287-2019 - page 13

13
Ngành trí tuệ nhân tạo lên ngôi
trong năm học mới
PHẠMANH
Đ
ến thời điểm này, hầu
hết các trường ĐH-CĐ
đã và đang xây dựng đề
án tuyển sinh cho năm 2020.
Có trường dự kiến mở
đến 11 ngành học mới
PGS-TS Đỗ Văn Dũng,
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM, cho
biết kế hoạch tuyển sinh năm
2020 của trường tiếp tục theo
hướng đáp ứng xu thế phát
triển về khoa học kỹ thuật và
nhu cầu xã hội. Do đó trường
đang tiến hành khảo sát và dự
kiến sẽ mở thêm bốn ngành
mới cho tuyển sinh năm tới.
Cụ thể là xe điện, kiến trúc
nội thất, phá hủy vật liệu, IoT
và hệ thống nhúng.
Theo ông Dũng, mỗi ngành
có chỉ tiêu tuyển khoảng 50
sinh viên. Tuy nhiên, do chỉ
tiêu của trường dự kiến không
tăng nên trường sẽ thu hẹp
một số ngành cũ để tuyển
cho những ngành mới.
Trường cũng sẽ tiếp tục
tuyển sinh ngành robot và trí
tuệ nhân tạo nhưng mở rộng
chỉ tiêu từ 20 lên 50 sinh viên
và chỉ ưu tiên tuyển những
học sinh thật sự giỏi. Trong
đó, 20 sinh viên sẽ được nhà
trường đào tạo miễn phí, 30
sinh viên sẽ thuộc diện phải
đóng tiền như những sinh
viên các ngành khác. Mức
học phí ngành này vào khoảng
50 triệu đồng/năm, học hoàn
toàn bằng tiếng Anh. Được
biết đây là ngành có điểm
chuẩn năm 2019 cao nhất
trường với 25 điểm.
Tương tự, TrườngĐHQuốc
tế Hồng Bàng cũng dự kiến
năm2020 sẽmở đến 11 ngành
học mới, nâng tổng số ngành
của trường này lên đến 47
ngành ở hệ đào tạo cử nhân.
Trong đó một số ngành
“hot” được mở để đáp ứng
nhu cầu xã hội như trí tuệ
nhân tạo (AI), kỹ thuật y sinh,
sức khỏe răng miệng, digital
marketing, kỹ thuật hạ tầng
đô thị, hộ sinh...
Nhằm đáp ứng xu thế phát
triển về công nghệ hiện nay,
Trường ĐH Công nghiệp
TP.HCM cũng cho biết dự
kiến sẽ mở thêm hai ngành
mới để tuyển sinh trong năm
2020 là IoT và trí tuệ nhân tạo
ứng dụng, khoa học dữ liệu.
Ngoài ra, trường cũng dự kiến
mở thêm chuyên ngành năng
lượng tái tạo thuộc ngành kỹ
thuật điện - điện tử.
Đổi tên, dừng tuyển
hệ CĐ trong trường ĐH
Trường ĐH KHXH&NV
(ĐH Quốc gia TP.HCM)
vừa có quyết định đổi tên
bảy ngành học thuộc khối
ngành ngoại ngữ. Cụ thể,
tên ngành ngữ văn Anh đổi
thành ngôn ngữ Anh. Việc
này cũng áp dụng cho các
ngành có tên mới như ngôn
ngữ Đức, ngôn ngữ Nga,
ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ
Trung, ngôn ngữ Tây Ban
Nha, ngôn ngữ Ý.
Theo nhà trường, việc đổi
tên này chỉ nhằm phù hợp
với thực tế hơn, không làm
thay đổi chương trình đào
tạo, chất lượng hay chuẩn
đầu ra.
Ông Lê Phan Quốc, Phó
TrưởngphòngĐào tạo,Trường
ĐH Sư phạmTP.HCM, cũng
cho biết do chương trình giáo
dục phổ thông mới sắp triển
khai với nhiều thay đổi lớn
nên trường dự kiến và đang
xây dựng lại các chương trình
Tiếp tục mở rộng thi đánh giá năng lực
Theo thông tin từ Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất
lượng giáo dục (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm 2020 sẽ là năm
thứ ba ĐH tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nhưng
với quymô rộnghơn. Đây vẫn sẽ làmột trongnhữngphương
thức chính để các trườngĐH thành viên và các trường ngoài
có thể dùng kết quả để xét tuyển ĐH-CĐ.
Theo đó, năm 2020 sẽ có hai đợt thi. Đợt 1 vào ngày 29-
3-2020 tổ chức tại bốn địa phương là TP.HCM, Bến Tre, An
Giang và KhánhHòa. Đợt 2 ngày 5-7-2020 tại ba địa phương
là TP.HCM, Cần Thơ và Nha Trang.
Một số ngành học
mới được Trường
ĐH Quốc tế Hồng
Bàng mở như trí
tuệ nhân tạo (AI),
kỹ thuật y sinh, kỹ
thuật hạ tầng đô thị,
hộ sinh...
Đời sống xã hội -
ThứNăm12-12-2019
Với ngành học robot và trí tuệ nhân tạo, 20 sinh viên sẽ được Trường ĐHSư phạmkỹ thuật đào tạomiễn phí.
Mức học phí ngành này khoảng 50 triệu đồng/năm, học hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Ngày 11-12, đại diện Bộ GD&ĐT, Nhà xuất bản
(NXB) Giáo dục Việt Nam đã có phản hồi với
Pháp Luật
TP.HCM
về vấn đề biên soạn sách giáo khoa (SGK) tiếng
Anh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới và
việc chậm công bố các bản thảo SGK này, mặc dù đã
được hội đồng thẩm định quốc gia đánh giá đạt.
Theo đó, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục
tiểu học, cho biết Bộ GD&ĐT sẽ công bố các bản mẫu
SGK trong tháng 12 này. Lý do của việc công bố chậm là
cần thời gian để các tác giả nước ngoài hoàn thiện thủ tục
pháp lý liên quan như các giấy tờ về lý lịch tư pháp, giấy
tờ chứng minh quyền nhân thân, quyền sở hữu của tác giả
với NXB...
Bộ GD&ĐT đã làm việc với các tác giả nước ngoài môn
tiếng Anh và đi đến thống nhất chậm nhất đến ngày 20-12,
các tác giả phải hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, thủ tục pháp lý.
Sau khi hoàn thiện, bộ sẽ công bố chính thức các bản mẫu
SGK tiếng Anh.
Trong khi đó, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cũng
cho biết vì đây là SGK phục vụ giáo dục tiểu học của Việt
Nam nên cần có đội ngũ tác giả Việt Nam có trình độ
chuyên môn cao, nắm vững chương trình do Bộ GD&ĐT
quy định. Do đó, trong số các tác giả SGK tiếng Anh lớp
1 thì có 4/5 tác giả là người Việt Nam, chỉ có một người
nước ngoài đứng tên tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế các
chuyên gia nước ngoài tham gia với số lượng đông đảo
trong nhiều phần việc, từ xây dựng cấu trúc, đề cương
sách cho đến biên tập, hiệu đính.
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân của việc chậm công
bố SGK tiếng Anh lớp 1 mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra lần
này khác so với ý kiến tại buổi họp báo trước đó rằng
tiếng Anh là môn học tự chọn nên công bố sau.
Sau buổi họp báo, một số đơn vị làm SGK cho rằng thực
chất việc chưa phê duyệt, công bố bản thảo SGK tiếng Anh
là vì phần lớn bản thảo SGK tiếng Anh là do người nước
ngoài biên soạn. Do là người nước ngoài biên soạn cho nên
Bộ GD&ĐT yêu cầu các NXB phải bổ sung chủ biên sách
là người Việt Nam, dự kiến hoàn thành trong đầu tháng 12
này. Đơn cử, theo giới thiệu bốn bộ SGK của NXB Giáo
dục cho thấy bộ sách
Chân trời sáng tạo
có môn tiếng Anh
là cuốn
Family and Friends
(National Edition),
Student
book
của tác giả Naomi Simmons (NXB ĐH Oxford, Anh).
Lý do để Bộ GD&ĐT đưa ra yêu cầu trên vì Thông tư
33/2017 quy định người biên soạn SGK phải “có đầy đủ
quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt”. Tuy
nhiên, trước câu hỏi Thông tư 33 quy định người biên
soạn SGK phải “có đầy đủ quyền công dân” thì có phải
chỉ quy định đối với người Việt Nam hay không, ông Thái
Văn Tài cho rằng thông tư không quy định là “quyền công
dân Việt Nam”. Nhưng khi đặt vấn đề nếu không quy định
cụ thể là “quyền công dân Việt Nam” thì liệu người nước
ngoài có thể chủ biên SGK hay không thì ông Tài chưa có
câu trả lời.
AN HIỀN
đào tạo để mở các mã ngành
mới cho phù hợp. Cụ thể, các
ngành mới sẽ theo hướng tích
hợp các môn học, như năm
2019 đã mở ngành sư phạm
khoa học tự nhiên thì tới đây
sẽ mở sư phạm khoa học xã
hội, giáo dục công dân và
giáo dục kinh tế pháp luật,
mỹ thuật và âm nhạc... Sau
khi xây dựng và được duyệt,
trường sẽ bắt đầu tuyển sinh
trong năm2020 nhằmkịp đào
tạo đội ngũ giáo viên cho các
trường theo chương trìnhmới.
Ngoài ra, trong kế hoạch
tuyển sinh dự kiến của nhiều
trường, khối hệ CĐ sẽ được
thu hẹp hoặc dừng tuyển sinh
hẳn từ năm 2020.
Cụ thể như trong thông
báo phương án tuyển sinh dự
kiến năm 2020 của Trường
ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM, trường sẽ vẫn duy
trì ba phương thức tuyển sinh,
gồm: Xét kết quả thi THPT
quốc gia năm 2020 (80%
tổng chỉ tiêu), xét điểm học
bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn
xét tuyển (10% tổng chỉ tiêu)
và điểm bài thi đánh giá năng
lực do ĐHQuốc gia TP.HCM
tổ chức (10% tổng chỉ tiêu).
Tuy nhiên, ở hệ CĐ, trường
nàydựkiếngiảmmạnh chỉ tiêu
từ 1.500 (năm 2019) xuống
còn 300 và có thể đây sẽ là
năm cuối cùng trường tuyển
sinh bậc học này.
Tương tự, để triển khai
quy định của Bộ GD&ĐT và
Bộ LĐ-TB&XH về việc các
cơ sở ĐH không còn tuyển
sinh và đào tạo hệ CĐ, nhiều
trường ĐH đã thông báo sẽ
dừng tuyển sinh hệCĐ từ năm
2020 như Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM, Trường ĐH
Công nghệ Sài Gòn...•
Học sinh THPT thamquan hướng nghiệp tại TrườngĐHQuốc tế (ĐHQuốc gia TP.HCM).
Ảnh: PHẠMANH
Tiêu điểm
Nhiều trường ĐH, CĐ đang
bắt đầu công bố kế hoạch dự
kiến cho từng ngành học để
phụhuynh,họcsinhnắmthông
tin ban đầu nhằm định hướng
lựa chọn ngành học phù hợp.
SGKtiếngAnh lớp1mới có 4/5 tác giả làngười ViệtNam
Dự kiến trong tháng 12-2019, Bộ GD&ĐT sẽ công bố các bảnmẫu sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 được biên soạn
theo chương trình giáo dục phổ thôngmới.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook