174-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 3-8-2020
Khẩu trang chống COVID-19:
Muốn là có ngay
Nhiều doanh nghiệp khẳng định đang bị tồn nhiều khẩu trang vải, do đó không nên lo lắng
về tình trạng thiếu khẩu trang phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
ANHIỀN
T
ại Việt Nam, từ cuối
tháng 7 đến nay, dịch
COVID-19 diễn biến
phức tạp trở lại. Ngay sau
khi có ca lây nhiễm mới, thị
trường mua bán khẩu trang
lại sôi động và một số nơi
giá khẩu trang bị thổi lên vài
lần so với trước đó. Đáng lo
ngại là tình trạng lợi dụng
dịch bệnh để sản xuất khẩu
trang dỏm.
Không còn tình trạng
xếp hàng
Chị NguyễnThị Nga ở quận
Cầu Giấy, Hà Nội cho biết
cách đây khoảng một tuần,
giá khẩu trang bốn lớp kháng
khuẩn chỉ 55.000 đồng/hộp 50
chiếc nhưng đến nay đã lên
tới 130.000 đồng/hộp. “Giá
khẩu trang kháng khuẩn cao
quá nên tôi quyết định không
mua. Bạn bè, người thân cũng
khôngmuamà tiếp tục sửdụng
khẩu trang vải” - chị Nga nói.
TạimộtnhàthuốcởchợXốm
thuộc quận Hà Đông, Hà Nội,
khẩu trang y tế ba, bốn lớp giá
thấp nhất là 90.000 đồng/hộp
50 chiếc. Trên mạng xã hội,
khẩu trang y tế càng loạn giá
khi có nơi bán ở mức 4 triệu
đồng/thùng, có nơi lại bán đến
hơn 6 triệu đồng/thùng.
Mặc dù một số nơi thổi giá
lên cao nhưng nhìn chung thị
trường khẩu trang không nóng
như thời điểmdịchCOVID-19
mới xảy ra tại Việt Nam hồi
đầu năm 2020. Tình trạng
người dân ồ ạt xếp hàng đi
muakhẩu trangkhôngcònnữa.
Ghi nhận trong những ngày
vừa qua tại hệ thống siêu thị
VinMart và VinMart+ cho
thấy chỉ có sự biến động nhẹ
ở thị trường miền Trung, còn
ở miền Bắc và miền Nam thị
trường khẩu trang, nước rửa
tay, nhu yếu phẩm tương đối
ổn định. Đại diện hệ thống
siêu thị Vincommerce cho
biết thêm đã chuẩn bị hơn
2,5 triệu khẩu trang vải kháng
khuẩn, hơn 3 triệu chai nước
rửa tay các loại cung ứng cho
khách hàng từ nay đến hết
tháng 9-2020.
“Để dự phòng cho việc diễn
biến dịch bệnh có thể phức tạp
hơn, chúng tôi cũng đã xây
dựng kế hoạch hàng hóa ứng
phó tới hết năm 2020” - đại
diện Vincommerce cho biết.
Tại hệ thống siêu thị VinMart
vàVinMart+, Co.opmart, Big
C…các mặt hàng khẩu trang
y tế và nước rửa tay hiện khá
dồi dào với giá bán ổn định.
Tăng tốc sản xuất
khẩu trang
Các doanh nghiệp trong
nước đang dốc sức sản xuất
khẩu trang cung ứng cho
thị trường nội địa và xuất
khẩu. Trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM,
giám đốc một
công ty về trang thiết bị y tế
tại TP.HCM cho biết: Kể từ
khi dịch COVID-19 tái xuất
hiện trở lại đến nay, công ty
phải tăng ca liên tục để đáp
ứng đơn đặt hàng ngày một
tăng lên. Công ty chỉ dành
một số ít cho xuất khẩu, còn
lại chủ yếu phục vụ thị trường
trong nước.
“Trước đây người dân rất
ít khi dùng khẩu trang y tế,
ngay cả các cơ sở y tế cũng ít
nơi phát khẩu trang y tế cho
người dân đến khám bệnh.
Tuy nhiên, dịch COVID-19
tái phát thì nhiều người tìm
mua khẩu trang y tế, vô tình
tạo ra sự khan hiếm cục bộ”
- vị giám đốc này cho biết.
Theo Bộ Y tế, hiện có hơn
70 công ty tham gia sản xuất
khẩu trang y tế loại ba, bốn
lớp với năng lực sản xuất khi
đủ nguyên liệu khoảng 45
triệu chiếc mỗi ngày.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Nguyễn Tử
Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ
Trang thiết bị và công trình
y tế thuộc Bộ Y tế, cho biết:
“Đến thời điểm này, với năng
lực sản xuất của các đơn vị
sản xuất khẩu trang thì không
lo thiếu. Bộ Y tế đã công bố
danh sách các đơn vị sản xuất,
đánh giá lại năng lực của các
đơn vị và đề nghị UBND các
tỉnh phối hợp để hỗ trợ các
đơn vị sản xuất trên địa bàn.
Tuyệt đối không để xảy ra
tình trạng lợi dụng dịch bệnh
để tăng giá bán”.
Cùng với khẩu trang y
tế, khẩu trang vải cũng là
mặt hàng quan trọng trong
công tác phòng, chống dịch
COVID-19 và là “phao cứu
sinh” cho các công ty dệt may
khi gặp khó khăn do đối tác
nước ngoài hủy, hoãn hợp
đồng quần áo…vì dịch bệnh.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng
giám đốc Tập đoàn Dệt may
Việt Nam (Vinatex), cho hay
đã chỉ đạo khẩn tất cả đơn vị
thành viên, đặc biệt là các
đơn vị miền Trung siết chặt
quản lý, quay trở lại áp dụng
các quy trình phòng dịch như
thời gian căng thẳng dịch vào
tháng 3, tháng 4 trước đây.
Hiện nay, năng lực sản
xuất khẩu trang vải kháng
khuẩn của Vinatex là 100
triệu chiếc/tháng và năng
lực sản xuất khẩu trang y tế
đạt 30 triệu chiếc/tháng. Khi
dịch xuất hiện ở Đà Nẵng,
Quảng Ngãi…, Vinatex cũng
đã lên kế hoạch để sẵn sàng
tham gia sản xuất và cung
ứng đủ cho thị trường khẩu
trang ba lớp. Đồng thời cam
kết bán theo đúng giá niêm
yết tại tất cả cửa hàng bán lẻ
của tập đoàn trên toàn chuỗi
Bắc, Trung, Nam.
Đại diện Cục Công nghiệp,
Bộ CôngThương cũng khẳng
định không lo lắng về tình
trạng thiếu khẩu trang vải để
phục vụ cho cộng đồng phòng,
chống dịch COVID-19. “Một
số công ty cho hay họ đang bị
tồn khẩu trang, nhờ Bộ Công
Thương có chương trình gì
có thể giải quyết giúp doanh
nghiệp không. Cạnh đó, khi
tiêu thụ hết hàng tồn nếu thị
trường có nhu cầu cần thêm
khẩu trang thì các công ty lập
tức huy động công nhân sản
xuất được ngay” - đại diện
Cục Công nghiệp cho biết.•
Kháchđồng loạt hủy tour, đề nghị khẩn cấphỗ trợDNdu lịch
Dịch COVID-19 tái phát đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền
kinh tế, nhất là ngành du lịch. Ảnh: TÚUYÊN
Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp
hội Du lịch TP.HCM, vừa ký công văn gửi Tổng cục Du
lịch đề nghị có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp (DN)
lữ hành trong đàm phán hủy, hoãn tour giai đoạn dịch
COVID-19 tái phát.
Công văn cho biết hiện nay, tình hình hủy tour không
chỉ riêng các địa phương có dịch bệnh mà cả những điểm
đến là các địa phương chưa có dịch. Khi hủy tour, đa số
khách yêu cầu các công ty lữ hành hoàn tiền 100%, chỉ
có một số khách đồng ý hoãn chuyến đi vào thời gian
thích hợp.
“Các công ty lữ hành phải chịu áp lực rất lớn khi thực
hiện việc hoàn tiền cho khách nhưng lại không được hoàn
trả các khoản ứng trước, đặt cọc hoặc các khoản đã thanh
toán dịch vụ cho các nhà cung cấp như vận chuyển, lưu
trú, nhà hàng… và đặc biệt là các hãng hàng không” -
công văn nêu rõ.
Trước khó khăn của DN, Hiệp hội Du lịch TP.HCM đề
nghị Tổng cục Du lịch làm việc với các đơn vị liên quan
trên cả nước cần hỗ trợ tối đa cho DN, tạo điều kiện cho
DN thanh toán với khách hàng. Đồng thời, Hiệp hội cũng
đề nghị ngành du lịch các địa phương vận động các đơn vị
cung ứng dịch vụ chia sẻ tổn thất và thiệt hại; không phạt
hủy, hoãn; hoàn tiền cho DN lữ hành để tạo điều kiện cho
DN thanh toán với khách hàng.
Thống kê sơ bộ từ các công ty du lịch cho thấy đến nay
đã có trên 35.000 chương trình du lịch bao gồm tour trọn
gói, tour tự chọn, dịch vụ như khách sạn, vé máy bay,
điểm tham quan… của các DN lớn bị hủy.
TÚ UYÊN
Nhu cầumua khẩu trang tăngmạnh sau khi dịch tái phát. Ảnh: TÚUYÊN
Không nên lo lắng
về tình trạng thiếu
khẩu trang phục
vụ cho cộng đồng
phòng, chống dịch
COVID-19.
Phát hiện hàng trăm ngàn khẩu trang
giả, kém chất lượng
Những ngày cuối tháng 7, cơ quan chức năng liên tiếp
phát hiện nhiều vụ khẩu trang giả, kém chất lượng. Đơn cử
vào ngày 30-7, lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất Công
ty TNHH Sản xuất và thương mại thiết bị Nam Anh tại số
8-8A Lê Lăng, phường PhúThọ Hòa, quậnTân Phú, TP.HCM.
Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ
khoảng 151.000 chiếc khẩu trang 3M giả nhãn hiệu khẩu
trang 3M Company của Mỹ. Hiện nay toàn bộ khẩu trang
giả được niêmphong, tạmgiữ và vụ việc tiếp tục được điều
tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Ngày 31-7, Đôi Quan ly thi trương (QLTT) sô 7 thuộc Cục
QLTT Quảng Bình phôi hơp vơi lực lượng liên quan kiểm tra
xe tải do ông Phan XuânThanh co đia chỉ tai xã CẩmDương,
huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh điều khiển. Kết quả phat hiên
trên xe vận chuyển 947.500 chiếc khẩu trang y tế bốn lớp
do Việt Nam sản xuất. Toàn bộ tang vật vi phạm nêu trên
không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp
của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra.
Đội QLTT số 7 đã ban hành quyết định tạmgiữ toàn bộ số
tang vật nói trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
Trị giá lô hàng ước tính khoảng 950 triệu đồng.
Đại diệnmột sốquầy thuốc tạiTP.HCMcảnhbáohiện khẩu
trang đang có biểu hiện loạn giá, loạn về cả chất lượng. Do
vậy, người dân nên đến các quầy thuốc uy tín để mua khẩu
trang, tránh mua các hàng trôi nổi, không an toàn.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook