã cóbàn thắng rồi (lại làbàn thắng cực
kỳ quan trọng đối với cả hai đội và nhiều đội đang tranh
chấp tránh xuống hạng) thì mọi cái lại trở nên rối rắm.
Cá nhân tôi tin chắc các thành viên trong ban huấn
luyện đội khách B. BìnhDương đều hiểu luật và đặc biệt là
hiểu tình huống phạm lỗi của Hồ Sỹ Giáp (B. Bình Dương)
với Bùi TiếnDũng (Viettel) nhưng việc trọng tài chỉ tay cho
B. Bình Dương hưởng quả đá phạt thì họ cho đấy là “lợi
thế”. Và từ “lợi thế” đó, B. Bình Dương tổ chức tấn công
rồi ăn bàn. Đến khi trọng tài được chỉ ra cái sai và thay
đổi quyết định thì họ cãi vã đòi quyền lợi dựa trên phần
“lợi thế” của mình.
Và tôi cũng chắc chắn rằng nếu trọng tài Vũ công nhận
bàn thắng cho B. BìnhDương thì ông sẽ đón nhận sự phản
ứng từ các cầu thủ Viettel nhiều hơn cả các cầu thủ và lãnh
đạo đội khách đã làm.
Từng được dự thính một buổi khai giảng lớp trọng tài
do FIFA tổ chức tại TP.HCM vào những năm 1990, tôi đã
nghe giảng viên FIFA Balasumaniam nhắn nhủ với các
trọng tài Việt Nam rằng “Khi ra sân, chỉ có các bạn mới
cứu được mình chứ đừng trông chờ vào ông nào hay
quan chức nào hết!”.
Qua sự kiện “bẻ còi” của trọng tài Vũ, tôi có hỏi rất nhiều
cựu trọng tài có kinh nghiệm rằng “Nếu là anh, trong tình
huống của trọng tài Vũ thì anh xử lý thế nào?”. Hầu hết đều
trả lời buộc phải sửa sai thành đúng như trọng tài Vũ đã
làm nhưng không đồng tình với việc để xảy ra sự việc đã
rồi (nhận định sai hoặc chỉ sai hướng) trôi qua hàng loạt
tình huống mới sửa vì thế là tự giết mình.
Tôi cũng trao đổi với một thành viên từng có vai vế ở
đội Bình Dương rằng nếu là ông vẫn làm việc ở đội bóng
cũ thì có tranh cãi làm ầm ĩ sau một bàn thắng mà trọng
tài sửa sai như vừa qua hay không. Thành viên này trả lời:
“Tôi đảm bảo với anh cả 10 người thì cả 10 đều tranh cãi
dù biết trọng tài sửa sai là đúng!”.
Sự kiện trên chắc những người làm bóng đá lâu năm
không thể quên trận bán kết mùa giải 1990 giữa Đà Nẵng
và Hải quan trên sân Chi Lăng. Trận đấu mà đội Hải quan
ghi bàn ấn định 3-2 nhưng phía Đà Nẵng kiện vì cho rằng
cầu thủ Hải quan vào sân không đúng. Kết quả là ban tổ
chức hủy trận đấu đấy, bắt hai đội phải đá lại (!?). Sau này
chính HLV đội Đà Nẵng khi ấy là ông Vũ Văn Tư cười khà
khà bật mí: “Đà Nẵng thua bàn đấy là đúng rồi nhưng tôi
cứ cãi, cứ kiện để “nắn gân” ban tổ chức xem họ xử lý thế
nào. Hóa ra họ sợ Đà Nẵng…”.
NGUYỄN NGUYÊN
Trọng tài “bẻ còi” và
cái sai của hệ thống
Tình huống phút 90+1 trên sânHàng Đẫy trận Viettel - B. BìnhDương
gây nhốn nháo cãi vã và tranh cãi còn hơn cảmột cái chợ khiến
V-League thật xấu. Xấu hơn nữa là cách giải quyết tiếp theo.
TẤNPHƯỚC-NGUYỄNNGUYÊN
T
rọng tài FIFA Trương
Hồng Vũ điều khiển trận
Viettel - B. Bình Dương
có lúc đã bấn loạn và mất
phương hướng khiến đi từ cái
sai này đến cái sai khác. Về
phương pháp thì rõ ràng một
trọng tài FIFA để mất kiểm
soát và gây ra cảnh tranh cãi
gây gổ giữa cầu thủ với trọng
tài, rồi lãnh đạo đội bóng với
trọng tài… như thế là không
thể chấp nhận được.
Không đơn thuần
là cái sai của một
trọng tài
Đáng tiếc hơn là cái sai về
phương pháp đấy lại lây lan
sang cả chính ông Trưởng
ban Trọng tài Dương Văn
Hiền vì về nguyên tắc ông
Hiền không được phép chỉ
trích cấp dưới mình trên các
phương tiện truyền thông, nhất
là trong một sự kiện đã rồi và
còn chưa mổ xẻ đến nơi đến
chốn. Ông Hiền có thể dùng
quyền của trưởng Ban Trọng
tài đề xuất kỷ luật nặng trọng
tài Vũ nhưng không thể “kết
tội” trọng tài Vũ rằng “Tôi vô
cùng phẫn nộ vì sự lấp liếm
của trọng tài Vũ!”.
Chưa thể khẳng định tiếng
còi của trọng tài Vũ “méo”
trong cuộc đua chống xuống
hạng mà 1-2 điểm có được
hay mất đi có khi ảnh hưởng
đến công sức của cả một tập
thể trong một mùa giải. Tuy
nhiên, phải khẳng định một
điều là trọng tài Vũ đã rất
kém và hoảng loạn để rồi
sau đó chính mình lại thiếu
trung thực với công việc của
một trọng tài.
Tình huống trọng tàiVũ “bẻ
còi” được chính trọng tài này
lý giải là khi Hồ Sỹ Giáp (B.
Bình Dương) phạm lỗi với
Bùi Tiến Dũng (Viettel) thì
ông Vũ phạt Sỹ Giáp nhưng
chỉ nhầm hướng nên đội B.
Bình Dương tiến hành đá
phạt nhanh và ăn bàn sau vài
tình huống. Cách lý giải đấy
của ông Vũ là không trung
thực vì sau khi Tiến Linh ghi
bàn, trọng tài Vũ đã chỉ tay
lên vạch giữa sân tức công
nhận bàn thắng. Chỉ khi đội
Viettel phản ứng và trọng tài
thứ tư hội ý, nhắc nhở thì ông
Vũ mới phủ nhận bàn thắng
và sau đó nói rằng mình thổi
phạt đúng nhưng chỉ nhầm
hướng.
Trọng tài Vũ có thể sai về
nhận định, sai về phương
pháp nhưng không thể sai
trong cách giải thích khi mà
ký hiệu trên sân của ông đã
phản bác lại việc “chữa cháy”
cho cái sai sơ đẳng của mình.
V-League xấu xí vì
sự thiếu trung thực
Về công tác trọng tài hoàn
toàn có thể “chỉ tay lộn hướng”
như trọng tài Vũ giải thích
nhưng nếu thực sự là nhầm
thì ngay từ nhịp một khi phát
quả bóng đi là đã có thể sửa
sai. Đằng này trọng tài Vũ
để tình huống trôi qua rất
nhiều nhịp và thành bàn rồi
công nhận bàn thắng và đến
khi được nhắc thì sửa sai một
cách thiếu trung thực.
Công bằng mà nói thì tình
huống dẫn đến quả phạt, Hồ
Sỹ Giáp của B. Bình Dương
đã phạm lỗi với Bùi Tiến
Dũng sau đó mới dẫn đến
tình huống Tiến Dũng ngã
và chạm tay vào bóng.
Nói trọng tài bị áp lực thì
trận nàomà chả áp lực. Nhưng
sai hàng loạt tình huống và
để cho trận đấu hay mà người
xem cả nước phải chứng kiến
cảnh cãi nhau nhưmổ bò và la
lối tranh luận ầm ĩ thì rõ ràng
là xấu hổ thật. V-League là
một giải chuyên nghiệp nhưng
từ công tác trọng tài đến cách
hành xử trên sân của nhiều
thành viên thì có lẽ cần phải
học những giải “phủi” đang
được tổ chức rất thành công.
Trọng tài cũng là một con
người nên khó tránh khỏi
những sai lầm nhưng cần có
sự trung thực, kể cả trung thực
trong nhận lỗi. Đó là điều mà
trước giải nào cũng thấy hình
ảnh các trọng tài giơ tay hứa
trong lời tuyên thệ của mình.
Trọng tài sai, để giải trở
nên xấu xí với những hình
ảnh phản cảm thì Ban Trọng
tài là người chịu trách nhiệm
cao nhất nhưng cũng đừng vì
thế mà những người lãnh đạo
ban này có quyền xỉ vả, lên
án cấp dưới của mình trước
công luận.
Cái sai của trọng tài Vũ có
thể giết chết một đội bóng
hoặc cứu một đội thoát hiểm,
nhưng điều đấy không nguy
hiểm bằng cái sai của một hệ
thống, mà khi đụng chuyện
thì mới vỡ ra rất nhiều người
có trách nhiệm đã thiếu trung
thực với nghề nghiệp và với
nhiệm vụ của mình.•
Tranh cãi, hỗn loạn sau tình huống “bẻ còi” của trọng tài Vũ. Ảnh: WEBTHETHAO.VN
Cái sai của trọng tài
Vũ có thể giết chết
một đội bóng hoặc
cứu một đội thoát
hiểm nhưng điều
đấy không nguy
hiểm bằng cái sai
của một hệ thống…
Trọng tài XuânHòa từng “bẻ còi” và tự trọng xin giải nghệ.
Ảnh: Tư liệu
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook