174-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 3-8-2020
NGÂNNGA
T
AND thị xã La Gi (Bình Thuận)
vừa xét xử sơ thẩm lần hai phạt
bị cáo Phạm Văn Đức 20 triệu
đồng về tội hủy hoại tài sản. Tòa
còn tuyên bị cáo phải bồi thường
3,8 triệu đồng cho bị hại là Công ty
TNHH Thương mại dịch vụ tin học
Navitech do ông Phạm Trọng Hiếu
(em bị cáo) làm đại diện.
Trước đó, xử sơ thẩm lần đầu, Đức
bị tòa này phạt sáu tháng tù nhưng
cho hưởng án treo.
Theo hồ sơ, trưa 9-5-2017, cha ruột
của bị cáo Đức đón taxi từ khách sạn
Thanh Bình đến nhà riêng của Đức ở
thị xã LaGi. Đức nghi ngờ em ruột là
Phạm Trọng Hiếu đuổi cha mình ra
khỏi nhà (là khách sạn Thanh Bình)
nên đã gọi điện thoại cho Hiếu để
hỏi chuyện nhưng anh này không
nghe máy.
Bị cáo Đức chạy xe qua khách sạn
để gặp Hiếu thì hai bên lời qua tiếng
lại. Đức đẩy một số đồ vật xuống
nền gạch khách sạn nên bị khởi tố về
tội hủy hoại tài sản. Theo cáo trạng
mới nhất, Đức đã làm hư hỏng máy
in hiệu Epson L360 trị giá 3,8 triệu
đồng của Công ty Navitech.
Tại tòa, bị cáoĐức cho rằngmáy in
hiệu Epson L360 là tài sản của khách
sạn Thanh Bình do bị cáo là đại diện
theo pháp luật. Do đây là tài sản của
Đức nên bị cáo cho rằng không phạm
tội khi làm hư chiếc máy này. Ngoài
ra, bị cáo còn cung cấp một bản ảnh
cho thấy máy in mà VKS dùng làm
căn cứ truy tố là không đúng với thực
tế khi xảy ra sự việc.
TAND TP Tuy Hòa, Phú Yên vừa tuyên phạt Đỗ Thị
Kim Loan (sinh năm 1975, trú huyện Đông Hòa, Phú
Yên) hai năm sáu tháng tù về tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là phụ gia thực phẩm, phạt bổ sung 20 triệu
đồng.
Theo hồ sơ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm ăn
thua lỗ, nợ nần phải bán nhà nên gia đình Loan được anh
ruột cho ở tạm tại một căn nhà ở TP Tuy Hòa. Quá trình
sinh sống tại đây, khoảng tháng 10-2018, Loan đã sang
chiết, đóng gói và buôn bán bột ngọt giả các nhãn hiệu
Ajinomoto và Miwon.
Loan mua bột ngọt loại 25 kg/bao với giá khoảng 800.000
đồng/bao tại đường Lương Văn Chánh, phường 4, TP Tuy
Hòa. Loan mua bao bì bột ngọt in nhãn hiệu Ajinomoto,
Miwon các loại 100 g, 140 g, 400 g... của đôi nam nữ (chưa
rõ lai lịch) tại khu vực Bến xe Thuận Thảo, phường 8, TP
Tuy Hòa.
Sau khi đóng gói, Loan mang bột ngọt đi bán tại các chợ,
tiệm tạp hóa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Loan bán cho ông
Phạm Ngọc Dinh (trú xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, Phú Yên)
nhiều lần nhưng không xác định được số lượng cụ thể.
Chiều 19-1-2019, trong lúc đang chở bột ngọt đi tiêu thụ,
Loan bị Công an TP Tuy Hòa kiểm tra, phát hiện. Khám xét
nhà, công an thu giữ nhiều gói bột ngọt thành phẩm giả nhãn
hiệu Ajinomoto và Miwon cùng các công cụ, phương tiện
liên quan đến việc sang chiết, đóng gói bột ngọt giả.
SÔNG BA
Bị cáo
Phạm
VănĐức
tại tòa.
Ảnh: NVCC
Tòa hủy án, yêu cầu công an làm tường trình
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, cuối năm 2018, TAND thị xã La Gi
xử sơ thẩm lần đầu, nhận định tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là hơn 6 triệu
đồng nên Đức bị phạt sáu tháng tù treo và phải bồi thường cho Công ty
Navitech hơn 6 triệu đồng.
Đức kháng cáo kêu oan, cho rằng tài sản bị thiệt hại là của khách sạn
Thanh Bình do bị cáo làmđại diện pháp nhân chứ không phải của Công ty
Navitech.Trong khi bị hại là Hiếu kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với
bị cáo Đức. Tháng 8-2019, TAND tỉnh BìnhThuận xử phúc thẩmđã hủy án.
Theo tòa phúc thẩm, biên bản ngày 9-5-2017 do hai công an viên
Nguyễn Duy Hải và Đỗ Văn Tưởng thuộc Công an phường Phước Hội (thị
xã La Gi) ghi nhận tài sản bị thiệt hại có một tivi màn hình 21 inch bị vỡ.
Tuy nhiên, hội đồng định giá lại xác định màn hình máy tính hiệu LG 19
inch bị vỡ nên không rõ hai màn hình trên có phải là một hay không. Từ
đó, tòa yêu cầu hai công an có bản tường trình. Ngoài ra, tòa còn yêu cầu
làm rõ ba bản kết luận định giá tài sản với ba kết quả khác nhau (lúc cho
rằng tài sản bị thiệt hại là 3,45 triệu đồng, khi thì 7,7 triệu đồng và khi lại
hơn 6 triệu đồng).
Tại tòa, bị cáo Đức cho
rằng máy in hiệu Epson
L360 là tài sản của
khách sạn Thanh Bình
do bị cáo là đại diện theo
pháp luật.
Kết quả bất ngờ vụ
tòa yêu cầu công an
tường trình
Tòa tuyên phạt tiền 20 triệu đồng về tội hủy hoại tài sản. Bị cáo
cho biết vẫn kêu oan vì cho rằngmình không phạm tội.
Buônbột ngọt giả, lãnh2,5nămtù
Luật sư của bị cáo đề nghị tòa xem
xét làm rõ chiếc máy in bị làm hư là
tài sản của ai, yêu cầu cần xemxét vật
chứng vụ án một cách khách quan.
Trong quá trình thu thập vật chứng,
cơquan điều tra đã loại dần từ sáu loại
tài sản khác xuống cònmột máy in để
truy tố bị cáo, cho thấy cơ quan điều
tra,VKS truy tốbị cáo là khiên cưỡng.
Việc thu thập vật chứng, niêm
phong, mở niêm phong đều vi phạm
thủ tục tố tụng. Bị cáo cómặt tại hiện
trường nhưng không được mời tham
gia và không cho ký biên bản khám
nghiệmhiện trường, biên bản thu giữ
vật chứng…
Ngược lại, luật sư của bị hại lại đề
nghị tòa trả hồ sơ để xem xét lại việc
địnhgiá tài sản.Theo luật sưnày,VKS
đề nghị phạt bị cáo 15-20 triệu đồng
là chưa tương xứng với hành vi phạm
tội, cần phải xử nghiêm...
Sau khi tòa tuyên án, bị cáo đã có
đơn kháng cáo kêu oan.•
Đòibồi thườngvìbịxâmphạm
bằngđộcquyềnsángchế
VKS cho rằng kháng cáo của bị đơn không có tình tiết
mới nên đề nghị bác nhưng HĐXX chấp nhận, tuyên
hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa xử phúc thẩm vụ tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ giữa nguyên đơn là Công ty Novartis (Thụy
Sĩ) và bị đơn là Công ty cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (trụ sở
tại thị xã Bến Cát, Bình Dương).
Phiên tòa phúc thẩm được mở do bị đơn có đơn kháng cáo.
Tuy nhiên, sau khi nghị án, HĐXX quyết định hủy bản án, trả hồ
sơ để xét xử lại từ đầu theo thủ tục sơ thẩm.
Theo hồ sơ, nguyên đơn là chủ sở hữu của bằng độc quyền
sáng chế bảo hộ cho hoạt chất Vildagliptin. Đầu năm 2015,
nguyên đơn phát hiện bị đơn đang sản xuất và kinh doanh sản
phẩm thuốc Vigorito chứa hoạt chất Vildagliptin thuộc phạm vi
bảo hộ của nguyên đơn. Từ đó, nguyên đơn khởi kiện bị đơn ra
tòa.
Ngày 22-11-2019, TAND tỉnh Bình Dương mở phiên tòa sơ
thẩm. Tại tòa, đại diện bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn. Lý do, kết quả tra cứu không tìm thấy
thông tin nào liên quan đến hợp chất Vildagliptin dạng tinh thể
được bảo hộ dưới hình thức sáng chế.
Đáp lại, đại diện nguyên đơn cho rằng phạm vi bảo hộ của
bằng độc quyền sáng chế bao gồm các dạng, trong đó có dạng
tinh thể. Theo vị đại diện này, hành vi của bị đơn là xâm phạm
độc quyền sáng chế của nguyên đơn.
Đại diện VKS cho rằng các chứng cứ là các kết luận giám
định, kết luận thanh tra có kết quả trùng khớp xác định bị đơn có
yếu tố xâm phạm bằng độc quyền sáng chế của nguyên đơn. Do
đó, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn.
Cuối cùng, HĐXX tuyên chấp nhận ba yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn. Thứ nhất, buộc bị đơn phải chấm dứt các hành vi
nhập khẩu, sản xuất, buôn bán các sản phẩm xâm phạm bằng độc
quyền sáng chế của nguyên đơn. Thứ hai, xin lỗi công khai trên
báo trong ba kỳ liên tiếp. Thứ ba, bồi thường thiệt hại 800 triệu
đồng. Bị đơn kháng cáo.
Trong kháng cáo, phía bị đơn cho rằng bản án cấp sơ thẩm đã
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ không
đầy đủ và thời gian bảo hộ của nguyên đơn đã hết.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi
kiện, bị đơn giữ nguyên kháng cáo.
Đại diện VKSND Cấp cao tại tòa cho rằng đối với kháng cáo
của bị đơn không đưa ra được tình tiết nào mới. Căn cứ vào các
tài liệu chứng cứ, VKS đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo của
bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm nhận định nguyên đơn đã căn cứ
vào kết luận giám định hoạt chất Vildagliptin có trong sản phẩm
thuốc Vigorito do bị đơn sản xuất để khởi kiện. Bị đơn không
đồng ý với kết luận giám định này và sau đó được cơ quan tố
tụng cho giám định lại. Tuy nhiên, bản giám định này không xác
định là giám định bổ sung hay giám định lại. Vì thế cần phải hủy
bản án sơ thẩm để làm rõ.
MINH VƯƠNG
Mẫu vật sản phẩmthuốc Vigoritomà nguyên đơn cho rằng xâmphạm
bằng độc quyền sáng chế. Ảnh: MV
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook