004-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBảy 4-1-2020
Giáp tết, nguy cơ thịt heo bẩn
tràn vào TP.HCM
TP.HCMgiámsát chặt, ngăn chặn thịt heo kémchất lượng đến tay người tiêu dùng trong những ngày giáp tết.
TRẦNNGỌC
G
ần tết Nguyên đán 2020,
nhu cầu thịt heo tăng
cao cũng là dịp nhiều
thương lái, tiểu thương tìm
cách tuồn thịt heo bệnh từ
các tỉnh vào hai chợ đầu mối
của TP.HCM.
Liên tục phát hiện
vi phạm
Mới đây, Ban quản lý
(BQL) An toàn thực phẩm
TP.HCM ra quyết định phạt
ông Phạm Ngọc Thuận 15,5
triệu đồng. Lý do là ông
Thuận định đưa hơn 2.350
kg thịt heo sậm màu, xung
huyết, dính nhiều lông bẩn…
vào chợ đầu mối Bình Điền.
Đáng nói, toàn bộ số thịt trên
không có chứng từ chứng
minh nguồn gốc.
Tương tự, hơn 11 triệu đồng
là số tiền BQLAn toàn thực
phẩmTP.HCMphạt ông Trần
Văn Đệ do định đưa hơn 40
kg thịt heo không dấu kiểm
soát giết mổ từ LongAn vào
chợ Bình Điền. Số thịt heo
này có biểu hiện bệnh truyền
nhiễm như xuất huyết, màu
tím tái. Ông Phạm Phương
Vy cũng bị phạt tiền 9 triệu
đồng do định đưa vào chợ
đầu mối Bình Điền 120 kg
thịt heo nhạt màu, rỉ dịch,
xung huyết có nguồn gốc từ
tỉnh Long An.
Một tiểu thương khác là bà
Lại Thị Xuyến mới bị BQL
An toàn thực phẩmTP.HCM
phạt tiền gần 3 triệu đồng
do định đưa gần 30 kg thịt
heo không dấu kiểm soát
giết mổ vào chợ đầu mối
Hóc Môn kinh doanh. Số
thịt heo của bà Xuyến có
biểu hiện cơ tái trắng, nhạt
màu, xuất huyết nặng, bốc
mùi hôi…
Cảnh cáo vì
bán thịt bẩn
Không chỉ phát hiện thịt
heo không đảm bảo chất
lượng định đưa vào các chợ
đầu mối, BQLAn toàn thực
phẩm TP.HCM còn bắt “tại
trận” thịt heo biến chất bày
bán trên sạp trong chợ.
Cụ thể, đoàn kiểm tra phát
hiện bà Lại Thị Kim Vân
(sạp T24-34) kinh doanh
26 kg thịt heo có mùi hôi,
biến đổi màu sắc… trong
chợ đầu mối Hóc Môn. Với
sai phạm trên, BQLAn toàn
thực phẩm TP.HCM phạt bà
Vân gần 2 triệu đồng, buộc
tiêu hủy toàn bộ số thịt.
Ông Lê Văn Tiển, Phó
Giám đốc Công ty TNHH
Quản lý và kinh doanh chợ
đầu mối nông sản thực phẩm
Hóc Môn, cho biết ngoài số
tiền phạt, bà Vân còn bị chợ
đầu mối Hóc Môn ra quyết
định cảnh cáo. Nếu vi phạm
lần hai sẽ bị cấm kinh doanh
trong chợ ba ngày. Vi phạm
mức độ nặng hơn sẽ đề nghị
UBND huyện Hóc Môn thu
hồi giấy phép kinh doanh.
Ông Tiển thông tin thêm,
năm 2019 chợ đầu mối Hóc
Môn đã xử lý 37 trường hợp
tiểu thương kinh doanh thịt
heo vi phạm an toàn thực
phẩm. Trong đó, ra quyết
định nhắc nhở và cảnh cáo
25 trường hợp, đình chỉ hoạt
động kinh doanh tạm thời sáu
trường hợp, cấmvào chợ kinh
doanh vĩnh viễn sáu trường
hợp. “Chợ đầu mối Hóc Môn
kiên quyết xử phạt các sai
phạm trong kinh doanh thịt
heo để đảm bảo an toàn cho
người tiêu dùng” - ông Tiển
nhấn mạnh.
Giám sát chặt thịt
heo vào TP.HCM
Bà Lê Đinh Hà Thanh, Phó
Chi cục trưởng Chi cục Chăn
nuôi và Thú y TP.HCM, cho
biết trên địa bàn TP hiện có
13 cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung. Công suất giết
mổ bình quân hằng đêm trên
Tiêu điểm
TP.HCM hiện có
13 cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm tập
trung. Công suất
giết mổ bình quân
hằng đêm trên 6.250
con heo, hơn 80.500
con gà và 20 con bò.
37
là số tiểu thương kinh doanh
thịt heo vi phạm an toàn thực
phẩmbị chợ đầumối HócMôn
xử lý năm 2019.
Thịt heo kinh doanh trong hai chợ đầumối tại TP.HCM luôn được kiểmtra chặt chẽ.
Ảnh: TRẦNNGỌC
6.250 con heo, hơn 80.500
con gà và 20 con bò.
Hiện heo đưa vào TP.HCM
giết mổ có nguồn gốc từ các
tỉnh Bình Dương (gần 38%),
Đồng Nai (gần 26%), Bà
Rịa-Vũng Tàu (gần 12%),
Bình Phước (gần 8%) và
Tây Ninh (trên 4%). Để ngăn
chặn heo bệnh, các trạm kiểm
dịch động vật đầu mối giao
thông sẽ kiểm tra hồ sơ hành
chính và từng lô hàng. Nếu
phát hiện vi phạm sẽ xử lý
theo quy định.
“Trong trường hợp nghi
ngờ, các trạm thông báo cơ
sở giết mổ nơi đến để kiểm
tra tiếp, đảm bảo heo có
nguồn gốc rõ ràng. Không
sử dụng chất tăng trọng, chất
tiền mê…” - bà Thanh nói.
PGS-TS Phạm Khánh
Phong Lan, Trưởng BQLAn
toàn thực phẩm TP.HCM,
nhận định nguy cơ thương
lái đưa heo đã giết mổ không
đảm bảo an toàn vào hai
chợ đầu mối TP.HCM tiêu
thụ dịp giáp tết rất cao. Do
đó, BQLAn toàn thực phẩm
TP.HCMđã tăng cường giám
sát, kiểm tra và xử lý đúng
quy định những trường hợp
vi phạm.•
Heo bơm nước tái xuất hiện ở Long An
Long An hiện có bảy cơ sở giết mổ heo đưa vào hai chợ
đầu mối TP.HCM kinh doanh, số lượng mỗi ngày khoảng
3.500 con. Đáng lưu ý, tình trạng bơm nước vào heo trước
khi giết mổ xuất hiện trở lại. Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Long An đã phát hiện hai trường hợp, phạt mỗi trường hợp
17,5 triệu đồng.
Cũng trong năm 2019, chi cục đã phê bình, kiểm điểm
sáu cán bộ có sơ suất trong quá trình kiểmdịch heo đã giết
mổ trước khi đưa vào TP.HCM tiêu thụ.
LÊ THỊ MAI KHANH
,
Phó Chi cục trưởng
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Long An
Tranh cãi gay gắt giữaGSHồNgọcĐại vàBộGD&ĐT
Buổi đối thoại diễn ra hơn 2 giờ đồng hồ nhưng vẫn chưa có sự thống nhất giữa đôi bên.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
sáng 3-1, Bộ GD&ĐT tổ chức đối thoại với GS Hồ Ngọc
Đại, chủ biên sách giáo khoa (SGK) công nghệ giáo dục.
Buổi đối thoại có sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Độ
(Thứ trưởng Bộ GD&ĐT), ông Thái Văn Tài (Vụ trưởng
Vụ Giáo dục tiểu học). Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ vắng mặt, như mong muốn của PGS Nguyễn Kế Hào,
đại diện Trung tâm Công nghệ giáo dục - đơn vị phát hành
sách của GS Đại.
Mở đầu buổi đối thoại, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ
Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT, tóm tắt về quá trình thẩm
định SGK mà Bộ GD&ĐT đã tổ chức thực hiện. Ông Tài
khẳng định quy trình thẩm định SGK của Bộ GD&ĐT
hoàn toàn đúng và minh bạch.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết kết quả tổng quát, hội
đồng thẩm định sáu bộ sách, chỉ duy nhất bộ sách công
nghệ giáo dục bị loại.
Bảo vệ quan điểm từ phía tác giả, PGS Nguyễn Kế Hào
dẫn ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm cho rằng bộ SGK
theo trường phái công nghệ giáo dục cần được thẩm định
theo cách khác và hội đồng thẩm định phải đổi mới tư
duy.
“Theo tôi, SGK sau khi thẩm định cần đưa vào thực
nghiệm rồi mới điều chỉnh và áp dụng rộng rãi. Thực tiễn
sử dụng sách công nghệ giáo dục ở nhiều địa phương, như
Hà Nam chẳng hạn, học sinh không còn nói ngọng, không
tái mù chữ” - ông Hào lấy ví dụ.
GS Hồ Ngọc Đại khẳng định ông đến cuộc đối thoại với
tâm lý thoải mái, không hề oán trách khi sách bị loại. Mục
đích của ông là muốn được xác nhận bộ sách công nghệ
giáo dục của mình có được sử dụng cho năm học mới.
GS Hồ Ngọc Đại nói bộ sách của ông là công trình
nghiên cứu khoa học nghiêm túc suốt 40 năm. Cuốn sách
đã được ông sửa chữa và hoàn thiện suốt thời gian qua,
đến giờ đã hoàn thiện.
Giải thích lý do sách công nghệ giáo dục bị loại, PGS
Trần Kiều, Chủ tịch Hội đồng môn toán, cho rằng không
phải mọi kết luận của hội đồng đều được chủ biên tán
thành. “Người viết sách, khi cùng chung sân chơi, cần
tuân thủ luật. Do đó, tôi nghĩ GS Hồ Ngọc Đại nên viết
sách theo sự gợi ý của chủ tịch hội đồng” - ông Kiều nói.
Sau hơn 2 tiếng đối thoại với không khí khá gay gắt,
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ bày tỏ trân trọng những đóng
góp của GS Hồ Ngọc Đại cho giáo dục nhưng không thể
vì vậy mà có ngoại lệ. Ông Độ mong muốn GS Đại và
cộng sự điều chỉnh bộ sách công nghệ giáo dục phù hợp
với chương trình mới để hội đồng thẩm định lại và áp
dụng vào các năm học sau.
“Bộ GD&ĐT mong muốn bộ SGK của GS Hồ Ngọc
Đại được sử dụng trong nhà trường. Nếu được, thầy
nghiên cứu phương án điều chỉnh SGK để đảm bảo yêu
cầu, bởi chương trình mới khuyến khích một chương trình
nhiều bộ SGK” - ông Độ kết luận.
HÀ PHƯỢNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook