006-2020 - page 12

12
DIỆUQUÍ - THUUYÊN
N
ằm trên đường Đồng
Khởi, quận 1, TP.HCM,
quán cà phêThời Thanh
Xuân có những nhân viên
đặc biệt. Đó là những nam,
nữ thanh niên khiếm thính.
Đồng hành với
người bất hạnh
Trong không gian thoáng
mát và tĩnh lặng của quán,
chủ quán Võ Thành Luân
(32 tuổi), cựu du học sinh
ở Philippines, mở lòng chia
sẻ anh từng chứng kiến thảm
họa bão Hải Yến tại đất nước
này vào năm 2013. Từ đó anh
chiêm nghiệm rất nhiều về
số phận con người.
Theo anh Thành Luân,
những gì còn lại ở cuối
hành trình làm người có lẽ
là những điều chúng ta làm
được cho mọi người xung
quanh. Vì lẽ đó anh chọn
cách lập nghiệp đồng hành
cùng những phận người thiệt
thòi, bất hạnh. Tình cờ tham
dự một lớp học ngôn ngữ ký
hiệu ởĐà Lạt và nhanh chóng
bị hấp dẫn, anh Luân quyết
định lập dự án. Quán cà phê
tập hợp những người khiếm
thính làm phục vụ hiện nay
là một trong những cột mốc
quan trọng của dự án.
“Ban đầu khi nghe tôi nói về
dự án, vài người không hiểu thì
lại nói tôi bị điên, làm những
chuyện không bình thường”
- anh Luân nhớ lại. May thay
anhLuân gặp đượcTrang, một
cô gái khiếm thính xinh xắn,
mạnhmẽ cùng anh đồng hành
dự án. Vậy là quán lần lượt
tiếp nhận những nhân viên
Những người từng đến đây
đều rất thích thú với cách gọi
món độc đáo này. Bởi khoảng
cách tưởng rất lớn giữa các
nhân viên khiếm thính với
khách nay bỗng dưng bé lại
bằng vài que màu, thậm chí
chỉ bằngmột nụ cười, một ánh
mắt bao dung và yêu thương.
Cách chọn thức uống đã
lạ, cách tính tiền lại càng lạ.
Khách sẽ tự đánh giá sự hài
lòng, hạnh phúc của mình để
gửi tiền cho quán. Mặc dù với
cách tính tiền này, chủ quán
chấp nhận rủi ro ở chỗ nếu
đa số khách trả tiền và nhiều
người cho thấy họ rất hạnh
phúc thì cũng có vài khách
không chỉ “quên” thanh toán
mà còn “chôm” luôn thùng
tiền của quán.
Lần đầu đến với quán, chị
Trâm (quận 1) cho biết: “Tôi
đang đi bộ ngang qua thì vô
tình thấy ban công quán xinh
quá nên ghé vào. Không gianở
đây rất nhẹ nhàng, dễ thương,
phục vụ tốt lắm. Vì thích mọi
thứ ở đây nên tôi sẵn sàng trả
tiền nhiều hơn một chút so
với những chỗ khác”.
Còn chị Huyền (quận Bình
Thạnh), khách hàng thân thuộc
của quán, chia sẻ: “Tôi đến
đây nhiều lần rồi. Vào đây
tôi cảm thấy rất yên tĩnh, ấm
áp, nhân viên phục vụ rất lễ
phép. Mọi thứ khiến tôi rất
hài lòng”.•
Quán cà phê toàn nhân viên
khiếm thính
Họ đã nói
Duy trì dự án vì
người khiếm thính
Vật chất cómất cũng làm lại
đượcnhưngnếudựánnàymất
thì các bạn khiếm thính sẽ gặp
khó khăn. Chonênmột khi còn
một emkhiếmthính thì tôi còn
duytrìdựánnàybằngmọicách.
Anh
VÕ THÀNH LUÂN
, chủ quán
khiếm thính đầy nhiệt huyết,
tạo ra một phong cách phục
vụ đặc biệt trong một không
gian ấm áp.
Những nhân viên
đặc biệt
Dù khiếm thính nhưng
những nhân viên ở đây đều
linh hoạt trong phục vụ. Nụ
cười là nét dễ bắt gặp nhất trên
gương mặt họ. Họ dùng các
ký hiệu bằng tay thoăn thoắt
như múa. Họ còn trò chuyện
với khách đến quán bằng ánh
mắt, nụ cười và bằng cả trái
tim khát khao được hòa nhập
vào xã hội đầy chở che và
bao dung.
Xuân Nguyên (24 tuổi),
nam nhân viên khiếm thính
của quán, chia sẻ thông qua
ngôn ngữ ký hiệu: “Khó khăn
lớn nhất đối với bản thân tôi
là làm cách nào tốt nhất để
khách có thể dễ dàng hiểu
Dù khiếm thính
nhưng những nhân
viên ở quán đều linh
hoạt trong phục vụ.
Nụ cười là nét dễ bắt
gặp nhất trên gương
mặt họ.
những gì mình muốn nói”.
Còn Hồng Châu (28 tuổi),
nữ nhân viên khiếm thính duy
nhất của quán, thì tâm sự:
“Tôi yêu công việc hiện tại.
Tôi cố gắng kiếm tiền để có
thể tự lo được cho bản thân,
không trở thành gánh nặng
cho gia đình”.
Những nhân viên khiếm
t h í nh ở đây như Xuân
Nguyên và Hồng Châu
như một minh chứng sống
động cho chân lý: Ai cũng
có quyền được lao động và
được hạnh phúc.
Sáng tạo cách phục vụ
Quán không có bảng giá
đồ uống. Khách gọi đồ uống
bằng cách dùng các que màu
đen, cam, đỏ, xanh, vàng, tím.
Chẳng hạn, nếu chọn quemàu
xanh, khách sẽ được phục vụ
loại thức uống tương ứngmàu
xanh trong bảng thực đơn.
Cách tốt để khách động viên
nhân viên khiếm thính
Với mong muốn hiểu được khách của mình, quán trang
bị những mảnh giấy để khách có thể để lại lời nhắn, cảm
nhận bản thân và dán lên tường. Những lời yêu thương của
những người đã đặt chân đến quán phủ kín cả một góc, đó
cũng là động lực để tiếp thêm năng lượng, niềm vui cho
những bạn trẻ khiếm thính làm việc ở đây.
Đời sống xã hội -
ThứBa7-1-2020
Họ trò
chuyện với
khách đến
quán bằng
đôi bàn tay,
bằng ánh
mắt, nụ cười
và bằng cả
trái timkhát
khao được
hòa nhập vào
xã hội.
Nhân viên khiếmthính hướng dẫn và phục vụ khách tại quán. Ảnh: DIỆUQUÍ
Cómột ca sĩNguyễnChánhTínđầy côđộc
Nếu một đại tá Nguyễn Thành Luân lãng
tử trên màn ảnh trong phim
Ván bài lật
ngửa
thì trong những bản nhạc người nghe
gặp một giọng ca Nguyễn Chánh Tín của
cô độc trong
Vĩnh biệt tình hè, Vết lăn trầm,
Bến sông trăng, Mắt biếc, Nghìn trùng xa
cách…
Nhiều người biết đến Nguyễn Chánh
Tín từng là ca sĩ nhưng thật sự nghe ông
hát ở một chương trình nào, sản phẩm
âm nhạc riêng hay phòng trà… thì thật sự
không nhiều.
Biên tập chương trình, MC Minh Đức
viết về tài tử Nguyễn Chánh Tín rằng:
“Anh Chánh Tín có sự nghiệp ca hát song
hành phim ảnh nhưng bản thu âm của anh
rất ít. Anh chỉ có một album duy nhất phát
hành cassette trong nước và CD hải ngoại
cùng một số bản thu lẻ tẻ mà có lần mình
bật cho anh nghe anh còn không nhận ra
chính giọng mình, chẳng hạn bài
Tà áo
đêm Noel
.
Giọng anh hợp với không gian kiểu
phòng trà nho nhỏ, vừa hát vừa nói chuyện
với giọng nói ấy thì đúng là rụng tim chứ
không phải chất giọng phù hợp phòng
thu hay không gian lớn ngàn người. Bài
Vết lăn trầm
cũng là chủ đề album, mình
rất thích bản thu này nên đã cho ghi hình
trong chương trình
Người kể chuyện tình
,
có lẽ cũng là chương trình truyền hình duy
nhất của anh với bài này”.
Những ai từng dõi theo Nguyễn Chánh
Tín sẽ thấy trên màn ảnh nếu đó là một
lãng tử tài hoa thì Nguyễn Chánh Tín như
tìm về một mình mình trong âm nhạc. Ca
khúc
Mắt biếc
(Ngô Thụy Miên) anh hát
cũng khác các ca sĩ khác, nó thật sự là
“tình yêu như kiếp mây trôi”. Hay ca khúc
đánh dấu anh trong bộ phim điện ảnh
Vĩnh
biệt tình hè
(Huyền Anh), có lẽ duy nhất
anh hát ra được “xin vĩnh biệt tình, mùa hè
đã tàn rồi ta quá cô liêu…”. Hay
Vết lăn
trầm
(Trịnh Công Sơn), cũng chỉ Nguyễn
Chánh Tín mới đưa đúng cảm xúc cho
“làm gió qua chốn thiên đàng”… Hay bài
hát
Tuyết rơi (Tombe la neige)
do chính
anh viết lời Việt dường như chỉ anh mới
làm người nghe xúc động với “khóc cho
duyên tình đôi ta…”.
Trong âm nhạc không biết hữu ý hay vô
tình, Nguyễn Chánh Tín cho khán giả thấy
một giọng ca thật phiêu lãng, qua mọi vinh
quang lẫn gian nan và trở về trong cô độc.
Ngày mai (8-1), những người yêu mến
hình ảnh đại tá Nguyễn Thành Luân của
bộ phim
Ván bài lật ngửa
sẽ tiễn tài tử
Nguyễn Chánh Tín về đất mẹ. Nhưng làm
nghệ sĩ, những gì để lại nằm ở vai diễn,
giọng ca… Nguyễn Chánh Tín có lẽ vẫn
còn đó với những vai diễn và cả những ca
khúc mà khó ai thay thế, nó như là một
cuộc “gặp nhau trong phút giây ôi định
mệnh”, như lời bài hát
Vĩnh biệt tình hè
mà anh đã hát.
Khán giả được gặp anh, anh đã đến, để
lại nhiều vết tích, rồi đi nhẹ nhàng, thảnh
thơi dù thật nhiều tiếc nuối không thôi…
QUỲNH TRANG
Nguyễn Chánh Tín và vợ (ca sĩ Bích Trâm).
Ảnh: Tư liệu
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook