174-2020 - page 16

16
Tiêu điểm
Quốc tế -
ThứHai 3-8-2020
ĐỖTHIỆN
H
ôm 30-7, Đại sứ Úc tại
Ấn Độ Barry O’Farrell
khi trả lời hãng tin
ANI
(Ấn Độ) đã nói Úc tiếp tục
bày tỏ quan ngại sâu sắc trước
hành động của Trung Quốc
(TQ) ở Biển Đông, điều mà
đại sứ Úc gọi là “gây bất ổn
và có thể làm leo thang căng
thẳng” ở vùng biển vừa giàu
tài nguyên, vừa là tuyến hàng
hải quan trọng.
Đại sứ Úc cũng nhắc lại sự
kiện hôm 23-7 nước này đã
gửi công hàm lên tổng thư
ký Liên Hợp Quốc (LHQ) để
bác bỏ hầu hết yêu sách, trong
đó có “đường lưỡi bò”, của
TQ ở Biển Đông vì vi phạm
Công ước LHQ về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982. Ông
O’Farrell đồng thời đề nghị
TQ phải kiềm chế cách hành
xử của họ.
Trung Quốc và Úc
“khẩu chiến”
Phát biểu của ông O’Farrell
ngay lập tức khơi mào một
cuộc “khẩu chiến” với Đại sứ
TQ tại Ấn Độ Tôn Vệ Đông
(Sun Weidong). Trên trang
Twitter cá nhân, ôngTôn phản
pháo đại sứ Úc, đồng thời cho
rằng TQ có chủ quyền lãnh
thổ, những lợi ích và quyền
hàng hải tại Biển Đông phù
hợp với luật pháp quốc tế,
trong đó có UNCLOS.
“Các nhận xét của đại sứ
Úc tại Ấn Độ về vấn đề Biển
Đông đã không đúng với
những gì diễn ra trên thực
tế. Chủ quyền lãnh thổ, các
quyền hàng hải và những lợi
ích của TQ hoàn toàn phù
hợp với luật pháp quốc tế,
bao gồm UNCLOS. Ở đây,
rất rõ ràng rằng ai mới chính
là người bảo vệ hòa bình và
ổn định, còn ai mới chính là
người gây bất ổn và kích động
leo thang căng thẳng tại khu
vực” - ông Tôn viết.
Dù không đề cập trực tiếp
nhưng trong bối cảnh hiện
nay và diễn biến ở Biển Đông
suốt thời gian qua, có thể thấy
phát ngôn của ông Tôn nhằm
vào chỉ trích Mỹ và các quốc
gia đồng minh, đối tác Mỹ đã
công khai chống lại yêu sách
của TQ, như Úc.
Đáp lại lời của ôngTôn, Đại
sứÚcO’Farrell viết: “Cámơn
ngài đại sứ TQ tại Ấn Độ. Tôi
hy vọng rằng tới đây ngài sẽ
Biển Đông: Sai lầm ngoại giao
kiểu mới của Trung Quốc
Việc Trung Quốc liên tục dùng ngoại giao theo kiểu “khẩu chiến” với các quốc gia về BiểnĐông
trong bối cảnh nước này đuối lý càng khiến uy tín của Bắc Kinh suy giảm trầm trọng.
Các nhà ngoại
giao Trung
Quốc thường
xuyên tiến
hành “khẩu
chiến” với
các nước về
BiểnĐông.
Trong ảnh:
Ngoại trưởng
TrungQuốc
VươngNghị.
Ảnh: JUSTIN
TANG/THE
CANADIAN
PRESS
Việc TQ dùng “khẩu
chiến” để tấn công
các quốc gia khác
trên thực tế mang
lại hiệu quả rất hạn
hữu, trong khi tạo ra
những hệ lụy rất xấu
với Bắc Kinh.
Từ năm 2010, TQ đã đơn
phương lập ra bảy tòa án hàng
hải và một trong số đó nằm ở
khu vực mà nước này gọi là TP
Tam Sa. TQ xem đó là một TP
thuộc tỉnh Hải Nam của nước
này, trong khi chiếu theo luật
phápquốc tế thì việcTQngang
ngược lập ra các đơn vị hành
chính như vậy là phi pháp.
Trung Quốc ngày càng bị các nước
chỉ trích vì Biển Đông
Tờ
South ChinaMorning Post
hôm31-7 bình luận“TQ đang
phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gia tăng trên chính
trường quốc tế về yêu sách của họ với hầu hết khu vực Biển
Đông”. Trong tháng 7, lần lượt Mỹ đến Úc, vốn là những nước
không có tranh chấp ở BiểnĐông, đã lên tiếng bác bỏ hầu hết
yêu sách củaTQ tại khu vực vì cho rằng khôngphùhợpvới luật
pháp quốc tế. Mới nhất, Malaysia đã đệ trình công hàm lên
LHQ với ngôn từ mạnh mẽ phản đối Bắc Kinh về Biển Đông.
Theo
South China Morning Post
, áp lực từ công luận xuất
hiện khi Bắc Kinh tìm cách sử dụng luật pháp của nước này
để áp đặt các yêu sách của họ lên vùng biển tranh chấp, đồng
thời tăng cường ảnh hưởng của họ tại khu vực.
tuân thủ phán quyết của Tòa
Trọng tài năm2016 về vụ kiện
Biển Đông - phán quyết cuối
cùng và có tính ràng buộc
theo luật quốc tế, đồng thời
(TQ cũng hãy) kiềm chế các
hành động làm thay đổi hiện
trạng khu vực”.
Có thể thấyĐại sứO’Farrell
mượn chính lý lẽ củaTQ - Bắc
Kinh tuân theo luật quốc tế -
để yêu cầuTQ thực hiện đúng
trách nhiệm của một thành
viên UNCLOS, trong đó có
việc thừa nhận và thực thi
phán quyết 2016. Tuy nhiên,
Đại sứTQTônVệ Đông ngay
lập tức lặp lại quan điểm của
Bắc Kinh theo đuổi lâu nay:
“Bác bỏ phán quyết. Bắc
Kinh ngay từ những ngày
đầu vụ kiện đã ra chính sách
bốn không: Không tham gia,
không công nhận thẩm quyền
của tòa, không chấp nhận và
không thi hành phán quyết”.
Chính sách này nằm trong
trận chiến pháp lý của TQ
với các nước, trở thành chỗ
dựa cho các nhà ngoại giao
Bắc Kinh đối phó công luận.
Ngoại giao
Trung Quốc ngày
càng hung hăng
Cuộc “khẩu chiến” giữa
hai nhà ngoại giao TQ và Úc
không khiến dư luận bất ngờ,
bởi vài năm gần đây, ngoại
giao Bắc Kinh dường như
bước sang một giai đoạn mới.
Có thể nhận diện xu thế này
qua những thay đổi khá rõ
ràng: (i) Các nhà ngoại giao
TQ, điển hình nhất là Ngoại
trưởng TQ Vương Nghị, sẵn
sàng đả kích trực diện, thậm
chí đe dọa nước khác, không
ngoại trừ siêu cường Mỹ; (ii)
Các nhà ngoại giao là đại
diện TQ ở các quốc gia trở
nên sôi nổi hơn, tận dụng tất
cả diễn đàn, đối thoại, mạng
xã hội để tuyên truyền mạnh
mẽ tinh thần TQ, đồng thời
không ngại “khẩu chiến” với
đồng nghiệp của các nước
khác; (iii) Mô hình “cây gậy
và củ cà rốt” dường như đã
và đang được ngoại giao TQ
áp dụng triệt để.
Ở Biển Đông, “cây gậy”
ở đây chính là việc TQ gia
tăng sức ép quân sự, tăng
cường các đội tàu dân quân
biển, hải cảnh, hải quân để
bắt nạt, đe dọa, quấy phá ngư
dân, doanh nghiệp, lực lượng
chấp pháp của các nước trong
việc khai thác kinh tế, bảo vệ
chủ quyền và an ninh quốc
gia. “Cây gậy” cũng chính
là sức ép về kinh tế khi các
nước chống lại yêu sách phi
pháp của TQ ở Biển Đông.
“Củ cà rốt” chính là các
phương án mà phía TQ đề
ra cho các nước, ví dụ tăng
cường viện trợ, hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng và kinh
tế (thông qua “Vành đai và
con đường” hay các sáng
kiến kinh tế song phương,
đa phương). Ngoại giao TQ
cũng đánh tiếng sẵn sàng “gác
tranh chấp, cùng khai thác”,
điển hình là trường hợp của
Philippines. Bắc Kinh và
Manila đang gây tranh cãi
với bản “giao kèo” khai thác
chung với tỉ lệ ăn chia 60/40
(trong đó, TQ “ưu tiên” cho
Philippines được phần nhiều
hơn). TQ cũng thông báo ưu
tiên cho Philippines khi có
vaccinephòngdịchCOVID-19.
Có thể thấy với “cây gậy
và củ cà rốt”, TQ dường như
thoát hẳn giai đoạn “thao
quang dưỡng hối” (ẩn mình
chờ thời), xem quan hệ giữa
TQ với các nước theo mô
hình “cá lớn - cá bé”. Ở Biển
Đông, TQkhông ngại đánh tín
hiệu: Hoặc là chấp nhận yêu
sách “đường lưỡi bò” của TQ
để đổi lại hợp tác kinh tế và
một phần nhỏ lợi ích ở Biển
Đông, hoặc là sẽ bị TQ quấy
phá, dọa nạt, thậm chí là ức
hiếp trên mọi lĩnh vực.
Lợi bất cập hại
cho Trung Quốc
Phải thừa nhận một thực tế
đã có vài quốc gia lo sợ khi
bị TQ dọa nạt. Từ đó, họ có
chủ trương hòa hiếu, im lặng
trước cách hành xử phi pháp
củaTQ, thậmchí có xu hướng
chấp nhận “gác tranh chấp,
cùng khai thác” ngay trong
chính vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) của họ. Tuy nhiên,
bức tranh tổng thể diễn ra lại
khiến TQ rơi vào rủi ro bị cô
lập và trừng phạt bởi một tập
thể lớn hơn.
Thứ nhất, các cuộc “khẩu
chiến” của TQ đang trở thành
tâm điểm, thu hút sự quan
tâm ngày càng đông của công
luận về Biển Đông, điều vốn
không có lợi choTQ khi nước
này một mực giữ chủ trương
“Biển Đông là chuyện nội
bộ giữa TQ và các quốc gia
ASEAN”. Hiện nay, ý đồ cô
lậpASEAN và “bẻ từng chiếc
đũa” đã phá sản.
Trong khi có rất ít quốc gia
ủng hộ hoặc chấp nhận im
lặng trước yêu sách phi pháp
của TQ và họ chủ yếu là các
quốc gia kém phát triển thì
số lượng các nước công khai
chốngTQ ngày càng nhiều và
đều là các cường quốc đóng
vai trò then chốt trong phát
triển kinh tế của chính quyền
Tập Cận Bình. Rõ ràng nhất
là Mỹ và các đồng minh, đối
tác lớn như Nhật Bản, Úc, Ấn
Độ, các nước EU.
Thứ hai, TQ đang ngày
càng đuối lý trong các cuộc
“khẩu chiến”. Là thành viên
của UNCLOS, TQ lại công
khai chống lại quyết định rất
mạch lạc và thuyết phục của
Tòa Trọng tài. Trong khi đó,
yêu sách“đường lưỡi bò”, dưới
sức lan tỏa của truyền thông,
nay đã lộ rõ bản chất mơ hồ
và không có cơ sở pháp lý.
Các học giả, chuyên giaTQ,
thậm chí là thẩm phán (người
TQ) của tòa án quốc tế về luật
biển, đã cố gắng giải thích
“đường lưỡi bò” bằng nhiều
cách khác nhau. Tuy nhiên,
không có một phương án nào
thuyết phục được cộng đồng
quốc tế. TQ dùng nhiều chiêu
trò, điển hình là rải bản đồ
“đường lưỡi bò” vào các tạp
chí khoa học tự nhiên, phim
ảnh... nhưng nhanh chóng
bị dư luận phát hiện. Tất cả
góp phần làm lộ rõ bản chất
phi pháp của “đường lưỡi
bò” và sự đuối lý của chính
quyền TQ.
Cuối cùng, sự gai góc, trịch
thượng, bất chấp lý lẽ của TQ
trong các cuộc “khẩu chiến”
tạo nênmột bầu không khí bất
an, nhiều rủi ro trong bang
giao; kích động chủ nghĩa
dân tộc tại các quốc gia khác
vốn không thể chấp nhận bị
TQ dọa nạt.
Nó tạo ra tâmlý chung trong
cộng đồng quốc tế: Chống
TQ, tránh né TQ hoặc chí ít
là hạn chế làm ăn với TQ.
Giới đầu tư bắt đầu tháo chạy
khỏi nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới vì liên tục dính vào
các cuộc đối đầu với Mỹ và
nay là với các nền kinh tế lớn
thân Mỹ. Cạnh đó, giới quan
sát tin rằng sẽ có nhiều quốc
gia hơn, dù không phải là bên
tranh chấp ở Biển Đông, sẽ
đệ trình công hàm bác bỏ yêu
sách của TQ lên LHQ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook