181-2020 - page 14

14
TRÚCPHƯƠNG
N
gày 4-8, báo
Pháp Luật
TP.HCM
cóbài viết
“Nữ
tiếpviênbịđánhbầmmắt
vì nhắc khách mở nhạc nhỏ”
,
phảnánh sựviệcmột namhành
khách tấn công, đánh vào mắt
nữ nhân viên xe buýt khi được
nhắc nhở mở nhỏ nhạc.
Sự việc trên một lần nữa
phản ánh mối quan hệ từ lâu
chưa mấy tốt đẹp giữa nhân
viên xe buýt và hành khách.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
gửi đến bạn đọc ý kiến của
những người trong cuộc về
vấn đề này.
Bên nào cũng khổ
Chị THA, nhân viên soát
vé xe buýt tuyến Công viên
23/9 - Bến xe Miền Đông,
than phiền không ít lần chị bị
hành khách cau có, quát mắng
khi nhắc nhở những chuyện
rất nhỏ như mua vé, không
xả rác trên xe…Nhưng dù bị
khách mắng thì nhân viên xe
vẫn phải niềm nở phục vụ.
“Phần lớn khách rất ý thức
chấp hành các quy định khi đi
xe. Tuy nhiên, cũng có nhiều
khách chưa tuân thủ. Nhân
viên nhắc nhở, nếu khách
hiểu thì mừng, còn khách
mắng lại thì chỉ biết bỏ ngoài
tai” - chị A. nói.
Làm nghề lái xe buýt, anh
LVH, tuyến quận 1 - chợ Bình
Điền, cũng đã quen với việc
bị người đi xe trách móc.
“Ai cũng nói chúng tôi
là hung thần xe buýt nhưng
những lần hành khách gây
rối cũng là n i sợ của chúng
tôi” - anh H. phân trần.
Chị Nguyễn Thị Cầm,
người thường xuyên đi xe
buýt lại than phiền: “Có
lần tôi đi xe buýt từ ngã
tư Hàng Xanh đến chợ Bà
Chiểu. Tài xế vừa chạy xe
rất nhanh vừa mở nhạc.
Khách nhắc thì tài xế hét
lớn: “Ngồi im!””.
Bạn Trần Anh, sinh viên
năm nhất kể: “Nhiều lần khi
thấy tôi và nhiều sinh viên
đứng đông ở các trạm chờ,
tài xế lại lái xe buýt đi mà
không dừng lại, có thể do
chúng tôi được giảm giá
vé. Lần khác, trên xe rất
nóng và nhiều hành khách
yêu cầu mở máy lạnh thì bị
nhân viên quát lại: “Đừng
đòi hỏi!””.
Bạn đọc -
ThứBa11-8-2020
“Ai cũng nói chúng
tôi là hung thần xe
buýt nhưng những
lần hành khách gây
rối cũng là nỗi sợ
của chúng tôi.”
Tài xế
H.
Xử lý cả hành khách và nhân viên
xe buýt vi phạm
Cả nhân viên xe buýt, tài xế và hành khách cần c những ứng xử ph hợp trong giao tiếp với nhau.
Có chế tài cho cả hai
Ông Phạm Vương Bảo,
Trưởng phòngQuản lý dịch vụ
giao thông công cộng - Trung
tâmQuản lý giao thông công
cộngTP.HCM(gọi tắt là trung
tâm), cũng nhận định phần
lớn hành khách đi xe buýt
đều thực hiện đúng quy định
nhưng cũng có những hành
khách gây rối.
“Đối với hành khách có
dấu hiệu gây rối trật tự trên
xe buýt, nhân viên xe được
từ chối phục vụ, mời hành
khách xuống xe” - ông Bảo
cho biết.
Trường hợp hành khách
không đồng ý xuống xe và
tiếp tục gây rối hoặc hành
hung nhân viên, tài xế thì tài
xế sẽ điều khiển xe đến trụ
sở công an gần nhất để được
h trợ xử lý theo pháp luật.
Về phía chế tài dành cho
nhân viên, tài xế xe buýt, ông
HàLêÂn, PhóGiámđốc trung
tâm, cho biết đã có biện pháp
xử lý nghiêm.
Theo ông Ân, nếu nhân
viên, tài xế có hành vi thiếu
văn minh, lịch sự; không
hướng dẫn hành khách ngồi
đúng vị trí; không h trợ,
giúp đỡ hành khách là người
lớn tuổi, phụ nữ mang thai,
tr em lên xuống xe sẽ bị xử
phạt 200.000 đồng, đây là
mức phạt thấp nhất.
Mức phạt cao nhất là 3 triệu
đồng đối với các nhân viên,
tài xế có hành vi hành hung
hành khách, người đi đường.
Đồng thời, tùy theo mức độ
vi phạm, người vi phạm sẽ bị
tạm đình chỉ công việc hoặc
buộc thôi việc.•
Những vụ việc nhân viên xe buýt bị hành khách la lối, hành hung trên xe. Ảnh: Cắt từ clip
Tài xế, nhân viên phải học văn hóa ứng xử
Trungtâmvàcácdoanhnghiệpvậntảithường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho
lực lượng tài xế, nhânviênphụcvụ trênxebuýt.
Tại các lớp tập huấn, nhân viên và tài xế sẽ
được học văn hóa ứng xử - giao tiếp, kỹ năng
kiểm soát hành vi, kiềm chế cảm xúc nhằm
trang bị kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp.
Về phía hành khách, trung tâm có những
thông tin, hướng dẫn cụ thể về các quy định
của hành khách khi đi xe buýt được gắn trên
từng xe buýt.
Ông
PHẠMVƯƠNG BẢO
,
Trưởng phòng
Quản lý dịch vụ giao thông công cộng, Trung
tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM
Ngày 7-8, báo
Pháp Luật
TP.HCM
 có bài viết
“Lo hậu sự
cho người mất do COVID-19”
.
Sau bài viết trên, nhiều bạn đọc
bày tỏ xin được chia buồn cùng
các gia đình có người mất liên
quan đến COVID-19.
Đồng thời, bạn đọc cũng thắc
mắc về quy trình thực hiện hậu
sự cho những người không mắc
COVID-19 nhưng không may mất
trong thời gian có dịch.
Theo Công văn 4193 của Bộ Y
tế đã hướng dẫn tổ chức hoạt động
mai táng đảm bảo phòng, chống
dịch COVID-19, các trường hợp tử
vong do nguyên nhân khác, không
bị mắc COVID-19 (đã có kết quả xét
nghiệm âm tính với SARS-CoV-2)
tại cơ sở y tế hoặc khu vực dân cư
đang bị cách ly phòng, chống dịch
COVID-19 thì việc tổ chức tang lễ
như sau:
Thực hiện tổ chức các hoạt
động mai táng như đối với người
chết do nguyên nhân thông
thường nhưng phải tuân thủ các
nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm
COVID-19 trong tang lễ.
Lễ tang tổ chức tại nhà
riêng, nhà tang lễ, nơi tổ chức
lễ tang khác. Thời gian tổ chức
lễ tang không quá 48 giờ kể
từ khi tử vong.
Địa điểm tổ chức lễ tang phải đảm
bảo thông thoáng, tăng cường thông
khí, hạn chế sử dụng điều hòa.
Hạn chế tối đa số người phục vụ,
người đến viếng, tham dự lễ tang,
an táng. Tránh tập trung đông
người, người tham dự lễ tang phải
đảm bảo giữ khoảng cách tối
thiểu theo chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19.
Những người tham dự
lễ tang và người nhà phải luôn đeo
khẩu trang trong suốt quá trình
tổ chức lễ tang. Thường xuyên
rửa tay b ng xà phòng và nước
sạch hoặc b ng dung dịch sát
khuẩn tay.
Tại TP.HCM và nhiều tỉnh,
thành khác đã có khuyến cáo hạn
chế tập trung đông người tại các
hoạt động lễ tang, cưới hỏi…
Không tập trung quá 30 người tại
nơi công cộng.
VÕ PHẠM
Giảmphísửdụngđườngbộcho
xekinh doanh vận tải
Ngườimấtkhôngdonhiễm
COVID-19:Hậusựtổchứcrasao?
Sáng 10-8, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
74/2020 về mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ.
Thông tư này được ban hành nh m thực hiện
Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ về các
nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã
hội ứng phó với dịch COVID-19.
Một điểm đáng chú ý tại Thông tư 74/2020 là
việc giảm phí sử dụng đường bộ cho ô tô kinh
doanh vận tải của doanh nghiệp kinh doanh
vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh
doanh vận tải.
Theo đó, chủ ô tô kinh doanh vận tải hành
khách (ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải
hành khách công cộng) sẽ nộp phí b ng 70%
mức phí tại Thông tư 293/2016 đã ban hành
trước đó. Mức thu mới như sau
(bảng dưới)
:
Đối với xe tải, ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo,
chủ xe nộp phí b ng 90% mức phí tại Thông tư
293/2016.
Thông tư 74/2020 cũng quy định trường hợp
ô tô đã được nộp phí theo mức phí quy định tại
Thông tư 293/2016 cho khoảng thời gian có
hiệu lực của Thông tư 74/2020, chủ xe sẽ được
bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí vào
số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo.
Đơn vị đăng kiểm chịu trách nhiệm tính bù
trừ tiền phí cho chủ xe vào chu kỳ tiếp theo.
Thông tư 74/2020 chỉ có hiệu lực ngắn hạn từ
ngày 10-8 đến hết 31-12-2020.
Kể từ ngày 1-1-2021 trở đi, phí sử dụng
đường bộ được nộp theo mức phí quy định tại
Thông tư 293/2016 của Bộ Tài chính.
VÕ PHẠM
Loại phương tiện chịu phí
Mức thu
(ngàn đồng)
1 tháng 3 tháng 6 tháng 12tháng 18tháng 24tháng 30tháng
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký
tên cá nhân
91
270
540
1.092 1.596 2.100 2.562
Xe chởngười dưới 10 chỗ (trừ xeđăng
ký tên cá nhân); các loại xe buýt vận
tải hành khách công cộng.
126
378
756
1.512 2.205 2.905 3.549
Xechởngườitừ10chỗđếndưới25chỗ;
189
567 1.134
2.268 3.311 4.354 5.320
Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40
chỗ; xe tải,
273
819 1.638
3.276 4.781 6.293 7.679
Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải
413 1.239 2.478
4.956 7.238 9.513 11.620
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook