007-2025

8 Sở GTVT TP.HCM đã có báo cáo Sở Nội vụ TP.HCM về các công trình trọng điểm của TP.HCM, trong đó có dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ và Quốc lộ 50. Theo đó, Sở GTVT TP đã tham mưu UBND TP, Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy. Sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy có văn bản chỉ đạo “không vì đáp ứng yêu cầu phải khởi công trong dịp 30-42025 mà bỏ qua các thủ tục pháp lý quan trọng và các điều kiện để khởi công dự án theo quy định của pháp luật, có thể gặp những khó khăn, vướng mắc và rủi ro pháp lý về sau khiến công trình chậm hơn”. Sở GTVT TP cho biết hiện nay Sở QH-KT đã tham mưu UBND TP.HCM trình phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở GTVT TP sẽ hoàn thiện, trình cấp thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Từ đó, phấn đấu khởi công dự án cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 trong năm 2025, hoàn thành vào năm 2028. Cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè, vượt sông Soài Rạp, tổng chiều dài khoảng 7,3 km. Công trình bắt đầu từ đường 15B (song song với Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè), vượt sông và nối vào đường Rừng Sác ở huyện Cần Giờ. Cầu Cần Giờ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10.500 tỉ đồng, cũng theo hình thức BOT. Tương tự, cầu Thủ Thiêm 4 nối khu đô thị Thủ Thiêm với quận 7, dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh với các quận 7, 8, hai huyện Nhà Bè và Bình Chánh; đồng thời, giảm tải cho các trục đường hiện hữu như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Linh. Tương tự dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 hiện đang triển khai thi công, tuy nhiên do vướng mặt bằng nên không thể hoàn thành toàn bộ công trình vào dịp 30-4-2025 mà chỉ hoàn thành đường song hành (4,36 km). Theo Sở GTVT TP, toàn bộ dự án xây dựng Quốc lộ 50 sẽ hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2025. THÁI NGUYÊN bố trí phương tiện vận chuyển, số vé đã bán trước và dự báo nhu cầu khách đi lại để có phương án huy động phương tiện phù hợp. Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cần rà soát đảm bảo điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; sửa chữa kịp thời các bất cập, hư hỏng của hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu vực trung tâm và các cửa ngõ TP. Song song là đôn đốc các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, nhanh chóng vệ sinh, hoàn trả lòng đường, vỉa hè đảm bảo giao thông trong dịp nghỉ Tết năm 2025. Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi hệ thống đèn tín hiệu giao thông, camera quan sát giao thông để kịp thời điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục; không để xảy ra ùn tắc giao thông do chu kỳ đèn không hợp lý.• định về hoạt động vận tải đường bộ. Các đơn vị cần điều chỉnh biểu đồ chạy xe trên các tuyến xe buýt, biểu đồ chạy tàu metro số 1 đến các khu vui chơi, hội chợ, các bến xe khách, Ga đường sắt Sài Gòn, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất... TP cũng triển khai hoạt động vận tải kết nối phục vụ hành khách từ khu vực trung tâm TP đến các đầu mối giao thông như Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Ga Sài Gòn, các bến xe khách liên tỉnh, tuyến metro số 1 và ngược lại. Từ đó, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khách đi lại trong dịp Tết. Các đơn vị cần chuẩn bị phương tiện đảm bảo đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bến xe. Từ đó, bảo đảm giải tỏa hành khách và hạn chế tối đa ùn tắc giao thông. Đồng thời, kịp thời thông tin khả năng Đô thị - Thứ Tư 8-1-2025 bình quân 1.000 khách/ngày. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo sản lượng thông qua cảng bình quân 125.849 hành khách/ ngày. Ga đường sắt Sài Gòn dự báo sản lượng thông qua ga bình quân khoảng 5.359 lượt hành khách/ngày. Do đó Sở GTVT TP đề nghị các đơn vị bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Đặc biệt, các đơn vị không để hành khách chậm về quê đón Tết Nguyên đán do không có ĐÀO TRANG Ngành giao thông TP.HCM yêu cầu các đơn vị đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc, không để hành khách chậm về quê đón Tết Nguyên đán do không có phương tiện vận chuyển. Nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán tăng cao Sở GTVT TP cho biết dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán cao điểm bắt đầu từ ngày 19-1 đến 7-2 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Một số khu vực trọng điểm có nhu cầu đi lại tăng cao là khu vực các bến xe khách liên tỉnh sẽ phục vụ bình quân 93.529 hành khách/ngày thông qua tại các bến (tăng 6% lượng hành khách so với cùng kỳ năm trước). Bình quân 6.527 chuyến xe/ngày phục vụ (tăng 5% lượng hành khách so với cùng kỳ). Tại các bến đường thủy, nhu cầu đi lại cũng tăng mạnh. Trong đó, bến phà Cát Lái dự báo phục vụ bình quân 240 chuyến phà đôi/ngày, bến phà Bình Khánh phục vụ bình quân 180 chuyến phà đôi/ngày. Phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu dự kiến mỗi ngày hoạt động từ 35 đến 50 chuyến (đi và về), bình quân 4.250 khách/ngày. Tuyến buýt đường thủy số 1 (Bạch Đằng, quận 1 - Linh Đông, TP Thủ Đức) dự báo phục vụ bình quân 5.000 khách/ngày. Tuyến tàu cao tốc cố định Sài Gòn - Vũng Tàu dự báo phục vụ bình quân hoạt động 8-10 chuyến/ngày (đi và về), phương tiện vận chuyển. Đồng thời, khắc phục, hạn chế các hiện tượng chèn ép giá, lợi dụng tăng giá không đúng quy định. Chuẩn bị phương tiện, đảm bảo đáp ứng kịp thời Để đảm bảo đi lại cho người dân dịp Tết Nguyên đán, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị triển khai và chấp hành nghiêm Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường sắt, quy Sáu khu vực dễ ùn tắc giao thông Sở GTVT TP cũng đề nghị Công an TP.HCM phối hợp chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm đối với phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa. Đồng thời xây dựng kế hoạch bố trí lực lượng chốt trực điều tiết phân luồng giao thông tại các khu vực điểm nóng, các cửa ngõ TP. Cụ thể: Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: Giao lộ Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn, vòng xoay Lăng Cha Cả, Trường Sơn - ga quốc nội, Phạm Văn Đồng (đoạn từ đường Trường Sơn đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn), đường Cộng Hòa, đường Trường Chinh,... Khu vực Bến xe Miền Tây: Khu vực cổng ra vào Bến xe Miền Tây trên đường Kinh Dương Vương, vòng xoay An Lạc, Quốc lộ 1, đường Võ Trần Chí, đường dẫn cao tốc Bình Thuận - Chợ Đệm,... Khu vực Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh): Ngã năm Đài Liệt sĩ, giao lộ Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh, cầu Bình Triệu, ngã tư Hàng Xanh. Khu vực Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức): Khu vực cổng ra vào Bến xe Miền Đông mới trên tuyến Quốc lộ 1, Công viên văn hóa Suối Tiên, ngã ba Tân Vạn. Khu vực cửa ngõ phía tây và tây nam TP: Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, đường dẫn cao tốc Bình Thuận - Chợ Đệm, Võ Trần Chí, Trần Văn Giàu, khu vực bến phà Bình Khánh kết nối với huyện Cần Giờ. Khu vực cửa ngõ phía đông: Nút giao An Phú, vòng xoay Mỹ Thủy, cầu Phú Mỹ, phà Cát Lái. Nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025 tăng cao. Ảnh: ĐÀO TRANG Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán cao điểm bắt đầu từ ngày 19-1 đến 7-2 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Không để hành khách chậm về quê đón Tết Sở GTVT TP.HCM vừa có kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cầu Cần Giờ, Thủ Thiêm 4 phải chờ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM Sở GTVT TP yêu cầu các đơn vị chuẩn bị phương tiện, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại tăng cao. Ảnh: ĐÀO TRANG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==