007-2025

6 Ngày 7-1, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án cưỡng đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, đối với các bị cáo, trong đó có hai ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân. Trong vụ án này, ông Lưu Bình Nhưỡng, 62 tuổi, cựu phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bị xét xử với hai tội cưỡng đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Ông Lê Thanh Vân, 61 tuổi, cựu đại biểu Quốc hội khóa XV và Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, bị đưa ra xét xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Các bị cáo còn lại trong vụ án là hai giang hồ Phạm Minh Cường, 39 tuổi (Cường “quắt”, có ba tiền án) và đàn em Vũ Đăng Phương, 43 tuổi, bị xét xử tội cưỡng đoạt tài sản. Sau khi tòa công bố những người có mặt tại phiên tòa, luật sư của ông Lê Thanh Vân đã có kiến nghị hoãn phiên tòa vì vắng mặt một số người liên quan nhưng không được chấp nhận. Các bị cáo sau đó được cách ly để tòa tiến hành xét hỏi. Trả lời các câu hỏi của HĐXX, các bị cáo Phạm Minh Cường và Vũ Đăng Phương thừa nhận những việc mình đã làm đúng như cáo trạng nêu. Theo đó, từ năm 2016, Cường và Phương đã tự ý cắm cọc, khai thác 180 ha bãi triều, trùng phần lớn với mỏ cát của Công ty Sao Đỏ được cấp phép. Cả hai sau đó đã khẳng định khu vực thuộc quyền quản lý, mục đích để ép Công ty Sao Đỏ phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác. Khi nhóm của Cường đụng độ với một nhóm khác, Cường đã nhờ và được ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp. Trong một vụ việc khác, ông Nhưỡng bị cáo buộc nhận 300.000 USD can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh, những người liên quan cũng khai rõ như cáo trạng đã nêu. Rằng ông Nhưỡng đã viết phiếu chuyển đơn giúp doanh nghiệp và có gợi ý “Xong việc đưa chú 300.000”. Về vấn đề này, tại tòa, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng khẳng định hành vi nhận tiền biếu là sai lầm nên sau đó đã cùng gia đình khắc phục. “Đây là một sai lầm trong cuộc đời tôi” - ông Nhưỡng nói. Ông cũng khẳng định chưa bao giờ gợi ý về việc tiền bạc, kể cả trong vụ việc ở Công ty Trường Sinh và nói “Đây là phong cách trong suốt cả cuộc đời tôi”… NGỌC SƠN Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 8-1-2025 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Giải quyết các vướng mắc trước Hội nghị Trung ương tháng 2 Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật đầu tiên của năm 2025 để tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, là “đột phá của đột phá”, thể chế là nguồn lực, động lực cho phát triển nhưng thể chế hiện nay cũng là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Tinh thần là “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh” để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng. Thủ tướng nêu rõ bảy dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”. Thủ tướng nêu rõ đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, do đó phải rất tập trung, khẩn trương thực hiện trong thời gian từ nay đến Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật liên quan tổ chức bộ máy với tinh thần sát thực tế, nâng cao trách nhiệm thực thi của các cấp, tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả thủ tục không cần thiết, vừa quản lý được một cách thông thoáng, vừa khơi thông các nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Thủ tướng nhấn mạnh quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện quyền hạn được phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy Người đứng đầu Chính phủ lưu ý phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa các nội dung được nêu tại Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra, những vấn đề đột xuất, phát sinh; NGUYỄN THẢO Ngày 7-1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025, thảo luận bảy dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; dự án Luật Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1-2025. Ảnh: VGP xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập. Thủ tướng chia sẻ cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; những gì còn biến động thì chúng ta thiết kế để rộng đường có thể điều chỉnh theo yêu cầu của thực tế. Có những nội dung cần quy định khung, trên cơ sở đó vận hành trong khung đã được quy định. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Thủ tướng đánh giá cao Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” các công việc rất khó, phức tạp liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy. Chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra.• Thủ tướng nhấn mạnh quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm. Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng tại tòa. Ảnh: THTB Ông Lưu Bình Nhưỡng nói nhận 300.000 USD là sai lầm trong cuộc đời phapluat@phapluattp.vn Chính phủ thảo luận 6 dự án luật, nghị quyết về tinh gọn bộ máy Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan. Sáng 7-1, tiếp tục phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, QH khóa XV. Căn cứ đề xuất của các cơ quan và Nghị quyết của UBTVQH, Tổng Thư ký QH Lê Quang Tùng đề nghị tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 sẽ tập trung trình QH xem xét, thông qua đối với bảy nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Cụ thể gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của QH; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của QH về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của QH về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XVI; Nghị quyết của QH giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có). ĐỨC MINH Quốc hội sẽ xem xét, thông qua bảy nội dung quan trọng

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==