281-2019 - page 13

13
Chỉ có2 thángđể lựachọn
sách giáo khoa mới
ANHIỀN
S
au khi Bộ GD&ĐT ban
hành thông tư hướng
dẫn lựa chọn sách giáo
khoa (SGK), các trường sẽ
có hai tháng để đọc, đánh
giá và lựa chọn các bản SGK
để sử dụng cho trường mình
trong năm học 2020-2021.
Tháng 2-2020,
các trường mới
có bản mẫu SGK
Cuối tháng 11 vừa qua,
Bộ GD&ĐT đã chính thức
công bố 32 cuốn SGK lớp 1
của tám môn học được biên
soạn theo chương trình giáo
dục phổ thông mới.
Sau đó, vào đầu tháng 12,
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo
thông tư hướng dẫn việc lựa
chọn SGK trong cơ sở giáo
dục phổ thông, lấy ý kiến
trước khi ban hành để triển
khai SGK cho chương trình
mới từ năm học 2020-2021.
Các góp ý gửi về bộ đến hết
ngày 30-1-2020. Như vậy,
phải đến đầu tháng 2-2020,
Bộ GD&ĐT mới chính thức
công bố thông tư hướng dẫn
lựa chọn SGK.
Theo nội dung dự thảo
thông tư, các trường phải
công khai danh mục SGK
được lựa chọn để sử dụng và
niêmyết tại cơ
sở trước khi
bắt đầu năm
họcmới ít nhất
từ năm tháng.
Nhiều ý kiến
lo ngại hiện
tại các trường
chưađược tiếp
cận SGK thì
làm sao có thể chọn lựa,
thành lập hội đồng nghiên
cứu lựa chọn sách.
PGS-TS Nguyễn Xuân
Thành, Phó Vụ trưởng Vụ
Giáo dục trung học, Giám
đốc dự án Hỗ trợ đổi mới giáo
dục phổ thông, cho biết sau
khi công bố thông tư hướng
dẫn lựa chọn SGK vào đầu
tháng 2-2020, các trường sẽ
nhận được các bản mẫu SGK
đã được bộ phê duyệt và tiến
hành lựa chọn.
Các trườngsẽcóhai thángđể
lựachọnSGK.
Đến ngày 31-
3, các trường
phải công bố
các SGK đã
lựa chọn. Sau
đó, nhà xuất
bản (NXB)
có SGK lớp 1
được lựa chọn
sẽ tiến hành in, phát hành và
phối hợp tập huấn sử dụng
SGK cho các giáo viên dạy
lớp 1 năm học 2020-2021.
“Bộ đã tính toán rất kỹ rồi,
các mốc thời gian và các đầu
việc phải hoàn thành trước
khi năm học mới diễn ra, đảm
bảo có SGK cho thầy cô và
các em học sinh. Các NXB
có nhà in trên khắp cả nước
chứ không phải in một chỗ
rồi chuyển. Hệ thống phát
hành tỉnh nào cũng có” - ông
Thành nhấn mạnh.
Mỗi tổ bộ môn chỉ
đọc 4-5 cuốn sách
giáo khoa
Trước một số ý kiến lo lắng
về việc các trường chỉ có hai
tháng để đọc 32 cuốn SGK rồi
lựa chọn, ông Nguyễn Xuân
Thành cho biết: “32 cuốn
SGK là của tất cả môn học,
chia ra mỗi tổ bộ môn chỉ có
4-5 cuốn rồi chọn”.
Cũng theo ông Thành, mỗi
cuốn sách có cách thức tổ
chức riêng nhưng đều đảm
bảo cấu trúc cơ bản là mở
đầu, đọc hiểu, luyện tập...
Điều các thầy cô cần quan
tâm là ngữ liệu sách để tổ
chức hoạt động học tập cho
học sinh bao gồm kênh chữ
và kênh hình.
“Các thầy cô không phải
nghiên cứu tất cả bài trong
sách mà thông qua vài bài
học minh họa, tổ bộ môn có
thể phân tích được sự phù hợp
với phương pháp dạy học,
tổ chức dạy và học của địa
phương và của trường” - ông
Thành cho biết.•
Chậm công bố SGK môn tiếng Anh
Lý giải về sự chậm công bố SGK tiếng Anh lớp 1, ôngThái
Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho
biết trong chương trình lớp 1 có hai môn tự chọn là môn
tiếng dân tộc và môn tiếng Anh.
Bộ đã công bố SGK những môn học bắt buộc, sau đó
mới công bố môn tự chọn và những bản thảo SGK được
th m định lại.
Nhiều ý kiến lo ngại
hiện tại các trường
chưa được tiếp cận
SGK thì làm sao có
thể chọn lựa, thành
lập hội đồng nghiên
cứu lựa chọn sách.
Đời sống xã hội -
ThứNăm5-12-2019
Hạn cuối đến ngày 31-3-2020, các trường phải lựa chọn xong sách giáo
khoa để các nhà xuất bản in, phát hành và tập huấn cho giáo viên.
Đầu tư cho trẻ em chính là
đầu tư cho đất nước
“Trẻ em không chỉ cần được nuôi dưỡng đầy đủ
về dinh dưỡng, được học tập, chăm sóc sức khỏe,
vui chơi mà phải được sống trong một môi trường
hòa bình, trong sạch, đầy tình yêu thương”.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam tại hội nghị phát triển toàn diện trẻ thơ khu
vực châu Á-Thái Bình Dương (lần thứ 9) do Bộ
LĐ-TB&XH và Mạng lưới phát triển trẻ thơ khu
vực châu Á-Thái Bình Dương (ARNEC) phối hợp tổ
chức, diễn ra trong ba ngày, từ ngày 4 đến 6-12.
Tại hội nghị, các đại biểu sẽ bàn về trách nhiệm
của mỗi quốc gia trong việc ban hành khung pháp
lý, chiến lược, chính sách và hợp tác đa phương về
phát triển toàn diện trẻ thơ.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung,
Việt Nam rất mong muốn được chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm của bạn bè quốc tế để thực hiện tốt hơn nữa
quyền trẻ em, đặc biệt quyền được phát triển toàn
diện của trẻ em ở giai đoạn đầu đời. Đồng thời Việt
Nam cũng mong muốn học hỏi kinh nghiệm giải
quyết các vấn đề và thực hiện giải pháp hiệu quả
trong công tác trẻ em.
VIẾT LONG
Nhóm đồng tính nam có tỉ lệ
nhiễm HIV tăng cao
Tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm đồng tính nam (MSM)
hiện nay đang khá cao và có xu hướng tăng. Đó là
một trong những thông tin được PGS-TS Phan Thị
Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết bên lề hội nghị 20 năm
điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam sáng 4-12.
Thống kê từ Bộ Y tế, kể từ trường hợp đầu tiên
nhiễm HIV được phát hiện tại Việt Nam vào tháng
12-1990, đến nay cả nước có trên 200.000 người
nhiễm HIV còn sống. Số liệu tích lũy cũng cho thấy
đã có trên 100.000 người tử vong do AIDS.
Theo bà Hương, đối tượng nhiễm HIV chủ yếu là
nam giới (75%). Trong đó tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm
đồng tính nam (MSM) khá cao và đang có xu hướng
tăng nhanh từ 2,3% lên 10,8% chỉ trong sáu năm. Đây
là điều hết sức lo ngại. Bởi nếu số nhiễm HIV ở nhóm
đồng tính nam không được can thiệp dự phòng thì
trong số 100 người nam quan hệ tình dục đồng giới
chưa nhiễm HIV sẽ có bảy người nhiễm HIV.
Để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm, Việt Nam
đang đẩy mạnh điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV
bằng thuốc ARV (PrEP) cho nhóm có nguy cơ cao
như nam quan hệ đồng giới, người chuyển giới nữ.
Một vấn đề khác đáng lưu ý được nêu tại hội nghị
là mức độ HIV kháng thuốc. TS Nguyễn Thị Thúy
Vân, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam,
nhìn nhận mức độ HIV kháng thuốc là cao và khác
nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là kháng thuốc ARV
bậc một ở người bắt đầu điều trị ARV và đã từng sử
dụng ARV trước đó. HIV kháng thuốc cao hơn ở nữ
giới tại hầu hết các quốc gia.
Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế
Thế giới tại Việt Nam, đánh giá cao công tác phòng,
chống HIV tại Việt Nam. “Việt Nam là một trong số
rất ít các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương
có tốc độ tăng bao phủ đáng kể thuốc ARV. Việt
Nam cũng rất tích cực sáng tạo trong việc giúp bệnh
nhân HIV tiếp cận điều trị” - ông dẫn chứng.
Với những nỗ lực từ Chính phủ và hỗ trợ mạnh mẽ
của các tổ chức quốc tế, đến hết tháng 9-2019, cả nước
đang điều trị thuốc kháng virus ARV cho trên 142.000
người nhiễm HIV, tăng gần 280 lần so với năm 2004.
Trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV
được đưa vào điều trị ARV.
HÀ PHƯỢNG
NXBGiáo dục giới thiệu các bảnmẫu SGK. Ảnh: AH
Cứu bé trai 7 tháng tuổi có nhịp tim “phi mã”
Ngày 4-12, BV Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ vừa can
thiệp điều trị cho trẻ bị rối loạn nhịp tim kèm tim bẩm
sinh nặng khi mới bảy tháng tuổi.
Bệnh nhi là bé LMK (ngụ Bình Dương), nhập viện trong
tình trạng nhịp tim rất nhanh, thường xuyên mệt trong ngày.
Khi siêu âm các bác sĩ (BS) còn phát hiện bệnh nhi mắc
thêm tật Ebstein, một loại tật tim bẩm sinh gây tím nặng.
Khi đo thêm điện tim, các BS thấy nhịp tim bé đập rất
nhanh (240-250 lần/phút), trong khi nhịp tim trung bình
ở độ tuổi này khoảng 120 lần/phút khiến bé không thể bú,
thường xuyên quấy khóc.
Đứng trước mạng sống mong manh của bé, các BS
quyết định thực hiện chỉ định thăm dò điện sinh lý tim và
can thiệp đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần.
Việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn khi cơ thể bé rất
nhỏ, thành tim chỉ khoảng 3 mm, nếu làm không khéo có
nguy cơ thủng tim. Ngoài ra, do bệnh tim bẩm sinh nên
trái tim của bé đã thay đổi cấu trúc hoàn toàn. Việc rà ra ổ
loạn nhịp để khống chế khó khăn hơn tưởng tượng. Sau 2
giờ căng thẳng, các BS mới kiểm soát được ổ loạn nhịp.
Sau ca phẫu thuật, bé hồi phục an toàn, không cần phải
dùng thuốc.
Được biết BV Nhi đồng 1 là đơn vị đầu tiên tại khu vực
phía Nam triển khai can thiệp loạn nhịp tim cho trẻ mắc
các bệnh rối loạn nhịp tim. Tính đến tháng 12-2019, đã có
40 trẻ được chẩn đoán và can thiệp hiệu quả nhờ phương
pháp mới này.
HOÀNG LAN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook