2 Thời sự - Thứ Tư 8-1-2025 thoisu@phapluattp.vn Một phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kỷ luật đảng viên có vi phạm về kê khai tài sản không trung thực. Ảnh: UBKTTW THANH TUYỀN thực hiện Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cho rằng cần thu hẹp đối tượng kê khai tài sản; trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực phải có trọng tâm, trọng điểm, “trên trước, dưới sau”. Theo ông Minh, đối tượng quan trọng cần phải kê khai, kiểm soát là người có chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý. Lâu dần, có thể tiến đến hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính và để người dân tiếp cận các thông tin kê khai. Kê khai của lãnh đạo, quản lý chưa được coi trọng đúng mức . Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hiện nay? + TS Đinh Văn Minh (ảnh): Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm tạo cơ sở để phát hiện kịp thời các biểu hiện tham nhũng khi có sự gia tăng bất thường về tài sản và kịp thời ngăn chặn tẩu tán, bảo đảm cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Đây là một biện pháp quan trọng trong PCTN. Các cơ quan có trách nhiệm đã có nhiều cố gắng trong thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. Dù vậy, qua thực tiễn có thể thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc làm hiệu quả của giải pháp này chưa đạt mục tiêu đề ra, cần được tổng kết và tiếp tục nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp. . Vậy vướng mắc lớn nhất 130/2020 đã quy định cụ thể đối tượng phải kê khai hằng năm. Tuy nhiên, số lượng kê khai hằng năm là rất lớn và trong nhiều trường hợp gây ra nhiều khó khăn khi xác định đối tượng này. Đó là chưa kể kê khai để theo yêu cầu của công tác cán bộ do bầu cử, bổ nhiệm… Trong khi đó, đối tượng quan trọng cần phải kê khai, kiểm soát là người có chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý lại chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, cần cân nhắc thu hẹp đối tượng kê khai tài sản, trong đấu tranh PCTN phải có trọng tâm, trọng điểm “trên trước, dưới sau” và thực hiện kê khai hằng năm đối với tất cả những người có nghĩa vụ kê khai. Song song đó, cần nghiên có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc thẩm quyền quản lý. Tuy nhiên, các cơ quan Đảng lại có quy định riêng về cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, chủ yếu là Ủy ban Kiểm tra từ Trung ương đến cấp huyện, trong đó xác định thẩm quyền kiểm soát của từng cấp đối với các đối tượng theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng. Điều đáng nói là rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là đảng viên thuộc quyền quản lý của cấp ủy. Như vậy, những người này vừa thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN, vừa chịu sự kiểm soát của Ủy ban Kiểm tra của Đảng. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn khi xác định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đối với đối tượng cụ thể và làm giảm vai trò, trách nhiệm của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN. Chưa kể, riêng các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của đảng lên đến xấp xỉ hàng ngàn cơ quan. Vì vậy, tôi cho rằng cần xác định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập về cơ bản theo quy định của Luật PCTN, trừ những người thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong quan điểm mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới phương thức lãnh đạo cầm quyền của Đảng đã đề cập đến câu chuyện chồng chéo, lẫn lộn giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước. Cùng một lúc có hai cơ quan kiểm soát trong quá trình thực hiện công tác này là gì? + Đó là xác định đối tượng kê khai tài sản, thu nhập mà trước hết là xác định chức danh tương đương. Có nhiều cách hiểu khác nhau trong các quy định dẫn đến việc lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, như hiệu trưởng trường mầm non; phó trưởng khoa, phòng thuộc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã… không đúng với Kết luận 35-KL/TW của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Hay có đơn vị xác định người không được bổ nhiệm giữ bất cứ chức vụ gì mà chỉ được giao phụ trách một phòng (có được hưởng phụ cấp công việc như phó trưởng phòng trở lên) thuộc diện kê khai hằng năm vì cho rằng người này tương đương trưởng phòng theo quy định tại Nghị định 130/2020… Như vậy, số người phải kê khai tài sản, thu nhập mỗi năm lên đến hàng triệu. Con số này là quá lớn, vượt quá khả năng của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Khó khăn tiếp theo là xác định đối tượng có nghĩa vụ kê khai hằng năm. Luật PCTN năm 2018 phân biệt kê khai lần đầu và kê khai hằng năm với mục đích hướng sự kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm vào những đối tượng có cơ hội tham nhũng nhiều hơn. Nghị định cứu từng bước thực hiện kê khai trực tuyến và số hóa việc quản lý bản kê khai nhằm giảm bớt chi phí. Cách nào để xác minh tài sản là nhà đất…? . Một số địa phương cho biết cái khó hiện nay là về thẩm quyền, phạm vi xác minh tài sản, thu nhập khi xác minh tài sản là nhà đất, tiền gửi tại ngân hàng. Họ cũng gặp khó trong kiểm đếm và xác định mức độ đúng, sai của các loại tài sản mang tính giá trị vật chất hiện hữu, như tiền mặt, nữ trang… + Điều 30 Luật PCTN năm 2018 quy định Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên; người Kiểm soát và bảo đảm mọi thu nhập của cán bộ, công chức được chuyển khoản sẽ là tiền đề để đưa ra các biện pháp thu hồi tài sản không thông qua bản án, hình sự hóa tội làm giàu bất minh. Việc lựa chọn bốc thăm ngẫu nhiên người được xác minh theo Nghị định 130/2020 chỉ là một trong những căn cứ để xác minh tài sản. Ngoài ra còn có các căn cứ khác như khi tố cáo có căn cứ, khi bản thân các cơ quan kiểm soát tài sản thấy có dấu hiệu nghi ngờ về sự không trung thực hay do yêu cầu của công tác cán bộ… Tính ngẫu nhiên này như một sự bổ sung để đảm bảo cán bộ, công chức, người có nghĩa vụ kê khai phải trung thực và bất kỳ lúc nào họ cũng có thể nằm trong diện bị xác minh. Việc bốc thăm dựa trên ngẫu nhiên không có căn cứ, dấu hiệu cụ thể. Theo tôi, việc này là để tạo công bằng với mọi cán bộ, công chức. Cái khó ở đây là vấn đề xác minh. Theo quy định, số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình và số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hằng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc bốc thăm ngẫu nhiên chỉ là biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, do đó cần thực hiện kê khai có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những vị trí tập trung quyền lực, nơi cá nhân nắm giữ các vị trí quan trọng. Thực tế, các trường hợp cần xác minh là một con số quá lớn, vượt ra khỏi khả năng của cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập. Điều đó dẫn đến việc xác minh hời hợt, hình thức, chủ yếu là so sánh thông tin trong tờ khai với thực tế giấy tờ tài liệu do người kê khai cung cấp. Số liệu về tỉ lệ kết quả xác minh cho thấy rõ điều này. Sáu tháng đầu năm 2023, trong số 4.427 trường hợp được xác minh thì chỉ có hai trường hợp bị kỷ luật vì có kết luận là kê khai không trung thực. TS ĐINH VĂN MINH Bốc thăm ngẫu nhiên là tạo sự công bằng Hướng đến hình sự hóa Việc kê khai tài sản, thu nhập hiện nay theo đánh giá là đang khó kiểm soát bởi phạm vi các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập quá rộng.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==