185-2020 - page 13

13
cho bà hai phần. Một miếng
khi đói bằng một gói khi no,
người ta cho mình nên quý
lắm. Bà quen chú đó đã hơn
bảy năm nhưng không biết
tên, may tụi cháu nói nên bà
mới biết chú là tên Quang
đó chứ. Chú Quang cứ hay
lại đây cho bà bánh và sữa,
đôi lúc lại trò chuyện cùng
với bà cho đỡ buồn” - cầm
gói quà, bà Giá ứa nước
mắt nói.
Mấy chục năm làm việc
thiện nguyện, điều anhQuang
nhận lại không là gì ngoài hai
từ “niềm vui”. Chỉ cần mỗi
món quà anh Quang tặng và
nhận được lời cám ơn cùng
nụ cười niềm nở là anh cảm
thấy hạnh phúc vô cùng.
“Đối với tôi mà nói, làm
công việc này khiến tôi vui,
tôi hạnh phúc, chứ bản thân
tôi cũng chẳng nghĩ đến
chuyện tích đức gì cả. Nên
mỗi lần tôi đến thăm các cụ,
tôi cũng không để lại tên tuổi
gì hết. Tôi nghĩ của cho là
của để dành, cứ cho đi rồi
nó sẽ vẫn còn ở đó mãi mãi
cho con cháu đời sau” - anh
Quang bộc bạch.•
MINHTÂM
T
háng nào cũng vậy, anh
Nguyễn Thanh Quang
(ngụ quận Gò Vấp ,
TP.HCM) lại lọ mọ khắp
các ngõ ngách ở Sài Gòn tìm
đến nhà những cụ già để tặng
quà, chăm sóc và trò chuyện
cùng họ. Ngót nghét vậy mà
cũng đã hơn 30 năm anh gắn
bó với công việc này…
Dù bệnh tai biến
nhưng không quên
người già
Từng làm đầu bếp bảy
năm tại bệnh viện, đến năm
2018 anh Quang bị bệnh tim,
phải dừng hẳn công việc đầu
bếp. Sau khi hồi phục, anh
tự kinh doanh ở nhà và lấy
tiền lời được để tiếp tục đi
làm từ thiện.
Trong con hẻm nhỏ trên
đường Huỳnh Khương An,
quận Gò Vấp, từ xa chúng
tôi đã thấy anh Quang tỉ mỉ
gói ghém từng phần quà để
chuẩn bị đi trao tặng cho
các cụ già.
Loay hoay gói quà rồi cười
cười nói chuyện với chúng
tôi, anh kể: “Từ nhỏ tôi đã
đi làm việc thiện, giống như
mình đi đường thấy người
kém may mắn hơn mình,
mình thấy thương. Ban đầu
tôi chỉ biết có 5-6 hộ, tôi
mua gạo rồi gửi cho các cụ.
Sau này từ vài hộ lên thành
nhiều hộ, bạn bè tôi kêu đăng
Facebook để được nhiều
người biết đến hơn và giúp
được nhiều hoàn cảnh hơn”.
“Chỗ nào tôi biết thì tôi tìm
tới và giúp họ. Như về quê vợ
ở dưới Kiên Giang có những
cụ đã 84 tuổi rồi thèm ăn gà
mà khó khăn quá, không đi
lại được nên tôi cũng mua
cho cụ ăn. Mình cho những
cái người ta cần chứ không
phải cho những thứ người
ta không ăn được” - anh
Quang nói.
Không chỉ xem những cụ
già khó khăn là người cần
giúp đỡ, anh Quang còn coi
họ là những người cô, người
chú thân tình của mình. Mỗi
lần gặp họ cho một phần
quà, anh Quang lại niềm nở
hỏi thăm, trò chuyện cùng
họ để xua đi nỗi cơ cực của
cuộc sống.
Vừa nuôi vợ khỏi bệnh,
anh Quang lại bị tai biến
ập tới nhưng trong suốt quá
trình đó, anh vẫn không quên
những người khốn khó. Anh
Quang nhờ hai con của mình
cùng những người bạn giúp
anh chăm sóc các cụ.
Cho đi để nhận lấy
nụ cười
Bà Trương Thị Lắm ngụ
quận Bình Thạnh, mặc dù
đã 76 tuổi nhưng vẫn cặm
cụi đi lượm ve chai từ 8 giờ
tối đến 8 giờ sáng mới về.
Thân già một mình nuôi chị
và em không có khả năng
lao động, may mắn bà gặp
được anh Quang hỗ trợ. Cứ
mỗi tháng anh lại hỗ trợ bà
và những người thân một ít
tiền cùng các nhu yếu phẩm
trang trải cuộc sống.
Cũng khó khăn nhưbàLắm,
lặn lội từ Lâm Đồng xuống
TP.HCM bôn ba suốt mấy
chục năm qua, bà Nguyễn
Thị Giá nay đã 85 tuổi, một
mình thân già bán vé số sống
qua ngày.
“Bà vui lắm, mình ăn nhiều
khi ứa nước mắt. Chú đó ưa
AnhQuang gửi ve chai, quà bánh và tiền hỗ trợ cho bà Trương Thị Lắm. Ảnh: NGUYỄNTIẾN
Hiện tại, mỗi tháng anh Quang tặng quà cho khoảng
55 cụ già ở các quận khác nhau trong TP.HCM. Ban đầu có
nhiều người bạn cùng đồng hành, cùng đi phát quà nhưng
vì công việc nên ai cũng dần từ bỏ, chỉ còn mình anh đơn
lẻ tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, họ vẫn góp chi phí, nhu
yếu phẩm để anh tiếp tục hành trình. Ngoài ra, anh Quang
còn chia sẻ cho các cô chú lượm ve chai, bán vé số trên các
nẻo đường mà anh từng đi qua.
Anh tâm sự:“Mỗi lần đi ra ngoài, trên xe tôi đều chất đầy
quà bánh. Đi đến đâu gặp những người lượm ve chai, bán
vé số cơ cực, tôi lại dừng xe gửi họ một phần. Tôi nhớ có
lần đang đi dọc đường trời mưa thấy cô bán vé số ngồi đụt
mưa, cô đói bụng không có gì ăn, tôi gửi cô phần bánh với
sữa, cô ăn no rồi mỉm cười mà khiến tôi vui trong lòng”.
Chỉ cần mỗi món
quà anh Quang
tặng và nhận được
lời cám ơn cùng nụ
cười niềm nở là anh
cảm thấy hạnh phúc
vô cùng.
Xe ômtùy tiện tới nhà
đưabệnhnhân
tâmthầnđi điều trị
BVTâm thần TP.HCMsẽ sớm làm rõ
mối quan hệ giữa người trực tổng đài,
hộ lýThành và ông xe ôm tên Vũ.
Phản ánh với PV
Pháp Luật TP.HCM,
bà Lê Thị
Thu Oanh (56 tuổi, ở quận Gò Vấp, TP.HCM) cho
biết bà có người con trai (31 tuổi) bị mất ngủ đã lâu
nên luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, không làm
chủ bản thân.
Sáng 26-7, bà Oanh gọi điện thoại tới BV Tâm
thần TP.HCM nhờ đưa con vào BV điều trị và nơi
đây hứa sẽ cho xe tới đón với giá 3,5 triệu đồng. Lát
sau, taxi chở một hộ lý tên Thành và hai người đàn
ông tên Bình và Vũ tới nhà. Tại đây, ông Bình và
ông Vũ trói tay chân con trai bà Oanh đưa lên xe.
Tới BV, bà Oanh đưa ông Vũ 3,5 triệu đồng nhưng
không có biên lai.
Sau đó, con trai bà được đưa vào Khoa nội trú để
điều trị. Tới ngày 1-8, một người gọi điện thoại cho
bà Oanh báo con trai bà bị hộ lý tên PHN trói tay
chân và đánh rất nhiều. Bà Oanh lật đật chạy tới,
thấy đầu con trai bà có vết rách, trên người nhiều vết
bầm tím.
Ngày 12-8, đại diện BV Tâm thần TP.HCM đã có
buổi làm việc với bà Oanh. Theo biên bản làm việc,
việc hộ lý Thành tới nhà đưa con trai bà Oanh vào
BV để điều trị là trái với quy chế làm việc của BV.
Do vậy, ban giám đốc BV tiến hành họp kỷ luật và
thống nhất kéo dài thời gian nâng lương của hộ lý
Thành thêm sáu tháng, đồng thời cắt một khoản tiền
trong năm.
Biên bản còn cho thấy đại diện BV đã làm việc
với lãnh đạo Khoa nội trú và tất cả thống nhất “việc
hộ lý N. làm việc với bệnh nhân do cách tiếp xúc
chưa đúng nên gây ra việc khiếu nại của bà Oanh”.
Trao đổi với PV ngày 13-8, ông Trương Hồng
Sơn, Phó Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM, xác
nhận một bảo vệ BV có nhận cuộc gọi điện thoại
từ bà Oanh. Ông Sơn khẳng định BV Tâm thần
TP.HCM không có chủ trương tới nhà đưa bệnh
nhân vào BV điều trị mà phải chính người nhà đưa
bệnh nhân đi. BV cũng khẳng định ông Bình và ông
Vũ không phải là nhân viên của BV. Vậy ông Bình
và ông Vũ là ai?
Ngày 14-8, PV đến trước cổng BV Tâm thần
TP.HCM tìm người tới nhà đưa người quen đi BV.
Nghe PV nói tìm người tên Vũ, một xe ôm sốt sắng
chỉ người đàn ông trên 50 tuổi đứng cạnh xe máy.
Ông Vũ cho biết đang chạy xe ôm, sẵn sàng tới
nhà đưa bệnh nhân tâm thần đi BV điều trị theo
yêu cầu của gia đình. PV hỏi có nhân viên y tế
BV Tâm thần TP.HCM đi cùng không, ông Vũ nói
“Không” và giải thích BV không có dịch vụ tới nhà
đưa bệnh nhân đi điều trị. Ông Vũ cho biết giá đưa
người bệnh tới đây hoặc tới cơ sở của BV này ở xã
Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đều
3,5 triệu đồng.
Ông Vũ còn khoe cách đây vài ngày có đưa
một bệnh nhân từ quận Gò Vấp tới BV Tâm thần
TP.HCM. “Sau đó, mẹ của bệnh nhân (bà Oanh -
PV) bức xúc nhiều chuyện rồi đăng tùm lum trên
Facebook” - ông Vũ vô tình tiết lộ.
PV nói có đọc được những bức xúc của mẹ bệnh
nhân này và hỏi: “Mẹ bệnh nhân nói đứa con bị hai
người đàn ông trói tay chân đưa lên xe. Vậy anh
là một trong hai người đàn ông đó? Anh cũng là
người cầm 3,5 triệu đồng từ mẹ bệnh nhân?”. Ông
Vũ gật đầu, nói tiếp: “Bệnh nhân kích động, không
chịu đi BV nên buộc lòng tôi và anh Bình phải cố
định tay chân”.
PV thắc mắc: “BV không có chủ trương tới nhà
đưa bệnh nhân đi điều trị. Vậy tại sao hộ lý Thành đi
cùng anh và ông Bình?”. “Hộ lý Thành đi lén” - ông
Vũ trả lời.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Hồng Sơn
cho biết sẽ làm rõ mối quan hệ giữa người trực tổng
đài, hộ lý Thành với hai ông Vũ, Bình. Nếu có sai
phạm, nhân viên của BV sẽ bị xử lý đúng mức.
TRẦN NGỌC
Đời sống xã hội -
ThứBảy15-8-2020
Anhđầubếp30nămâm
thầmchămsócngườigià
“Của cho là của để dành, cứ cho đi rồi nó sẽ vẫn còn ở đómãi
cho con cháu đời sau”, cứ như vậy, anhNguyễnThanhQuang đã
lặng lẽ giúp đỡ những cụ già suốt 30 nămqua…
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook