020-2025

11 Kinh tế - Thứ Năm 23-1-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Phí đổi tiền mới tăng từng ngày Trong khi người làm trong ngân hàng chạy vạy khắp nơi vẫn không thể đổi được tiền mới thì bên ngoài chợ đen, dịch vụ đổi tiền mới vẫn “sống tốt” với mức phí đổi tiền lên đến 50% (áp dụng với mệnh giá 2.000 đồng). THÙY LINH Cứ đến cuối năm, dịch vụ đổi tiền mới lì xì lấy hên lại trở nên nhộn nhịp. Tuy nhiên, do lượng tiền mới ngày càng khan hiếm đã khiến cho mức phí đổi tiền càng lúc càng tăng. Chật vật đổi tiền mới để “chăm sóc” khách VIP Trao đổi với PV, một cán bộ kho quỹ của một ngân hàng lớn chia sẻ: Năm nay, trong kho có rất ít tiền mệnh giá 20.000 đồng và 50.000 đồng, trong khi tiền 10.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng lại nhiều. Số lượng tiền mặt trong kho lên đến cả ngàn tỉ đồng mà loại 20.000 đồng chỉ còn vỏn vẹn 20 bao. Số lượng này chỉ đủ để phục vụ khách siêu VIP chứ không đủ phân chia về cho các chi nhánh của ngân hàng trên địa bàn TP. “Mọi năm các khách VIP có thể đến thẳng chỗ chúng tôi để nhờ đổi tiền mới nhưng năm nay ngân hàng phải từ chối hết. Thay vào đó, khách VIP của chi nhánh hay phòng giao dịch nào thì chủ động liên hệ với chi nhánh hoặc phòng giao dịch đang có quan hệ tín dụng để đổi tiền mới. Với cách làm như vậy, vừa tạo sự công bằng với các khách hàng và cũng tạo cơ hội để chi nhánh, phòng giao dịch chăm sóc khách VIP của mình” - vị giám đốc nói. Thế nhưng không phải khách VIP nào cũng dễ dàng được đổi tiền mới. Bởi theo chị NT, nhân viên tín dụng của một phòng giao dịch ở quận Tân Bình, tiền mới năm nay vô cùng hiếm, nhất là những phòng giao dịch không đạt KPI (chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động) hoặc KPI đạt nhưng tình hình kinh doanh không cải thiện cũng không có tiền mới để dành cho khách VIP. “Tôi đang có năm khách VIP với giá trị hợp đồng vay khá lớn, dòng tiền tốt, chưa từng có nợ xấu và có tiền VND lẫn USD gửi không kỳ hạn trong tài khoản. Thế nhưng vì phòng giao dịch của tôi năm nay không đạt KPI nên không có tiền mới cho khách. Khi khách cần, tôi phải ra chợ đen đổi và chấp nhận mất phí để chăm sóc khách VIP. Việc đổi 200 triệu loại 50.000 đồng và cắn răng chịu mức phí đến 8%, tôi đã mất đến 16 triệu” - chị T kể. Anh Tấn, nhân viên marketing của một ngân hàng thương mại lớn có trụ sở tại TP.HCM, cho biết: “Những năm trước, chúng tôi vẫn có chính sách cho mỗi nhân viên được đổi 1 triệu đồng với bất kể mệnh giá nào nhưng năm nay cũng không còn được ưu ái này nữa. Đây là năm thứ hai tôi phải đổi tiền mới ở chợ đen”. Một số ngân hàng khác vẫn giữ chính sách đổi tiền mới cho nhân sự toàn hệ thống nhưng số lượng cắt giảm 50% so với năm trước và tiền đổi là loại tiền đã qua sử dụng nhưng còn mới khoảng 90%-95%. Phí đổi tiền mới tăng từng ngày Không đổi được tiền mới tại các ngân hàng, nhiều nhân viên ngân hàng, người dân buộc phải đến các dịch vụ đổi tiền mới trên thị trường chợ đen. Điều đáng nói là mức phí mỗi ngày một tăng cao và nguồn cung không dồi dào như nhiều năm trước. Chị Thảo (ngụ TP Thủ Đức) cho biết: “Phí đổi tiền cứ tăng theo ngày, mệnh giá càng nhỏ thì phí càng cao. Cách đây khoảng một tuần, tôi đổi 100 tờ 50.000 đồng với phí đổi 6,5% thì hôm trước đã lên 7% và bây giờ đã thành 8%. “Bùng” tiền cọc của khách Trên không gian mạng những ngày gần đây xuất hiện rất nhiều bài viết, hội nhóm có đến hàng chục ngàn thành viên xoay quanh việc “đổi tiền lẻ”, “đổi tiền năm mới”, “đổi tiền lì xì”... Không chỉ vậy, nhiều chủ tài khoản còn nhận tuyển cộng tác viên đăng bài để kiếm lời 2%-15%. Ngoài dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, trên không gian mạng còn rao bán cả tiền lì xì, tiền độc, tiền hiếm, ngoại tệ của nhiều nước với giá bán thường cao gấp nhiều lần so với mệnh giá thực tế tùy vào độ độc, lạ của loại tiền. Theo phản ánh của người dân, đã có nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận lại tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí nhận lại tiền giả. Có tình trạng người dân chuyển khoản tiền cọc xong thì chủ tài khoản trang mạng xã hội chặn liên lạc và mất tích. Mới đây, Công an TP.HCM cho biết dịp Tết Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới, mệnh giá thấp của người dân tăng cao. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên thực hiện việc đổi tiền thông qua các tin nhắn quảng cáo và trên các trang mạng xã hội. Khi có nhu cầu đổi tiền, người dân cần đến các cơ sở được phép đổi tiền như ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng. N.DIỆP Ngày 22-1, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) có công văn gửi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) kiến nghị đưa mặt hàng khô dầu đậu tương sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có mã số HS 2304.00.29; 2304.00.90 đều được hưởng thuế suất nhập khẩu 1%. Cục Chăn nuôi cho biết đã nhận được văn bản của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai và một số doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất thức ăn chăn nuôi phản ánh vướng mắc áp thuế suất đối với khô dầu đậu tương nhập khẩu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Theo đó, các hiệp hội, doanh nghiệp phản ánh rằng theo Nghị định 144/2024, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi khô dầu đậu tương có mã số 2304.00.90 được giảm từ 2% xuống còn 1%. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 144/2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 16-12-2024, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, các doanh nghiệp cho biết từ đầu tháng 122024, các chi cục Hải quan TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu áp mã số hàng hóa với mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi này là HS 2304.00.29, thuế suất nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi trước đó, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 2304.00.90 (thuế suất nhập khẩu ưu đãi 1%). Sau khi nhận được phản ánh, Cục Chăn nuôi dẫn Phụ lục VI Thông tư 21/2019 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi; quy định tại Nghị định 144/2024 thì thấy rằng hai mã HS là 2304.00.29 và 2304.00.90 với thuế suất lần lượt là 2% và 1% về cơ bản sản phẩm đều là khô dầu đậu tương nhưng lại đang áp thuế suất khác nhau về dạng của sản phẩm. Dạng bột thô đang áp dụng thuế suất 2%, dạng bột mịn, viên, thanh, khối đang áp dụng thuế suất 1%. Xét về bản chất, công dụng của sản phẩm khô dầu đậu tương, Cục Chăn nuôi cho rằng về dạng của sản phẩm không làm thay đổi đặc tính, bản chất, công dụng của sản phẩm. “Do đó, để tăng cường và hỗ trợ ngành chăn nuôi, cụ thể là sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, Cục Chăn nuôi kiến nghị mặt hàng khô dầu đậu tương sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được phân theo dạng của sản phẩm tại hai mã số HS 2304.00.29; 2304.00.90 đều được hưởng thuế suất 1%” - Cục Chăn nuôi nêu ý kiến. AN HIỀN Với các mệnh giá 200.000 đồng và 500.000 đồng nguyên seri thì phí đổi khoảng 3%- 3,5%; loại 100.000 đồng có mức phí khoảng 5%-6%. Tương tự, với hàng lướt - tiền đã sử dụng, mệnh giá 100.000 đồng có độ mới khoảng 90% thì phí đổi là 0,7%/tép và loại mới đạt 99% thì phí đổi là 2,5%/tép. Tiền mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng có phí đổi dao động 10%-25% tùy số lượng đổi. Riêng với mệnh giá 2.000 đồng, mức phí lên đến 50%, nghĩa là muốn đổi 200.000 đồng khách hàng phải thanh toán đến 300.000 đồng”. Dịch vụ đổi tiền rất phong phú hình thức, có nơi còn rao đổi tiền theo combo với các giá trị khác nhau. Đơn cử với combo có tổng giá trị 120 triệu đồng, gồm 10 tép mệnh giá 100.000 đồng và 10 tép mệnh giá 20.000 đồng thì phí đổi là 3%. Dù các hội nhóm quảng cáo dịch vụ đổi tiền mới xuất hiện nhiều như nấm sau mưa trên các trang mạng xã hội với đa dạng các loại mệnh giá, tiền lẻ, tiền chẵn, tiền mới, tiền lướt 90%-99% cho đến USD, tiền seri đẹp, tiền có số seri trùng với sinh nhật... nhưng để tìm được nơi uy tín, an tâm và tránh rủi ro bị lừa đảo cũng không đơn giản. Thực trạng đổi tiền trên thị trường chợ đen tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn có thể bị lừa đảo dẫn đến mất toàn bộ số tiền hoặc nhận phải tiền giả. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, nhấn mạnh: “Mọi hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ… để hưởng phần trăm chênh lệch của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội đều là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của NHNN. NHNN thường xuyên có văn bản chỉ đạo, yêu cầu cán bộ ngân hàng không tiếp tay cho các hoạt động kể trên nhằm hưởng chênh lệch. Người vi phạm bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định”.• Nhu cầu đổi tiền mới vào dịp cuối năm luôn rất cao. Ảnh: MINH HOÀNG Cục Chăn nuôi kiến nghị đưa mặt hàng khô dầu đậu tương sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có mã số HS 2304.00.29; 2304.00.90 đều được hưởng thuế suất 1%. Ảnh minh họa: AH Không đổi được tiền mới tại các ngân hàng, nhiều nhân viên ngân hàng, người dân buộc phải đến các dịch vụ đổi tiền mới trên thị trường chợ đen. Đề nghị áp thuế bình đẳng với nguyên liệu nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==