13 Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng ô nhiễm không khí Cụ c Quản lý môi trư ờ ng y tế - Bộ Y tế đã xây dự ng khuyến cáo phòng, chố ng ảnh hư ở ng củ a ô nhiễm không khí tớ i sứ c khỏ e. Cụ thể, khi chỉ số chất lượng môi trườ ng không khí (AQI) ở mức trung bình 51-100, ngườ i dân có thể tham gia các hoạt động ngoài trời không hạn chế. Khi AQI ở mức kém 101-150, ngườ i dân nên giảm thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời. Khi AQI ở mức xấu 151-200, ngườ i dân hạn chế hoạt động ngoài trời, lựa chọn thời điểm ít ô nhiễm để làm việc. Nếu AQI ở mức rất xấu 201-300, mọi hoạt động ngoài trời cần hạn chế tối đa. Khi AQI ở mức nguy hại 301-500, tất cả hoạt động ngoài trời nên được tránh, cân nhắc cho trẻ em nghỉ học nếu tình hình này kéo dài ba ngày liên tiếp. THANH GIANG Dừng thi IELTS trên giấy từ ngày 30-3 Ngày 7-1, Hội đồng Anh và IDP cùng thông tin tất cả kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ dừng hình thức thi trên giấy để chuyển đổi sang thi trên máy tính kể từ sau ngày 29-3. Các thí sinh (TS) đã đăng ký thi trên giấy sau ngày 29-3 sẽ được liên hệ để hướ ng dẫn phương án thay thế như được chuyển đổi sang thi IELTS trên máy tính; được xếp lịch thi trên giấy trướ c hoặc trong ngày 29-3 hoặc được hoàn trả lệ phí thi. Theo Hội đồng Anh, việc dừng thi IELTS trên giấy nhằm mục đích giúp TS có thể đăng ký thi chỉ 1-2 ngày trướ c khi thi và thi vào bất kỳ ngày nào trong tuần. Đặc biệt, chỉ trong khoảng hai ngày thí sinh sẽ nhận được kết quả thi. Lưu ý, sau ngày 29-2, chỉ có hai trườ ng hợp TS có thể tiếp tục thi IELTS trên giấy. Thứ nhất là TS cần hỗ trợ đặc biệt; thứ hai là kỳ thi IELTS trên giấy có thể được tổ chức trong một số trườ ng hợp hạn chế ở các tổ chức giáo dục, các trườ ng ĐH, trườ ng học bao gồm trườ ng liên cấp, học viện và trung tâm đào tạo tiếng Anh trực thuộc các đơn vị này. IELTS là bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới dành cho bậc đào tạo sau ĐH và di trú toàn cầu. Hơn 12.500 tổ chức trên thế giới sử dụng IELTS, bao gồm các tổ chức giáo dục, nhà tuyển dụng, chính phủ… G.THANH Đời sống xã hội - Thứ Tư 8-1-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn THẢO PHƯƠNG Vừa qua, một số trang thông tin điện tử nướ c ngoài đã thông tin về đợt bùng phát dịch bệnh hô hấp xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên ngườ i có tên HMPV (Human Metapneumovirus) gây nên. Đồng thời cho hay dịch bệnh này lây lan nhanh với triệu chứng tương tự cúm, COVID-19... HMPV là virus cũ, lâu đời Theo BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưở ng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), HMPV không phải virus lạ hoặc mới. Đây là một trong các virus thông thườ ng gây bệnh hô hấp ở ngườ i, dựa trên phân tích di truyền học thì virus này đã xuất hiện và gây bệnh cho ngườ i từ rất lâu (cách đây 120-130 năm). “Virus này rất xưa, không lạ, không mới như nhiều ngườ i đang lo lắng. Bệnh hô hấp do HMPV lây theo mùa, triệu chứng bệnh giống như cảm, cảm lạnh hoặc cảm cúm, ngườ i dân không nên hoang mang song vẫn cần cẩn trọng với sức khỏe” - BS Khanh nói. PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưở ng khoa Y tế công cộng (Trườ ng ĐH Y Dược TP.HCM), thông tin HMPV không phải là virus mới, nó đã được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2001 tại Hà Lan khi truy tìm tác nhân gây bệnh trong dịch tiết hô hấp của 28 trẻ em Hà Lan bị nhiễm khuẩn hô hấp. HMPV cũng là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính phổ biến hàng thứ hai sau RSV (virus hợp bào hô hấp) ở trẻ dướ i năm tuổi đến khám tại các phòng khám ngoại trú ở Mỹ. Hầu như các quốc gia tiên tiến ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc đã phát hiện được virus này gây bệnh hô hấp cấp tính cho trẻ dướ i năm tuổi và ngườ i lớn tuổi. Bệnh do HMPV cũng đã được phát hiện ở Ấn Độ, Pakistan, Hong Kong và gần đây là Trung Quốc. Ít nguy hiểm hơn COVID-19 Theo BS Dũng, HMPV và virus gây dịch bệnh COVID-19 (SARS-CoV-2) đều là virus RNA chuỗi đơn. Tuy nhiên, HMPV là chuỗi đơn âm, còn SARS-CoV-2 là chuỗi đơn dương nên chúng rất khác nhau. Bên cạnh đó, HMPV ít lây lan hơn SARS-CoV-2, thườ ng gặp vào cuối mùa đông. Còn SARS-CoV-2 có thể xảy ra vào bất cứ mùa nào với mức độ lây lan nhanh, có khả năng tạo thành đại dịch. HMPV thườ ng gây sốt nhẹ và các triệu chứng hô hấp như chảy mũi, đau họng, ho, thở ran rít. Trong khi đó, COVID-19 gây triệu chứng nặng hơn như sốt cao, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, các triệu chứng hô hấp như ho có thể diễn tiến nặng thành suy hô hấp dẫn đến tử vong. “Như vậy, có thể thấy rằng HMPV có mức độ nguy hiểm thấp hơn đáng kể so với COVID-19. Nó chỉ đáng ngại khi xảy ra ở bệnh nhân nhỏ tuổi, ngườ i cao tuổi hoặc ngườ i có bệnh nền, trong khi COVID-19 có thể gây tử vong ở bất cứ lứa tuổi nào. Đến nay chưa có vaccine nào được thử nghiệm đầy đủ và cấp phép để sử dụng cho phòng ngừa HMPV. Dù vậy, Bệnh hô hấp do HMPV đang lây lan ở Trung Quốc. Ảnh: GETTY IMAGES Cẩn trọng với dịch bệnh hô hấp HMPV ở Trung Quốc Dịch bệnh hô hấp đang lây lan ở Trung Quốc là do một loại virus thông thường gây nên, người dân không nên hoang mang, lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. ngườ i dân cũng không nên quá lo ngại về dịch bệnh này do mức độ lây lan thấp, ít khả năng gây bệnh nặng” - BS Dũng nói. BS Dũng khuyến cáo phòng ngừa HMPV cũng tương tự như phòng ngừa các bệnh hô hấp khác (cảm lạnh, cúm…), đó là rửa tay thườ ng xuyên, đặc biệt là rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn. Hạn chế sờ tay lên mặt, giữ cho nhà cửa và nơi làm việc thông thoáng, tránh tụ tập chỗ đông ngườ i, đeo khẩu trang ở nơi công cộng... Nếu có triệu chứng bệnh hô hấp, ngườ i dân nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc. Cần đến cơ sở y tế để thăm khám nếu có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, nhất là trẻ em, ngườ i già, có bệnh nền. TP.HCM từng ghi nhận HMPV Ngày 7-1, Sở Y tế TP.HCM cũng thông tin HMPV không phải là virus mới. Đáng lưu ý, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại TP.HCM, chiếm tỉ lệ 12,5% ở trẻ em so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, năm 2024, TP ghi nhận số ca viêm đườ ng hô hấp dao động 16.000-18.000 ca mỗi tháng trong tám tháng đầu năm và tăng trong ba tháng cuối năm. Các bệnh hô hấp có xu hướ ng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh, tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thườ ng về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại BV. Kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) với BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm Bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy tác nhân gây bệnh là các virus và vi khuẩn phổ biến. Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 ngườ i lớn) nhập viện từ tháng 7 đến tháng 12-2024 tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy HMPV chiếm tỉ lệ nhỏ so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân virus thườ ng gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỉ lệ 15%.• HMPV là loại virus thông thường gây bệnh hô hấp ở người có từ hàng trăm năm nay. Một trung tâm giảng dạy của Hội đồng Anh tại TP.HCM. Ảnh: HL Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, TP, yêu cầu chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân. Người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang tại nơi đông người, giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt, khó thở cần đến cơ sở y tế sớm. Bộ sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (CDC Trung Quốc) để cập nhật và thông tin kịp thời đến người dân. Về phòng, chống HMPV, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến có thể xảy ra. Sở Y tế chỉ đạo HCDC và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển theo chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có). Tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa để có biện pháp xử lý kịp thời. Tiêu điểm
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==