080-2020 - page 13

13
Thể thao -
ThứHai 13-4-2020
Bình luận
BóngđáViệtNambao
giờhết xâynhà từnóc?
HLV Alfred Riedl khi chia tay đội tuyển quốc gia sau
chức á quân Tiger Cup 1998 (tiền thân của AFF Cup) đã
phán một câu xanh rờn: “Bóng đá Việt Nam xây nhà
từ nóc”.
Câu đánh giá ngắn gọn của ông thầy người Áo lột tả
trần trụi cảnh ăn đong của cả một làng bóng hầu như
chỉ săn sóc cho giải vô địch và đội tuyển quốc gia thay
vì chăm chút căn cơ cho cả một nền bóng đá, đặc biệt ở
khâu đào tạo trẻ. Phán xét của HLV Riedl gây khó chịu cho
VFF dù giới chuyên môn đều thấm thía và thực tế những
tồn tại này đã diễn ra hàng chục năm qua.
Dễ thấy các đội tuyển quốc gia cứ đến hẹn lại lên từ
một giải vô địch vốn đã èo uột lại còn mang mầm bệnh
mua bán độ, móc ngoặc xảy ra suốt một thời gian dài.
Trong khi đó, các địa phương mạnh ai nấy làm bóng đá
trẻ theo kinh nghiệm và theo mỗi kiểu khác nhau. Họ
phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn cho đào tạo trẻ và thậm
chí là thả nổi rồi đi mượn quân của nhau để đối phó mỗi
mùa vào các giải trẻ.
Cách đây hơn 10 năm, VFF tận dụng kinh phí của FIFA
đã xây dựng Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam
nhưng thiếu tính mục đích và dĩ nhiên không cho ra đời
tài năng trẻ nào. Phải chờ đến khi Học viện bóng đá tư
nhân HA Gia Lai JMG đi tiên phong và sau đó một số lò
đào tạo trẻ khác như PVF, Viettel,… khai sinh thì làng
bóng có sinh khí hơn.
Đến cả các giải vô địch quốc gia bao nhiêu năm qua
xây dựng theo hình tháp ngược không giống ai của
VFF cho đến nay mới có sự dịch chuyển khi tạo sự đồng
thuận giúp các CLB chung sức vun vén cho sự phát triển
tự nhiên.
Hy vọng những nhà làm giải bóng đá Việt Nam sẽ
dần thoát ra khỏi cảnh ăn đong ở trên tuyển, sau khi cơ
cấu phù hợp hơn cho các giải vô địch quốc gia và định
hướng, đầu tư hiệu quả cho công cuộc đào tạo trẻ để
không còn bị mang tiếng xây nhà từ nóc.
CÔNG TUẤN
Bóng đá trẻ Việt Namphát triển nhờ sự đầu tư của các lò
đào tạo trẻ trong khi các giải chuyên nghiệp lại đầu tư kiểu
hình tháp ngược. Ảnh: CTV
HLVParkHang-seo vàbài họcCalisto
Đến Việt Namrồi ra đi, ông
Calisto học được chữ “Nhẫn”
do chính người hâmmộ tặng.
Ảnh: CTV
VFFbỏmôhình“siêumẫu”
Sau rất nhiều năm sử dụngmô hình “siêumẫu” cho các giải vô địch
quốc gia, VFF từmùa bóng sau dần đoạn tuyệt với kiểu tổ chức
không giống ai để đi theo xu hướng... cả làng cùng vui.
GIAHUY
Đ
ã rất lâu rồi, giới chuyên
mônkêugọi cácnhà làm
bóng đá Việt Nam cần
bãi bỏ cách tổ chức những
giải đấu theo kiểu “siêu
mẫu” đi ngược lại với các
hình thái tiến bộ chung của
bóng đá chuyên nghiệp. Hiện
tại V-League có đến 14 đội
bóng, còn hạng Nhất có 12
đội (có mùa tám đội) trong
khi hạng nhì có 13 đội (có
mùa 16 đội). Nó được ví von
như số đo ba vòng của một
siêu mẫu nhưng lại không
phù hợp với sự phát triển
có tính căn bản của một nền
bóng đá.
CáikhócủaVFFtrongnhững
năm qua chính là ngân quỹ
hoạt động cho một số CLB
hạng Nhất không ổn định.
Nhiều đội có suất lên hạng
Nhất đã phải bỏ vì thiếu kinh
phí hoặc không chịu thăng
hạng và chấp nhận bị phạt.
Mới nhất, Chủ tịchVFF Lê
Khánh Hải đã chấp thuận tạo
điều kiện cho làng bóng phát
triển phong trào với quyết
định điều chỉnh quy hoạch
số lượng đội tham dự các giải
bóng đá vô địch quốc gia giai
đoạn 2021-2023. Theo đó, ba
giải V-League, hạng Nhất và
hạngNhì đều có số lượng tham
dự giống nhau ở mỗi giải là
14 đội bóng. Dĩ nhiên VFF
vẫn nghiêm cấm từ hai CLB
trở lên có cùng chủ sở hữu
hoặc một ông chủ có nhiều
đội bóng chơi cùng hạng, dù
thực tế vẫn chưa giải quyết
triệt để tồn tại này.
Thực chất mô hình “béo
phì” với các số đo ba vòng
bằng nhau vẫn chưa phải quy
chuẩn như những giải đấu cơ
bản của thế giới theo hình tam
giác ngược, nhưng cònhơnmô
hình“siêumẫu”.Nhìnsanglàng
bóng láng giềng Thái Lan, hệ
thống thi đấu của họmới đúng
chuẩn tamgiác đều với 64 đội
bóng chơi ở Thai-League 4,
32 CLB Thai-League 3, 18
đội bóng Thai-League 2 và
16 CLB Thai-League 1.
Sự phát triển của làng bóng
theo mô hình kim tự tháp với
chân đế vững chắc từ dưới lên
mới tạo ra một sự cân đối và
mang tính kế thừa dồi dào
cho các đội tuyển quốc gia.
Còn hiện tại, VFF bước đầu
chuyển mô hình “siêu mẫu”
sang “hình ống” được xem là
bước chuyển dần, đồng thời
cũng giải quyết những khúc
mắc ở mùa bóng tránh dịch
và tránh cả khó ăn, khó nói
nếu căng nhau chống xuống
hạng, trong khi hạng Nhì có
ba đội máu lên hạng thì có
ba cửa cho lên.
VFF vẫn vừa chạy vừa xếp
hàng nhưng sự mạnh dạn
thay đổi cấu trúc các giải vô
địch quốc gia ban đầu, sau rất
nhiều năm lãng phí nhân lực,
dẫu sao có còn hơn không.•
Mô hìnhmới giúp V-League và hạngNhất sau dịch COVID-19 sẽ bớt căng, còn hạngNhì thì ai muốn lên sẽ được lên. Ảnh: QUANGTHẮNG
Hiện tại VFF bước
đầu chuyển từ mô
hình “siêu mẫu”
sang “hình ống”,
được xem là bước
chuyển dần, đồng
thời cũng giải
quyết những khúc
mắc ở mùa bóng
tránh dịch.
Không phải tự nhiên HLV Park Hang-seo trong thời
điểm các giải vô địch quốc gia đang nghỉ dài vì dịch
COVID-19 đã mày mò nghiên cứu thay đổi triệt để trên
đội tuyển để tìm hướng đi mới hơn...
Ông thầy người Hàn Quốc khoe sắp tới tính áp dụng ba
hệ thống chiến thuật khác nhau cho học trò, bởi cách chơi
cũ dường như bị các đối thủ nghiền ngẫm kỹ bắt bài. Dấu
hiệu của nó đến từ thất bại tại vòng chung kết U-23 châu
Á 2020 khiến ông Park phải tìm cách biến hóa đa dạng
hơn lối chơi cho các đội tuyển quốc gia.
Đã vài lần ông Park thử nghiệm cách đá mới trên tuyển
nhưng thời gian không cho phép và cầu thủ chưa va
chạm nhiều lẫn chưa phù hợp. Nó buộc ông Park phải giữ
nguyên kiểu chơi cũ với những điều chỉnh tương đối mà
không thể biến đổi một cách toàn diện hơn để tránh nhàm
chán và tránh sự phán đoán của đối phương.
Ông Park thừa nhận gặp nhiều may mắn trong suốt hơn
hai năm qua, dù ông vẫn hay với những chiến tích ngoài
mong đợi. Tuy nhiên, ông thầy Hàn biết chắc chắn thành
công sẽ không thể đồng hành với các đội tuyển Việt Nam
mãi nếu không biết cách tự làm mới mình.
Cái may khác của thầy Park là trong lúc giải tạm hoãn
vì dịch bệnh COVID-19, ông có dư dả thời gian cùng
các cộng sự tập trung nghiên cứu một vài lối chơi khác
cho học trò. Hoàn cảnh của ông bây giờ thuận lợi hơn rất
nhiều cách đây hơn 10 năm, tiền nhiệm Calisto từng khao
khát làm nên cuộc cách mạng nhưng không thành.
Hồi đó, HLV Calisto lần đầu tiên giúp đội tuyển Việt
Nam vô địch AFF Cup 2008 bằng một thế hệ tài năng vừa
chín, tương tự ông Park Hang-seo tái lập chiến tích ở năm
2018. Tuy nhiên, ngay ở các mùa giải Đông Nam Á sau,
ông thầy người Bồ Đào Nha không may mắn với những
lứa học trò của đội trẻ U-23 lẫn tuyển quốc gia vì thiếu
thời gian và điều kiện để thay đổi.
SEAGames 2009, ông Calisto cùng các học trò không
may mắn để thua U-23 Malaysia 0-1 trong trận chung kết
do một bàn đá phản lưới nhà, dù trận vòng bảng đã thắng
dễ 3-1. Cho đến AFF Cup một năm sau đó, ông Calisto vẫn
giữ con người cũ và lối chơi không nhiều đổi mới. Kết quả
thầy trò ông bị loại ở bán kết bởi Malaysia và sau đó không
lâu, HLV người Bồ Đào Nha
này chia tay với VFF.
Chẵn 10 năm sau một
kỳ AFF Cup 2010 gây thất
vọng, ông Park Hang-seo
mới giúp đội tuyển quốc
gia đăng quang đầy thuyết
phục với một lứa cầu thủ
mới. Ngay sau chức vô địch
Đông Nam Á mùa 2018,
ông Park đã dặn dò học trò
không ngủ quên trên chiến
thắng và việc giữ ngôi vua
AFF Cup vào cuối năm
2020 càng khó hơn.
Hiện tại, ông Park đang hối hả tìm lối đi riêng và mới
cho các tuyển thủ Việt Nam để tiếp tục tham vọng lên ngôi
vô địch lần nữa. Cứ như thầy Hàn đã thấy và thuộc bài học
quý giá từ thất bại của tiền nhiệm Calisto hơn 10 năm trước
nhằm tránh đi vào vết xe đổ.
ĐĂNG HUY
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook