007-2025

Khi mỗi vụ trộm cắp, cướp giật được xem như trọng án SỐ 007 (7280) - Thứ Tư 8-1-2025 Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn NHIỀU MÔ HÌNH SÁNG TẠO trong giữ gìn an ninh trật tự ở TP.HCM Cán bộ phường Thới An, quận 12, TP.HCM theo dõi an ninh trật tự trên địa bàn qua camera. Ảnh: TRẦN MINH Cục Đăng kiểm hướng dẫn việc xử lýôtôchưa nộp phạt vi phạmgiaothông Tòa tuyên Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh Sau chức vô địchAFFCup đến giấc mơ vô địch châu Á, dự WorldCup... Hướng đến hình sự hóa tội làmgiàubất chính trong so nay trang 14 trang 15 trang 2 + 3 trang 9 trang 7 trang 4 Việc tấn công, trấn áp tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng được Công an TP.HCM thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, huy động cả hệ thống chính trị, người dân vào cuộc để ngăn ngừa, đấu tranh. (Xem tiếp trang 5)

2 Thời sự - Thứ Tư 8-1-2025 thoisu@phapluattp.vn Một phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kỷ luật đảng viên có vi phạm về kê khai tài sản không trung thực. Ảnh: UBKTTW THANH TUYỀN thực hiện Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cho rằng cần thu hẹp đối tượng kê khai tài sản; trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực phải có trọng tâm, trọng điểm, “trên trước, dưới sau”. Theo ông Minh, đối tượng quan trọng cần phải kê khai, kiểm soát là người có chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý. Lâu dần, có thể tiến đến hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính và để người dân tiếp cận các thông tin kê khai. Kê khai của lãnh đạo, quản lý chưa được coi trọng đúng mức . Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiện nay? + TS Đinh Văn Minh (ảnh): Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm tạo cơ sở để phát hiện kịp thời các biểu hiện tham nhũng khi có sự gia tăng bất thường về tài sản và kịp thời ngăn chặn tẩu tán, bảo đảm cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Đây là một biện pháp quan trọng trong PCTN. Các cơ quan có trách nhiệm đã có nhiều cố gắng trong thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. Dù vậy, qua thực tiễn có thể thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc làm hiệu quả của giải pháp này chưa đạt mục tiêu đề ra, cần được tổng kết và tiếp tục nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp. . Vậy vướng mắc lớn nhất 130/2020 đã quy định cụ thể đối tượng phải kê khai hằng năm. Tuy nhiên, số lượng kê khai hằng năm là rất lớn và trong nhiều trường hợp gây ra nhiều khó khăn khi xác định đối tượng này. Đó là chưa kể kê khai để theo yêu cầu của công tác cán bộ do bầu cử, bổ nhiệm… Trong khi đó, đối tượng quan trọng cần phải kê khai, kiểm soát là người có chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý lại chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, cần cân nhắc thu hẹp đối tượng kê khai tài sản, trong đấu tranh PCTN phải có trọng tâm, trọng điểm “trên trước, dưới sau” và thực hiện kê khai hằng năm đối với tất cả những người có nghĩa vụ kê khai. Song song đó, cần nghiên có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc thẩm quyền quản lý. Tuy nhiên, các cơ quan Đảng lại có quy định riêng về cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, chủ yếu là Ủy ban Kiểm tra từ Trung ương đến cấp huyện, trong đó xác định thẩm quyền kiểm soát của từng cấp đối với các đối tượng theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng. Điều đáng nói là rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là đảng viên thuộc quyền quản lý của cấp ủy. Như vậy, những người này vừa thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN, vừa chịu sự kiểm soát của Ủy ban Kiểm tra của Đảng. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn khi xác định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đối với đối tượng cụ thể và làm giảm vai trò, trách nhiệm của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN. Chưa kể, riêng các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của đảng lên đến xấp xỉ hàng ngàn cơ quan. Vì vậy, tôi cho rằng cần xác định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập về cơ bản theo quy định của Luật PCTN, trừ những người thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong quan điểm mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới phương thức lãnh đạo cầm quyền của Đảng đã đề cập đến câu chuyện chồng chéo, lẫn lộn giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước. Cùng một lúc có hai cơ quan kiểm soát trong quá trình thực hiện công tác này là gì? + Đó là xác định đối tượng kê khai tài sản, thu nhập mà trước hết là xác định chức danh tương đương. Có nhiều cách hiểu khác nhau trong các quy định dẫn đến việc lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, như hiệu trưởng trường mầm non; phó trưởng khoa, phòng thuộc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã… không đúng với Kết luận 35-KL/TW của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Hay có đơn vị xác định người không được bổ nhiệm giữ bất cứ chức vụ gì mà chỉ được giao phụ trách một phòng (có được hưởng phụ cấp công việc như phó trưởng phòng trở lên) thuộc diện kê khai hằng năm vì cho rằng người này tương đương trưởng phòng theo quy định tại Nghị định 130/2020… Như vậy, số người phải kê khai tài sản, thu nhập mỗi năm lên đến hàng triệu. Con số này là quá lớn, vượt quá khả năng của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Khó khăn tiếp theo là xác định đối tượng có nghĩa vụ kê khai hằng năm. Luật PCTN năm 2018 phân biệt kê khai lần đầu và kê khai hằng năm với mục đích hướng sự kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm vào những đối tượng có cơ hội tham nhũng nhiều hơn. Nghị định cứu từng bước thực hiện kê khai trực tuyến và số hóa việc quản lý bản kê khai nhằm giảm bớt chi phí. Cách nào để xác minh tài sản là nhà đất…? . Một số địa phương cho biết cái khó hiện nay là về thẩm quyền, phạm vi xác minh tài sản, thu nhập khi xác minh tài sản là nhà đất, tiền gửi tại ngân hàng. Họ cũng gặp khó trong kiểm đếm và xác định mức độ đúng, sai của các loại tài sản mang tính giá trị vật chất hiện hữu, như tiền mặt, nữ trang… + Điều 30 Luật PCTN năm 2018 quy định Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên; người Kiểm soát và bảo đảm mọi thu nhập của cán bộ, công chức được chuyển khoản sẽ là tiền đề để đưa ra các biện pháp thu hồi tài sản không thông qua bản án, hình sự hóa tội làm giàu bất minh. Việc lựa chọn bốc thăm ngẫu nhiên người được xác minh theo Nghị định 130/2020 chỉ là một trong những căn cứ để xác minh tài sản. Ngoài ra còn có các căn cứ khác như khi tố cáo có căn cứ, khi bản thân các cơ quan kiểm soát tài sản thấy có dấu hiệu nghi ngờ về sự không trung thực hay do yêu cầu của công tác cán bộ… Tính ngẫu nhiên này như một sự bổ sung để đảm bảo cán bộ, công chức, người có nghĩa vụ kê khai phải trung thực và bất kỳ lúc nào họ cũng có thể nằm trong diện bị xác minh. Việc bốc thăm dựa trên ngẫu nhiên không có căn cứ, dấu hiệu cụ thể. Theo tôi, việc này là để tạo công bằng với mọi cán bộ, công chức. Cái khó ở đây là vấn đề xác minh. Theo quy định, số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình và số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc bốc thăm ngẫu nhiên chỉ là biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, do đó cần thực hiện kê khai có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những vị trí tập trung quyền lực, nơi cá nhân nắm giữ các vị trí quan trọng. Thực tế, các trường hợp cần xác minh là một con số quá lớn, vượt ra khỏi khả năng của cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập. Điều đó dẫn đến việc xác minh hời hợt, hình thức, chủ yếu là so sánh thông tin trong tờ khai với thực tế giấy tờ tài liệu do người kê khai cung cấp. Số liệu về tỉ lệ kết quả xác minh cho thấy rõ điều này. Sáu tháng đầu năm 2023, trong số 4.427 trường hợp được xác minh thì chỉ có hai trường hợp bị kỷ luật vì có kết luận là kê khai không trung thực. TS ĐINH VĂN MINH Bốc thăm ngẫu nhiên là tạo sự công bằng Hướng đến hình sự hóa Việc kê khai tài sản, thu nhập hiện nay theo đánh giá là đang khó kiểm soát bởi phạm vi các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập quá rộng.

3 Thời sự - Thứ Tư 8-1-2025 thoisu@phapluattp.vn Thanh tra TP.HCM tổ chức bốc thăm để xác minh tài sản, thu nhập của các cán bộ, quản lý đang làm việc tại 13 đơn vị trên địa bàn năm 2024. Ảnh: TTBC Ý kiến tội làm giàu bất chính TS CAO VŨ MINH, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM: Kê khai là để kiểm tra biến động “số dư” tài sản Kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là tổng thể các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng bao gồm các hoạt động kiểm tra, rà soát để có thể nắm được những biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Việc này nếu được thực hiện tốt sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn người có nghĩa vụ kê khai lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để nhận tiền bạc, của cải, vật chất trái quy định pháp luật hoặc tìm cách tư lợi cá nhân thông qua thực hiện hành vi tham nhũng. Ở góc độ pháp lý, suốt một thời gian dài các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, trong đó có Luật PCTN năm 2018 cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về kiểm soát tài sản, thu nhập. Để làm rõ nội hàm, ngày 30-10-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130 quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong đó, khoản 1 Điều 3 nghị định nêu rõ: “Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng…”. Trên thế giới, công tác này đang được xem là giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống tham nhũng, có khả năng hỗ trợ cả khâu ngăn ngừa và cưỡng chế hành vi tham nhũng. Luật PCTN năm 2018 quy định rất rõ những đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và mọi biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên một cách trung thực. Việc kê khai này rất quan trọng, cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra biến động “số dư” tài sản của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn sau thời gian tại vị nào đó để khi cần thiết. Cũng từ hoạt động kiểm tra này, cơ quan có thẩm quyền có thể phát hiện ra phần tài sản dôi dư là minh bạch hay bất chính. TS HỒ NGỌC ĐĂNG, khoa Xây dựng Đảng Học viện Cán bộ TP.HCM Thắt chặt khâu kiểm tra, xác minh lại tài sản sau kê khai Kiểm soát tài sản cán bộ là một trong những biện pháp quan trọng để PCTN. Đây là công việc lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Dù vậy, trên thực tế triển khai, vẫn có nhiều cán bộ chưa kê khai đầy đủ, trung thực về tài sản, thu nhập hoặc cố tình che giấu thông tin. Công tác kiểm tra, xác minh tài sản còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào việc đối chiếu, so sánh với thực tế. Việc xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định về kê khai tài sản còn chậm, chưa đủ sức răn đe. Các cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của cán bộ chưa được liên thông, gây khó khăn trong việc đối chiếu, kiểm tra. Để khắc phục những hạn chế trên và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tài sản cán bộ, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của người kê khai. Xây dựng cơ chế xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm… Ngoài ra, phải cải thiện công tác kiểm tra, xác minh sau khi đã kê khai. Trong đó, xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác minh cụ thể, rõ ràng; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu để đối chiếu, so sánh thông tin. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm quy định về kê khai tài sản và phải công khai kết quả xử lý để răn đe, phòng ngừa. Cơ quan chức năng cũng cần sớm xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông, liên kết các cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của cán bộ với các cơ sở dữ liệu khác như đất đai, ngân hàng, để tạo thành một hệ thống thông tin thống nhất. Bên cạnh đó là tăng cường thanh tra, kiểm toán; thường xuyên thanh tra, kiểm toán tài sản của cán bộ, nhất là những người giữ các vị trí quan trọng. Và có lẽ chúng ta cũng cần xây dựng cơ chế khuyến khích người dân tố cáo, tạo ra một môi trường an toàn để người dân dám tố cáo các hành vi tham nhũng. Cuối cùng và vẫn là then chốt nhất là cần phải nâng cao đạo đức công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức để tự ngăn mình không rơi vào vòng xoáy của cám dỗ, vật chất. THANH TUYỀN ghi Người dân nên được tiếp cận thông tin về bản kê khai tài sản, thu nhập . Về lâu dài, chúng ta có nên mở rộng khả năng tiếp cận của người dân và xã hội đối với các thông tin liên quan bản kê khai tài sản, thu nhập? + Đi cùng với xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất, tôi cho rằng rất cần sự tăng cường kiểm tra, giám sát từ phía các tổ chức xã hội và người dân. Mở rộng thu thập thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, thông qua phản ánh, tố cáo của người dân… Đây chính là những biện pháp để phát huy vai trò của xã hội trong giám sát, phát hiện tài sản và các khoản thu nhập bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn. Việc công khai thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, cho phép hệ thống kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập tranh thủ sự tham gia của tổ chức xã hội trong giám sát tờ khai, tăng cường cưỡng chế, từ đó nâng cao uy tín của cơ chế. Kết luận 21/2012 của Trung ương đặt ra yêu cầu: “Sửa đổi Luật PCTN và các văn bản liên quan khác để thực hiện việc công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập nơi công tác và nơi cư trú”. Tuy nhiên, quá trình thảo luận nhằm sửa đổi quy định liên quan trong Luật PCTN năm 2018 vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất, nhất là việc công khai tại nơi cư trú với lý do quan ngại về sự an toàn cho người kê khai tài sản, thu nhập. Vì vậy mà cho đến nay, luật mới chỉ có các quy định công khai bản kê khai tại nơi làm việc và đối tượng, phạm vi công khai cũng khá hạn hẹp. Điều này hạn chế sự tham gia của người dân và xã hội trong việc tham gia phát hiện và phê phán những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan cần nghiên cứu để mở rộng khả năng tiếp cận của người dân và xã hội đối với các thông tin về bản kê khai tài sản, thu nhập. Lâu dài hơn, cần khuyến khích việc chủ động công khai thông tin về tài sản, thu nhập, nhất là đối với người tham gia ứng cử, được dự kiến bầu, bổ nhiệm vào các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị. . Xin cảm ơn ông.• thu nhập; cấp ủy thì thuộc Đảng, các cơ quan khác thì thuộc chính quyền quản lý nên đã xảy ra những câu chuyện bao biện, làm thay. Còn việc người ta kê khai có đúng hay không, tùy vào năng lực của cơ quan xác minh. Với tài sản, nhà đất nếu đủ khả năng thì kiểm tra vẫn được. Thanh tra Chính phủ và các cơ quan cũng đã từng làm. Một công văn gửi cho ngân hàng, cơ quan quản lý nhà đất, quản lý xe cộ, tàu bè yêu cầu phải cung cấp thông tin xác minh thì các cơ quan đó phải phối hợp. Khó khăn hiện nay, theo tôi là người ta không chỉ gửi tài sản ở một nơi nhất định trong huyện, tỉnh sinh sống mà có thể gửi ở tỉnh này, tỉnh khác. Nhà đất cũng có thể có ở khắp nơi. Do vậy, cơ quan chức năng chỉ có thể quản lý chặt hơn thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Mọi bất động sản, nhà đất, tài sản gửi ở bao ngân hàng, chi nhánh đều có thể kiểm soát được thông qua phần mềm này. Tôi cho rằng không nên đặt nặng việc truy vết khối tài sản này mà chỉ nên làm trong khả năng. Cùng với việc thu hẹp đối tượng kê khai thì cũng thu hẹp các trường hợp được xác minh. Chỉ nên thực hiện việc xác minh đối với các trường hợp có căn cứ về sự thiếu trung thực của người kê khai (hoặc có thông tin từ các cơ quan quản lý hoặc có tố cáo, trong đó có cơ sở về sự thiếu trung thực trong việc kê khai). Thu hồi tài sản không thông qua bản án . Vậy theo ông, có nên thực hiện kiểm tra tài sản cả người thân có liên quan hay không? + Kê khai trước hết là dựa vào sự trung thực của cán bộ, công chức. Hằng năm có đến mấy triệu bản kê khai tài sản, nếu xác minh thì cơ quan thực hiện sẽ quá tải, không đủ khả năng. Bản thân cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập không phải một loại cơ quan có chức năng điều tra. Việc xác minh chỉ nên tiến hành khi có dấu hiệu nghi ngờ, có dấu hiệu cụ thể hay khi có căn cứ cho rằng những người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột…) có dấu hiệu tẩu tán và cần xác minh để chứng minh người kê khai có liên quan. Nếu không, ta phải tốn nguồn lực đi xác minh người thân của hàng triệu người kê khai. . Quan điểm của ông về đề xuất nên hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính? + Điều 20 Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã đề cập đến điều này. Đây cũng là vấn đề đã đặt ra từ ban đầu chúng ta khi xây dựng các quy định về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc sử dụng tiền mặt cũng là một nguyên nhân quan trọng khác khiến cho việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được quy định và triển khai thực hiện trong chi trả lương và các khoản phụ cấp. Tuy nhiên, lượng tiền trong các giao dịch này chỉ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng giao dịch của nền kinh tế. Trong khi đó, lượng tiền trong các giao dịch kinh tế, dân sự khác chiếm tỉ lệ cao hơn thì hầu như lại được thực hiện theo phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Những vụ án gần đây như Việt Á, chuyến bay giải cứu… đã cho thấy mức độ khủng khiếp của các hành vi đưa, nhận hối lộ nhưng các cơ quan tố tụng đã gặp rất nhiều khó khăn để chứng minh hành vi nhận hối lộ khi nó được thực hiện bằng tiền mặt… Vì vậy, giải pháp cực kỳ quan trọng là phải kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong mọi giao dịch, kể cả khu vực công và khu vực tư. Đồng thời, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm tạo thuận lợi cho quá trình xác minh tài sản. Kiểm soát thật chặt thu nhập, bảo đảm mọi thu nhập, trước hết là của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đều được chuyển khoản và có sự giám sát của cơ quan thuế. Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp thu hồi tài sản không thông qua bản án cũng như hình sự hóa tội làm giàu bất minh. Nhưng muốn là một chuyện, việc thực hiện phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như khả năng quản trị quốc gia, áp dụng khoa học công nghệ để liên thông cơ sở dữ liệu với nhau. Để làm được thì tôi cho rằng cần có lộ trình thực hiện việc này rõ ràng.

4 Thời sự - Thứ Tư 8-1-2025 thoisu@phapluattp.vn Ông Cấn Đình Tài và ông Nguyễn Hoàng Anh làm trợ lý Chủ tịch nước Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Cấn Đình Tài, trợ lý nguyên Chủ tịch nước, làm trợ lý ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, trợ lý nguyên Chủ tịch nước, làm trợ lý ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. • Cùng ngày, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với VKSND Tối cao tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng và kiểm sát viên VKSND Tối cao. Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm chức danh kiểm sát viên VKSND Tối cao đối với các ông Nguyễn Hoài Nam, kiểm sát viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, VKSND Tối cao; Trung tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Bộ Công an; đồng thời bổ nhiệm giữ chức phó viện trưởng VKSND Tối cao đối với ông Nguyễn Đức Thái, kiểm sát viên VKSND Tối cao, Viện trưởng VKSND TP.HCM và ông Trần Hải Quân, kiểm sát viên VKSND Tối cao. N.THẢO - TTXVN • Mang 70 tờ vé số giả đi lừa đảo. Ngày 7-1, Công an huyện Châu Thành, Tây Ninh cho biết đã bắt giữ Nguyễn Văn Tiến (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tiến mang 70 tờ vé số trúng thưởng giả mang đi đổi, trong đó lừa đổi ba tờ (giải 6) lấy 1,2 triệu đồng của chị Trang (bán vé số) và đang lừa đổi của một người bán vé số khác thì bị công an bắt giữ. V.TÙNG • Xe đầu kéo lao xuống vực, 2 người tử vong. Ngày 7-1, nguồn tin từ UBND xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, Yên Bái cho biết một xe đầu kéo bồn xi măng khô mất lái lao xuống vực sâu dốc Đèo Bẳn khoảng 20 m, làm hai người trong cabin xe tử vong. X.NGUYÊN Sáng 7-1, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước phong tặng. Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh: “Danh hiệu cao quý Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đón nhận hôm nay là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân với những thành tích đặc biệt xuất sắc của cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân”. Vùng 4 Hải quân luôn coi nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là trách nhiệm thiêng liêng và cao cả. Mỗi khi có ngư dân gặp nạn, lực lượng và phương tiện của Vùng 4 nhanh chóng xuất phát và có mặt kịp thời để cứu giúp ngư dân. Cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 còn tích cực tham gia hoạt động dân vận, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với địa phương; kịp thời hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình chính sách, những hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị hỗ trợ lên đến hàng chục tỉ đồng. XUÂN HOÁT Chiều 7-1, Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý IV-2024. Trả lời câu hỏi của báo chí về đề xuất mới đây của Bộ Công Thương về giảm thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ tối thiểu ba tháng xuống còn hai tháng/lần, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân không phải bây giờ mới đề cập. Trước đó đã có Quyết định 24/2017 với quy định thời gian tối thiểu được điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là sáu tháng. Sau đó, trong tháng 5-2024, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 05 điều chỉnh chu kỳ điều chỉnh giá từ sáu tháng xuống còn ba tháng. Đến hiện nay, Bộ Công Thương tiếp tục giao Cục Điều tiết điện lực xây dựng nghị định về cơ chế điều chỉnh và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định mới này sẽ được xây dựng và ban hành đồng thời với thời gian có hiệu lực của Luật Điện lực (sửa đổi), tức là ngày 1-2-2025. Theo đó, dự thảo nghị định đang đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu được điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ba tháng xuống hai tháng. “Việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn hai tháng mới chỉ dừng ở mức độ ý tưởng. Hiện dự thảo nghị định vẫn đang lấy ý kiến góp ý các đơn vị, đặc biệt là các đối tượng chịu tác động. Sau khi tổng hợp tất cả ý kiến, cục sẽ báo cáo lãnh đạo bộ để tham mưu ra một cơ chế phù hợp nhất trong thời gian sắp tới” - đại diện cục này cho hay. AN HIỀN Sáng 7-1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết trong năm 2024, đơn vị ghi nhận gần 600.000 phương tiện hết tiền trong tài khoản thu phí không dừng (ETC) lưu thông trên các tuyến cao tốc. VEC cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ùn ứ, mất an toàn giao thông khi phương tiện lưu thông qua các trạm thu phí với tốc độ cao; mặc dù doanh nghiệp vận hành đã khuyến cáo, tổ chức tuyên truyền rộng rãi. Pháp luật hiện hành quy định người điều khiển ô tô không đủ điều kiện thu phí ETC đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí thì phạt cho mỗi lần vi phạm 2-3 triệu đồng. Tuy nhiên trên thực tế, những trường hợp trên đều được nhân viên trạm thu phí nhắc nhở, hướng dẫn nộp tiền vào tài khoản để qua trạm. VIẾT LONG Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Vùng 4 Hải quân. Ảnh: HẢI ĐÌNH TP.HCM phải hoàn thành tinh gọn bộ máy trước tháng 4-2025 Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM. Trước đó, ngày 2-1, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chủ trì cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM. Ông Phan Văn Mãi cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo chủ trương chung của Bộ Chính trị là nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, có tác động đến toàn bộ hệ thống chính trị của TP. TP.HCM phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, ổn định tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP, chính thức hoạt động từ ngày 1-4-2025. Chủ tịch UBND TP giao thủ trưởng các sở, ban ngành; quận, huyện, TP Thủ Đức khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp và Công văn 808/2024 của UBND TP để xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của cơ quan, đơn vị. Sau đó, gửi kết quả về Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 10-1. Sở Nội vụ có trách nhiệm khẩn trương tổng hợp đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM; tham mưu, xây dựng chế độ, chính sách hợp lý, phù hợp cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban cán sự Đảng UBND TP, hoàn thành trước ngày 15-1. LÊ THOA Các tuyến đường trung tâm TP.HCM hạn chế lưu thông Từ ngày 7 đến 11-1, một số tuyến đường tại trung tâm TP.HCM được lực lượng chức năng yêu cầu hạn chế lưu thông và phân luồng cho người dân lưu thông theo các lộ trình khác, gồm một số khu vực tại các đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Võ Văn Kiệt, Ngô Đức Kế. Việc này nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ công tác tổ chức diễn tập phương án xử lý tình huống khẩn cấp cháy, nổ và tổ chức thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nơi tổ chức lễ hội, sự kiện tập trung đông người trên địa bàn TP. Thời gian hạn chế lưu thông từ 5 giờ đến 7 giờ 30 ngày 7 và 8-1; từ 9 giờ đến 11 giờ 30 ngày 9-1; từ 9 giờ đến 11 giờ 30 ngày 10-1 và từ 8 giờ đến 12 giờ ngày 11-1. T.SANG Công an TP Đà Lạt đảm bảo an toàn cho 50 sự kiện lớn Ngày 7-1, Công an TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024. Trong năm 2024, Công an TP Đà Lạt đã đạt nhiều kết quả nổi bật trên các mặt công tác, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Công an TP Đà Lạt đã đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho 12 đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến Đà Lạt và trên 50 hội nghị, sự kiện quy mô lớn, mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. V.TÙNG Khởi tố tài xế lùi ô tô làm nữ công nhân tử vong Ngày 7-1, Công an huyện Châu Thành, Tiền Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với tài xế Nguyễn Minh Hiếu (ngụ tỉnh Đồng Tháp) để điều tra về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trước đó, ngày 24-12-2024, chị ĐTT (công nhân trong Khu công nghiệp Tân Hương) dừng xe đạp để nghe điện thoại, phía sau là ô tô chở công nhân đi làm trong khu công nghiệp. Lúc này, ô tô lùi trúng chị T khiến chị tử vong. H.DU ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bộ Công Thương nói về đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần Gần 600.000 phương tiện đi vào cao tốc mà thẻ ETC hết tiền Tin vắ n

5 “Trước đây tôi và các bạn trong câu lạc bộ khiêu vũ có nghe có một băng trộm chuyên đi lấy điện thoại tại công viên, rất may công an đã bắt được nhóm trộm này, người dân an tâm hơn khi đến công viên này” - chị Ngân nói và gửi lời cảm ơn đến Công an TP.HCM. Còn một bảo vệ ở công viên, người từng nhiều lần đẩy đuổi nhóm trộm, cho hay là có trường hợp người dân phản ánh bị mất điện thoại. “Tôi có nghe người dân phản ánh việc trộm cắp. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các anh em trong tổ thường xuyên đi tuần tra, nhắc nhở người dân. Có trường hợp tôi đi tuần tra, nhắc nhở bảo quản tài sản thì khoảng 10 phút sau người này báo mất điện thoại. Tôi cũng khó xử và chỉ biết dẫn các nạn nhân tới công an phường trình báo” - bảo vệ Công viên Tầm Vu nói. “Khi nghe nói nhóm trộm đã bị công an triệt phá. Tôi thay mặt cho công ty, anh em bảo vệ cũng cảm ơn công an đã phối hợp triệt phá nhóm trộm này” - người này nói. Còn Trần Minh B, sinh viên bị mất điện thoại ở Công viên Tầm Vu vào tối 11-11-2024, thì vui ra mặt: “Tôi rất vui khi hay tin cả nhóm trộm đều bị bắt. Giờ người dân hay các bạn sinh viên ra công viên chơi thì an tâm hơn. Theo em, cơ quan chức năng nên lắp thêm đèn sáng ở một số chỗ để tránh bị trộm lợi dụng đêm tối thực hiện hành vi xấu” - B nói. Còn chị Nguyễn Kiều Ph (26 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, nạn nhân của nhóm trộm tại Làng đại học) cho biết: “Tôi rất vui và muốn gửi lời cảm ơn đến công an và báo Pháp Luật TP.HCM khi nhóm trộm bị bắt. Tôi cũng nhắn nhủ mọi người khi đi chơi ở công viên, nơi công cộng cần chú ý bảo quản, cất giữ tài sản tránh bị kẻ gian nhòm ngó” - chị Ph nói. Đủ dấu hiệu phạm tội có tổ chức Liên quan việc băng nhóm trộm bị công an khởi tố tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản Thời sự - Thứ Tư 8-1-2025 Khởi tố bảy bị can Bước đầu, công an xác định nhóm của Nguyễn Xuân Vinh đã thực hiện 15 vụ trộm cắp tài sản, tại các công viên ở TP.HCM và Làng đại học. Đến nay, công an đã khởi tố Nguyễn Xuân Vinh, Dương Nhật Tân (36 tuổi, quê Đồng Nai), Nguyễn Quốc Cường (33 tuổi, quê Tây Ninh), Nguyễn Tấn Đạt (29 tuổi, quê Bình Định), Nguyễn Trung Hậu (28 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) về tội trộm cắp tài sản. Riêng Phạm Văn Vinh (42 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), Trương Quang Hưng (21 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) bị khởi tố về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. thoisu@phapluattp.vn N.TÂN - P.HẢI - M.CHUNG Ngày 7-1, liên quan đến nhóm trộm ở Làng đại học, các công viên ở TP.HCM, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố Nguyễn Xuân Vinh (39 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) cùng sáu người khác để điều tra về tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Người dân cảm ơn công an khi triệt phá nhóm trộm “Hiện vẫn đang đấu tranh, lấy lời khai cũng như mở rộng điều tra, làm rõ vai trò, hành vi của từng thành viên trong băng nhóm và sẽ truy bắt những người liên quan nếu có căn cứ” - một cán bộ điều tra nói. Trước đó, từ thông tin nhiều cặp đôi bị trộm điện thoại, tài sản ở Làng đại học (TP Dĩ An, Bình Dương, giáp ranh với TP.HCM) và các công viên ở TP.HCM, PV báo Pháp Luật TP.HCM đã phát hiện một băng nhóm trộm chuyên nghiệp nên báo đã phối hợp cung cấp thông tin và Công an TP.HCM đã lập chuyên án, bắt toàn bộ nhóm trộm này… Nhiều sinh viên, bảo vệ các công viên, người dân vui mừng khi nhóm trộm bị công an bắt giữ. Chị Mai Ngân (57, ngụ quận Bình Thạnh), chủ nhiệm một câu lạc bộ khiêu vũ hoạt động tại Công viên Tầm Vu, quận Bình Thạnh, nói: Nhiều người sau giờ làm việc thì đến đây thư giãn, khiêu vũ, học tập, vui chơi. “Khi nghe nói nhóm trộm đã bị công an triệt phá. Tôi thay mặt cho công ty, anh em bảo vệ cũng cảm ơn công an đã phối hợp triệt phá nhóm trộm này” - bảo vệ công viên. Một câu lạc bộ khiêu vũ đang sinh hoạt tại Công viên Tầm Vu, quận Bình Thạnh. Ảnh: TÂN - HẢI Hôm 5-1, trao đổi với báo chí, Đại tá Phạm Đình Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM, cho biết Công an TP.HCM đang thí điểm mô hình xem mỗi vụ trộm cắp như một vụ trọng án. Cũng mới năm ngoái, Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, chỉ đạo: Xem mỗi vụ cướp giật là trọng án. Đây là một lời tuyên chiến mạnh mẽ của Công an TP.HCM trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm sở hữu, tội phạm đường phố, một trong những vấn đề nhức nhối tồn tại gây lo lắng cho người dân, du khách. Hiệu quả của lời tuyên chiến với tội phạm đường phố tác động ngay lập tức: Tội phạm đường phố được kéo giảm sâu qua con số biết nói: Năm 2024, TP.HCM xảy ra 465 vụ cướp giật, giảm 161 vụ so với cùng kỳ, tỉ lệ khám phá 96,34%. Riêng cướp tài sản, xảy ra 101 vụ, giảm 12 vụ, tỉ lệ điều tra khám phá 99%. Đây là sự nỗ lực không mệt mỏi của Công an TP.HCM cùng phương pháp tiếp cận khoa học và sự quyết tâm tấn công tội phạm cao độ. Đó là kết quả từ việc Công an TP.HCM đã sắp xếp lại lực lượng hình sự 363, trong đó đặc nhiệm chủ công thay cho CSGT. Các lò độ xe, mua bán phụ tùng, các chủ tiệm cầm đồ, mua bán điện thoại gian được công an kiểm tra, xử lý; lực lượng phòng, chống tội phạm ở cơ sở được củng cố và điều đặc biệt quan trọng là việc chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào đấu tranh với tội phạm của ngành công an mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc tấn công, trấn áp tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng được Công an TP.HCM thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, vững chắc, không chỉ dừng lại ở việc tấn công tội phạm mà còn huy động cả hệ thống chính trị, người dân vào cuộc để ngăn ngừa bằng những giải pháp căn cơ. “Với sự quyết tâm của lực lượng công an và người dân thì đến giờ này, tội phạm đường phố gần như không có chỗ hoạt động” - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải nhìn nhận và cho rằng đây là tiền đề, mấu chốt để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Chuyên án triệt phá nhóm trộm ở Làng đại học, các công viên mà PC02 Công an TP.HCM vừa “cất vó” và hàng loạt vụ triệt phá tội phạm khác thời gian qua đã cho thấy người dân, quyền lợi ích hợp pháp của dân luôn được đặt ở trung tâm nhiệm vụ của ngành công an nói chung và Công an TP.HCM nói riêng. Chúng ta có quyền tin rằng chắc chắn tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm đường phố nói chung sẽ dần không còn đất sống ở TP này. Người dân TP.HCM và du khách đến với TP đã và sẽ ngày càng an tâm hơn khi ra đường, vui chơi ở các không gian công cộng. An toàn xã hội luôn là điều được người dân mong mỏi và đó là giá trị rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của TP.HCM - đầu tàu kinh tế của đất nước. NGUYỄN TÂN Người dân an tâm khi nhóm trộm ở công viên, Làng đại học bị triệt xóa Người dân cảm thấy an tâm hơn khi đến các công viên để vui chơi, đồng thời cám ơn báo Pháp Luật TP.HCM và Công an TP.HCM đã phối hợp phá án thành công. Khi mỗi vụ trộm cắp, cướp giật được xem như trọng án (Tiếp theo trang 1) do người khác phạm tội mà có, băng nhóm này có dấu hiệu phạm tội có tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015. Lý do là nhóm trộm ở các công viên TP.HCM và Làng đại học có sự bàn bạc, thống nhất ý chí, câu kết chặt chẽ, vạch ra kế hoạch trộm cắp rất chi tiết, cụ thể. Trong nhóm này, Nguyễn Xuân Vinh giữ vai trò cầm đầu, phân công nhiệm vụ cho các nghi can khác và khi phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) theo điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS. Bị can Xuân Vinh còn có hai tiền án về tội hủy hoại tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, một tiền sự trộm cắp tài sản. Nếu Vinh chưa được xóa án tích về các tội danh này mà nay lại cố ý thực hiện hành vi phạm tội thì đây được xem là tình tiết tăng nặng TNHS (tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm). Tương tự, nếu các nghi can khác trong nhóm trộm này có các tiền án, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục cố ý phạm tội thì đây được xem là tình tiết tăng nặng TNHS. Trong trường hợp các bị can đã được xóa án tích, xóa tiền sự mà nay lại thực hiện hành vi phạm tội, dù không thuộc trường hợp tăng nặng TNHS nhưng vẫn bị xem là “nhân thân xấu”. Đây hoàn toàn có thể là tình tiết để HĐXX cân nhắc quyết định hình phạt nặng hơn. Theo Điều 173 BLHS, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc tái phạm nguy hiểm, có thể bị phạt tù lên đến bảy năm... Trong vụ án này, Phạm Văn Vinh và Trương Quang Hưng, hai đầu mối tiêu thụ điện thoại trộm cắp của nhóm trên, có dấu hiệu của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, theo Điều 323 BLHS. Điều luật này quy định: Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì có thể bị phạt tù đến ba năm.• Bảo vệ Công viên Tầm Vu (quận Bình Thạnh) cảm ơn PV báo Pháp Luật TP.HCM và Công an TP.HCM đã phối hợp phá án thành công. Ảnh: TÂN - HẢI

6 Ngày 7-1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án cưỡng đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, đối với các bị cáo, trong đó có hai ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân. Trong vụ án này, ông Lưu Bình Nhưỡng, 62 tuổi, cựu phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bị xét xử với hai tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Ông Lê Thanh Vân, 61 tuổi, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV và Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, bị đưa ra xét xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Các bị cáo còn lại trong vụ án là hai giang hồ Phạm Minh Cường, 39 tuổi (Cường “quắt”, có ba tiền án) và đàn em Vũ Đăng Phương, 43 tuổi, bị xét xử tội cưỡng đoạt tài sản. Sau khi tòa công bố những người có mặt tại phiên tòa, luật sư của ông Lê Thanh Vân đã có kiến nghị hoãn phiên tòa vì vắng mặt một số người liên quan nhưng không được chấp nhận. Các bị cáo sau đó được cách ly để tòa tiến hành xét hỏi. Trả lời các câu hỏi của HĐXX, các bị cáo Phạm Minh Cường và Vũ Đăng Phương thừa nhận những việc mình đã làm đúng như cáo trạng nêu. Theo đó, từ năm 2016, Cường và Phương đã tự ý cắm cọc, khai thác 180 ha bãi triều, trùng phần lớn với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép. Cả hai sau đó đã khẳng định khu vực thuộc quyền quản lý, mục đích để ép Công ty Sao Đỏ phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác. Khi nhóm của Cường đụng độ với một nhóm khác, Cường đã nhờ và được ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp. Trong một vụ việc khác, ông Nhưỡng bị cáo buộc nhận 300.000 USD can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh, những người liên quan cũng khai rõ như cáo trạng đã nêu. Rằng ông Nhưỡng đã viết phiếu chuyển đơn giúp doanh nghiệp và có gợi ý “Xong việc đưa chú 300.000”. Về vấn đề này, tại tòa, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng khẳng định hành vi nhận tiền biếu là sai lầm nên sau đó đã cùng gia đình khắc phục. “Đây là một sai lầm trong cuộc đời tôi” - ông Nhưỡng nói. Ông cũng khẳng định chưa bao giờ gợi ý về việc tiền bạc, kể cả trong vụ việc ở Công ty Trường Sinh và nói “Đây là phong cách trong suốt cả cuộc đời tôi”… NGỌC SƠN Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 8-1-2025 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Giải quyết các vướng mắc trước Hội nghị Trung ương tháng 2 Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật đầu tiên của năm 2025 để tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, là “đột phá của đột phá”, thể chế là nguồn lực, động lực cho phát triển nhưng thể chế hiện nay cũng là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Tinh thần là “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh” để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng. Thủ tướng nêu rõ bảy dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”. Thủ tướng nêu rõ đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, do đó phải rất tập trung, khẩn trương thực hiện trong thời gian từ nay đến Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật liên quan tổ chức bộ máy với tinh thần sát thực tế, nâng cao trách nhiệm thực thi của các cấp, tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả thủ tục không cần thiết, vừa quản lý được một cách thông thoáng, vừa khơi thông các nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Thủ tướng nhấn mạnh quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện quyền hạn được phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy Người đứng đầu Chính phủ lưu ý phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa các nội dung được nêu tại Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra, những vấn đề đột xuất, phát sinh; NGUYỄN THẢO Ngày 7-1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025, thảo luận bảy dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; dự án Luật Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025. Ảnh: VGP xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập. Thủ tướng chia sẻ cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; những gì còn biến động thì chúng ta thiết kế để rộng đường có thể điều chỉnh theo yêu cầu của thực tế. Có những nội dung cần quy định khung, trên cơ sở đó vận hành trong khung đã được quy định. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Thủ tướng đánh giá cao Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” các công việc rất khó, phức tạp liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy. Chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra.• Thủ tướng nhấn mạnh quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm. Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng tại tòa. Ảnh: THTB Ông Lưu Bình Nhưỡng nói nhận 300.000 USD là sai lầm trong cuộc đời phapluat@phapluattp.vn Chính phủ thảo luận 6 dự án luật, nghị quyết về tinh gọn bộ máy Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan. Sáng 7-1, tiếp tục phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, QH khóa XV. Căn cứ đề xuất của các cơ quan và Nghị quyết của UBTVQH, Tổng Thư ký QH Lê Quang Tùng đề nghị tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 sẽ tập trung trình QH xem xét, thông qua đối với bảy nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Cụ thể gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của QH; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của QH về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của QH về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XVI; Nghị quyết của QH giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có). ĐỨC MINH Quốc hội sẽ xem xét, thông qua bảy nội dung quan trọng

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==