Tổng Bí thư: Quá trình sắp xếp tránh nóng vội, chủ quan, hình thức trang 5 SỐ 023 (7296) - Thứ Ba 4-2-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay Những ứng dụng “quốc dân” mà ai cũng cần có TP.HCM: Thi vào lớp 10 năm 2025 giảm áp lực, bớt cạnh tranh Tổng thống Trump và cuộc chiến thuế quan mới Cấpcứudotainạngiaothông ởTP.HCMgiảmdịpTết trang 13 trang 11 trang 16 trang 12 trang 14 BÍ THƯ THÀNH ỦY TP.HCM NGUYỄN VĂN NÊN: Không để tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp trang 5 Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam. Ảnh: TTXVN Giá vàng thế giới lên đỉnh, nhà đầu tư có nên “xuống tiền”? Phải dám nghĩ khác, làm khác để làm giàu cho đất nước • Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, đất nước bước vào kỷ nguyên mới 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3-2-1930 – 3-2-2025) trang 2+3+4
2 Thứ Ba 4-2-2025 NGHĨA NHÂN thực hiện Ngay trước thời điểm Tết Nguyên đán 2025, Hội nghị Trung ương khóa XIII (ngày 23 và 24-1)đã quyết định bổ sung mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030. Có thể nói đây là sự điều chỉnh rất quyết liệt của Đảng khi mà mới Hội nghị Trung ương hồi tháng 9-2024 chỉ đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 6,5%-7%, phấn đấu đạt 7%-7,5%... TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã chia sẻ như vậy với báo Pháp Luật TP.HCM nhân dịp 95 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-2025). Đặt mục tiêu lớn, tầm nhìn xa . Phóng viên: Vào dịp này, bên cạnh câu chuyện tinh gọn bộ máy thì chúng ta cũng nghe bàn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, dường như rất thách thức. Ông cảm nhận thế nào? + TS Nguyễn Đức Kiên: Trung ương đã họp, đã quyết định về mặt chính trị. Mấy ngày nữa, Quốc hội sẽ họp để có quyết định chính thức về tổ chức bộ máy nhà nước. Khó khăn đấy nhưng phải làm, bởi bộ máy cũ, cách làm cũ thì không thể đột phá được. Về mục tiêu tăng trưởng thì rõ ràng là rất cao. Nhưng là Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền thì đương nhiên luôn phải đặt ra mục tiêu lớn, tầm nhìn xa… mới đúng với sứ mệnh của mình. dài hạn trong cương lĩnh, mục tiêu cụ thể cho các năm 2030, 2045 thì càng thấy xa xôi. Có vẻ chúng ta đã nhận ra vấn đề này. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Đảng yêu cầu tăng trưởng GDP bình quân năm phải khoảng 7% nhưng những năm qua chưa thực hiện được. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua đã có những ý kiến rất mạnh mẽ, để rồi Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường trước Tết, trong đó có bàn một đề án riêng, bổ sung mục tiêu tăng đấu. Rồi đặt vấn đề khoán chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương. Cụ thể như thế mới thúc ép chính quyền các cấp tìm giải pháp. “Phải phát triển để ổn định, chứ không chỉ là ổn định để phát triển” . Tìm giải pháp tức là phải tìm động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Để đạt tăng trưởng hai con số trong những năm tới, chúng ta phải làm gì? + Năm 2000, với việc công nhận quyền tự do kinh doanh, chúng ta bung ra, trăm hoa đua nở. Đấy là thời của phát triển theo chiều rộng, có thể nói là đã thành công. Đến năm 2011, chúng ta thấy cần phát triển chiều sâu nên nỗ lực tạo ra các nắm đấm thép, đầu tư mạnh ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhưng như tôi nói ở trên, không đạt mục tiêu. Năm 2021 thì đại dịch COVID-19 ập đến, cạnh tranh nước lớn gay gắt, chiến tranh Nga - Ukraine làm đảo lộn môi trường quốc tế... Đổi mới đã giúp Việt Nam thoát nghèo, bước vào nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Nhưng nước nào cũng thế, chuyển từ thu nhập trung bình Phải dám nghĩ khác, để làm giàu cho đất Đọc lại lịch sử thì thấy 95 năm trước, trong đêm đen nô lệ, Đảng đã đặt ra mục tiêu không tưởng là đánh đổ chế độ thực dân. Và Đảng đã làm được, lãnh đạo dân tộc thực hiện Cách mạng Tháng Tám để giành độc lập; rồi lần lượt đánh thắng những đế quốc rất lớn để thống nhất đất nước. Giờ cũng vậy thôi, không thể không đặt mục tiêu cao để phấn đấu, để thực hiện. Thế mới là một Đảng cách mạng. . Đến Đại hội XIII, chúng ta xác định mục tiêu đến năm 2025 vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, năm 2030 thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Các mục tiêu tiếp theo này có lẽ cũng rất thách thức... + Thế thì mới phải cách mạng tinh gọn bộ máy, mới yêu cầu nhận thức về kỷ nguyên mới, về con đường phát triển mới... Một hạn chế của chúng ta lâu nay là dù đặt mục tiêu chiến lược, dài hơi rất thách thức nhưng đi vào mục tiêu cụ thể, ngắn hạn của từng nhiệm kỳ năm năm thì lại được xác định theo khả năng trong tầm tay. Cho nên tổng kết đại hội nào cũng thành công nhưng càng đến gần mục tiêu chiến lược, trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030. Có thể nói đây là sự điều chỉnh rất quyết liệt của Đảng khi mà mới Hội nghị Trung ương hồi tháng 9-2024 chỉ đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 6,5%-7%, phấn đấu đạt 7%-7,5%; giai đoạn 2026-2030 chỉ định hướng mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%-8,5%/năm, Quốc hội cũng đã họp quyết định theo định hướng này. Chia nhỏ mục tiêu dài kỳ đến năm 2045 cho từng năm như vậy, lấy đó làm tiêu chí phấn Mục tiêu đã đề ra, dù là thách thức lớn nhưng với quyết tâm tiến vào kỷ nguyên mới, Việt Nam phải đổi mới, xoay chuyển tình thế và có những bước đi mạnh mẽ. 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN Có chính sách ưu đãi để doanh nghiệp Việt đột phá Hội nghị Trung ương bất thường hồi tháng 1 đã thông qua chủ trương điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2025 lên 8%, chuẩn bị tiền đề để năm tiếp theo đến 2030 tăng trưởng hai con số. Đây là mục tiêu rất thách thức nhưng có lẽ thách thức hơn nữa là chất lượng tăng trưởng, làm sao để thu nhập, đời sống thực tế của người dân cũng tăng tương xứng. Do vậy, ngoài giải pháp đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để qua đó cải thiện thứ bậc của từng DN trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tham gia vào các chuỗi cung ứng có hàm lượng công nghệ cao, chúng ta cũng phải có chính sách hỗ trợ DN trong nước tăng cường hợp tác, liên kết với nhau. Chẳng hạn, chính sách ưu đãi về thuế cho những DN lớn để họ có thể vươn lên đứng đầu hoặc có trọng lượng trong chuỗi sản xuất giá trị hàng hóa, kéo theo các DN nhỏ cùng phát triển. Với những DN nhỏ, siêu nhỏ nếu tham gia vào chuỗi thì được hỗ trợ về công nghệ, về đào tạo nghề. Chúng ta đang đặt kỳ vọng nhiều vào các lĩnh vực công nghệ, mới nổi. Vậy thì Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển cho những fintech mà Việt Nam đang sở hữu... Những fintech như vậy cần được ủng hộ để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, tín dụng, khơi thông dòng chảy vốn ở mọi cấp độ trong đời sống kinh tế. Giai đoạn tới, đầu tư công vào hạ tầng giao thông, bao gồm đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc cũng như hạ tầng đô thị theo mô hình TOD sẽ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với đó chúng ta cũng hy vọng vào quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, trong những lĩnh vực mới như bán dẫn… Quá trình ấy, đầu tư công sẽ dẫn dắt đầu tư tư. Các DN lớn trong nước sẽ tham gia tích cực, chủ động vào quá trình này, vừa tạo ra các giá trị mới, vừa tiếp tục củng cố năng lực khoa học, công nghệ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, nội địa hóa. TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN 95 năm Đảng dẫn dắt đất nước tiến vào những kỷ nguyên phát triển - Bài 2 TS Nguyễn Đức Kiên. Tháng 12-2024, Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) ký kết các thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Ảnh: TTXVN
3 Thứ Ba 4-2-2025 2 phương án tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026-2030 Đại hội XIII đầu năm 2021 được tổ chức ở thời điểm đại dịch COVID-19 chuyển sang giai đoạn căng thẳng nhưng Đảng vẫn xác định những mục tiêu cụ thể rất cao. - Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Việt Nam vẫn là nước đang phát triển nhưng có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. - Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng: Việt Nam vẫn là nước đang phát triển nhưng đã có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. - Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước: Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đại hội XIII cũng thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) với mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD. Trong đó, định hướng chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2021-2026) là tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 6,5%-7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000 USD. Tại thời điểm này, dự thảo văn kiện Đại hội XIV đang tiếp tục được xây dựng để chuẩn bị gửi về lấy ý kiến cơ sở. Một số tính toán cho thấy tiêu chí của một nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045 thì thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) lúc đó khoảng 21.000 USD (tương đương với GDP/người 22.000 USD); tỉ lệ lao động nông nghiệp dưới 10% tổng lao động; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; có nền công nghiệp hiện đại, làm chủ một số công nghệ nền, công nghệ nguồn. Cập nhật kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2021 đến nay, để đạt mục tiêu cụ thể đến năm 2045 thì về kinh tế, có thể tính toán hai phương án tăng trưởng cho giai đoạn 2026-2030. Trong đó, nếu xác định theo phương án thấp thì giai đoạn tiếp theo 2030-2045 sẽ phải chịu nhiều áp lực tăng trưởng hơn. Còn nếu thực hiện theo phương án cao thì sẽ tạo ra dư địa tốt hơn để có thể hoàn thành mục tiêu chiến lược năm 2045. Cụ thể, phương án thấp là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cho giai đoạn 2026-2030 chỉ khoảng 7,5%-8,5%/ năm; quy mô GDP đạt 780-800 tỉ USD; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 7.400-7.600 USD; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 6,5%-7,5%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân năm năm khoảng 34%- 35% GDP. Phương án cao thì giai đoạn 2026-2030 cần đặt mục tiêu cao hơn, tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm; đến năm 2030, quy mô GDP là 890 tỉ USD; GDP bình quân đầu người 8.400 USD; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 8,5%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân năm năm khoảng 40% GDP. Tại Hội nghị Trung ương bất thường vừa qua, Bộ Chính trị đã báo cáo và Trung ương thống nhất đề án bổ sung về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những năm tới. Cụ thể, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phải đạt 8% trở lên, tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 phải liên tục đạt hai con số. Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu bế mạc cho biết đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. NGHĨA NHÂN làm khác nước “Phải phát triển để ổn định, chứ không chỉ là ổn định để phát triển. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang diễn ra đã phần nào cho thấy quyết tâm đó”. thấp sang trung bình cao, rồi thu nhập cao luôn là thách thức rất lớn. Cho đến nay, không nhiều quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Có nghĩa là muốn phát triển hơn nữa thì phải có con đường mới, cách làm mới, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ. Giờ đây quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất cũng đã rõ. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh giờ phải phát triển để ổn định, chứ không chỉ là ổn định để phát triển. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị ít nhiều cho thấy quyết tâm đó. Đảng cũng đã thấy rõ nếu quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới, nếu thực sự muốn đất nước vươn mình, có thể phát triển nhanh và bền vững thì phải phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Ở tầng cao nhất, từ nhận thức đã đi đến hành động rất nhanh. Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết chuyên đề về vấn đề này và phân công Tổng Bí thư làm trưởng Ban Chỉ đạo. Bộ Chính trị đã tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai nghị quyết quan trọng này. Hội nghị được truyền hình trực tiếp tới toàn dân. Chưa bao giờ công tác triển khai một nghị quyết của Đảng lại quyết liệt như vậy. Ban Chấp hành Trung ương đã họp bất thường, thông qua mục tiêu mới đầy thách thức cùng tổng thể các giải pháp mới, mà nếu làm được sẽ tạo nên đột phá. Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng đầu tiên phải lan tỏa tinh thần cải cách trong mấy triệu đảng viên của mình. Quan trọng hơn, chính cộng đồng doanh nghiệp (DN), không phân biệt hình thức sở hữu, cũng phải tự đổi mới chính mình, tìm cho mình cơ hội trong kỷ nguyên mới. Trong chiến tranh, chúng ta đã dám nghĩ, dám thực hiện và đạt được những mục tiêu không tưởng. Thì giờ chúng ta phải dám nghĩ khác, làm khác để làm giàu cho chính mình, cho đất nước. Những DN đầu tàu có thể vươn mình vào kỷ nguyên mới . Trong ngần ấy năm đổi mới, đã 25 năm thừa nhận quyền tự do kinh doanh, chắc hẳn Việt Nam cũng đã xuất hiện những DN đầu tàu để có thể nghĩ tới kỷ nguyên mới? + Chúng ta đã có những DN vươn ra toàn cầu như Viettel. Họ không chỉ mạnh về viễn thông, về các mạng di động trong nước và một số thị trường Đông Nam Á, châu Phi… mà đã là nhà sản xuất phần cứng, không chỉ thiết bị viễn thông dân dụng mà cả các sản phẩm quốc phòng. Viettel đã tham gia sâu vào công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí, khí tài tiến tới xuất khẩu. Chúng ta có VNPT với năng lực sản xuất cả phần cứng, phần mềm. Có FPT không chỉ mạnh về thương mại mà đang đi đầu trong gia công phần mềm, với nhiều công ty con ở nước ngoài, gắn với thị trường xuất khẩu, thị trường gia công. Chúng ta có Masan, từ một công ty chuyên về khoáng sản, đứng top 3 nhà sản xuất vonfram lớn nhất thế giới. Nhưng quá trình phát triển, họ thấy nếu chỉ vonfram thì nhu cầu thế giới chỉ đến vậy thôi nên đã chủ động mở rộng sản xuất thương mại, bán lẻ, đến nay có thể thấy đã phát triển thành công. Cũng như vậy, Vingroup đóng góp cho xã hội những khái niệm mới về khu dân cư, khu đô thị hiện đại, với hệ sinh thái đầy đủ bệnh viện, trường học, siêu thị. Và hơn thế nữa, chúng ta cần trân trọng với tỉ phú Phạm Nhật Vượng, cũng đi lên từ bất động sản như bao đại gia khác nhưng đã quyết tâm chuyển sang làm công nghiệp, mà là ngành công nghiệp đầy thách thức là ô tô… Không chỉ vậy, VinFast, thương VIỆT NAM (3-2-1930 – 3-2-2025) hiệu ô tô Việt ra đời ban đầu với động cơ nhiên liệu hóa thạch đã dũng cảm chuyển nhanh sang xe điện, với chiến lược phát triển linh hoạt từ thị trường Mỹ tới Việt Nam, cùng hàng loạt sản phẩm đáp ứng đa dạng phân khúc nhu cầu của khách hàng. . DN FDI nhiều năm qua đã trở thành trụ đỡ phát triển cho nền kinh tế. Thế nhưng dường như chúng ta không khỏi lo lắng khi mà khu vực này mới nặng về gia công và thâm dụng lao động phổ thông, khó bền vững. Ông đánh giá thế nào? + Chúng ta đang trở thành cứ điểm sản xuất cho Samsung, LG, đang là trung tâm sản xuất của nhiều hãng điện tử Nhật Bản, Hàn Quốc. Các DN FDI đã đóng góp rất lớn, là một trụ cột góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm năm qua khi mà kinh tế tư nhân trong nước có phần sa sút. Tuy nhiên, nhìn vào kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác thì thấy rõ các nhà đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc của thị trường, của tự do thương mại, tự do đầu tư toàn cầu. Nhà máy của họ mở ra ở Việt Nam quy mô lớn đấy nhưng khi đã hết khấu hao, khi khó tuyển dụng lao động, chi phí lương công nhân tăng, họ sẵn sàng đóng cửa chuyển đi nơi khác. Vậy nên bài học với thu hút vốn FDI là phải có chuyển giao công nghệ nhưng chúng ta chưa làm được. Một phần do chính sách, phần khác do không có đối tác nội đủ mạnh, tạo ra các giá trị hấp dẫn, đủ để nhận lại công nghệ ngoại. Gần đây chúng ta nói nhiều về lót ổ đón “đại bàng”. Chúng ta mời chào và NVIDIA cùng các hãng công nghệ, bán dẫn, chip đã tìm đến Việt Nam. Vậy nhưng nếu DN nội không đủ lớn, không có năng lực sản xuất mà chỉ mạnh về thương mại, về bất động sản thì dù tới đây chúng ta có những liên doanh, những nhà máy sản xuất chip, linh kiện điện tử, thiết bị bán dẫn thì cũng chỉ là tiếp tục làm gia công, như đang gia công lắp ráp điện thoại, máy tính. “Chăm bón những cánh rừng tươi tốt đón ong về lấy hoa làm mật” . Để tiến vào kỷ nguyên vươn mình, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt vấn đề là phải tìm con đường phát triển mới. Tổng Bí thư cũng đặt vấn đề là cùng với việc lót ổ đón “đại bàng” thì cũng phải chuẩn bị những cánh rừng, cánh đồng đón những đàn ong đến lấy hoa làm mật. Vậy giải pháp để phát triển lực lượng DN tới đây nên thế nào? + Đầu tiên, chính các DN, doanh nhân, nhà đầu tư trong nước phải tự vận động, lột xác, chớp lấy cơ hội, vận hội mới. Không ai làm thay họ được. Còn về mặt Đảng, Nhà nước thì Đại hội XIV đang đến gần, tôi cho rằng cần quyết đáp những chủ trương lớn để hỗ trợ DN phát triển. Bình diện chung là cần rà soát hệ thống pháp luật, chấn chỉnh đội ngũ công chức để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Như Tổng Bí thư nói là cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra và chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo không gian mới và động lực phát triển. Nếu mọi sáng kiến, ý tưởng sản xuất, kinh doanh của người dân, DN đều có thể triển khai thì đấy chính là cánh rừng, cánh đồng tươi mát để thu hút những đàn ong tốt, giống ong tốt đến lấy hoa làm mật. . Xin cảm ơn ông.• Tiêu điểm Cần xác định rõ đối tượng, mục tiêu ưu tiên Về chính sách hỗ trợ thì mọi nguồn lực quốc gia đều hữu hạn. Chúng ta nên xác định rõ đối tượng, mục tiêu ưu tiên. Chẳng hạn, Đảng quyết định chọn khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là khâu đột phá thì phải xây dựng chính sách để hỗ trợ cho các DN khoa học, công nghệ thật, có sản phẩm thật, tính ứng dụng cao. TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000 USD. Ảnh: TTXVN
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 4-2-2025 (ĐH An ninh nhân dân) Thông qua vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cách đây 95 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam (VN) ra đời. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử VN. Bởi sự ra đời của Đảng đã chấm dứt sự khủng hoảng đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng; tạo điều kiện để tập hợp, phát huy sức mạnh quần chúng, từ đó khởi đầu cho những chiến công vang dội vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, đất nước ta hoàn toàn tự tin để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình. Khởi đầu cho những chiến công Có thể nói trong vòng 15 năm sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo dân tộc VN thực hiện ba cao trào cách mạng, làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đưa “nước VN từ máu lửa - rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước VN Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngay sau ngày lập nước, Đảng đã chèo lái, dẫn dắt toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, lật nhào toàn bộ toan tính của kẻ địch, khiến họ kinh sợ và buộc phải ký Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh ở VN. Trong điều kiện đất nước bị chia cắt, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp, xâm lược và biến miền Nam trở thành căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới, đồng thời trực tiếp đưa quân tham chiến. Lúc bấy giờ, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ, đó là cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Thế giới đang có những thay đổi mang tính thời đại và sự lãnh đạo của Đảng sẽ tiếp tục dẫn dắt đất nước, dân tộc ta đạt được những kỳ tích trong kỷ nguyên mới. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 40 năm đổi mới, đất nước ta đã thay da đổi thịt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cao… tạo thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình. Với đường lối đúng đắn, khoa học, chúng ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 304-1975. Trong giai đoạn 1930-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đối mặt chiến đấu với các thế lực xâm lược sừng sỏ, làm nên những chiến thắng lẫy lừng. Những chiến thắng đó đã tô đỏ thắm màu cờ của Đảng, là biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cũng như khí phách, trí tuệ con người VN. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đất nước ta đã sạch bóng quân thù, trở thành quốc gia có độc lập, chủ quyền, giang sơn gấm vóc thu về một mối. Những thành tựu của công cuộc đổi mới Bước vào thời kỳ hòa bình, thống nhất, Đảng Cộng sản VN đã lãnh đạo nhân dân ta khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước. Trước những bất cập của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và tình trạng khủng hoảng kinh tế, tại Đại hội VI năm 1986, Đảng đã “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” và thừa nhận những hạn chế, sai sót. Đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện, kiên định, sáng tạo đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của VN đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thay da đổi thịt; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cao; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố; đối ngoại đã phát huy vai trò tích cực, hiệu quả, mở ra cục diện mới cho đất nước… Từ một nước nghèo, lạc hậu, nước ta đã thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, đứng thứ 32 trên thế giới. Kinh tế tăng trưởng khá, bình quân 5,9%/năm; quy mô nền kinh tế năm 2025 dự kiến đạt khoảng 500 tỉ USD; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 4.900 USD, gần gấp 25 lần sau ba thập niên. Tuổi thọ trung bình của người VN đã tăng từ 62 tuổi vào năm 1990 lên 75 tuổi vào năm 2025. Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc nhóm trung bình cao của thế giới; chỉ số hạnh phúc năm 2024 được cải thiện tích cực khi xếp thứ 54/137 quốc gia (năm 2023 đạt thứ hạng 6/147). Chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2024 đứng thứ 41/163 quốc gia, đứng thứ sáu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương… Trong lĩnh vực đối ngoại, VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia. Trong đó có chín nước đối tác chiến lược toàn diện (4/5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc), 11 nước đối tác chiến lược và 14 nước đối tác toàn diện. Đáng chú ý, nước ta hai lần được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hai lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu ủng hộ kỷ lục. Quan hệ của Đảng ta với các Đảng cầm quyền, tham chính, các Đảng cộng sản, công nhân, cánh tả trên thế giới không ngừng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Sau 40 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đất nước ta đã thật sự đổi thay, vươn mình. Độc lập, chủ quyền quốc gia và môi trường hòa bình được giữ vững, chính trị - xã hội ổn định; kinh tế ngày càng phát triển; quốc phòng, an ninh vững chắc. Vị thế, uy tín của VN trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng cao. Công lao vĩ đại của Đảng và kết quả trong sự nghiệp đổi mới ở VN được phản ánh một cách đúng đắn, toàn diện bởi nhận định “Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng! Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đã nêu chính là nguồn nội lực căn bản, thể hiện sức sống của quốc gia, dân tộc, được VN tích lũy đủ cả về lượng và chất, thế và lực, tạo cơ sở định vị, xác lập mục tiêu đưa đất nước bứt phá, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỷ nguyên này là giai đoạn phát triển, giàu mạnh, xây dựng thành công nước VN XHCN, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu... Chúng ta nhận thấy rằng thế giới đang có những thay đổi mang tính thời đại. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số mang lại cho chúng ta những cơ hội có thể nắm bắt để đi trước, đón đầu, phát triển vượt bậc. Thực tiễn cho thấy sự lãnh đạo của Đảng Cộng TP mang tên Bác chuyển mình mạnh mẽ Mùa xuân này Đảng ta tròn 95 tuổi, đất nước cũng chào đón 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với niềm tự hào, vinh dự được mang tên Bác Hồ cùng đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử, quán triệt tốt đường lối, chủ trương của Đảng, TP.HCM đã chuyển mình phát triển mạnh mẽ, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước và khu vực. Năm 2024, kinh tế TP đã về đích với mức tăng trưởng ước tính đạt 7,17%; mức thu ngân sách đạt hơn 508.000 tỉ đồng, tăng hơn 13,3% so với năm 2023; phấn đấu đến năm 2025, tốc tộ tăng trưởng tăng trên 10%. Tiếp nối truyền thống anh hùng, không ngừng đổi mới sáng tạo, toàn thể cán bộ và nhân dân TP.HCM đang không ngừng cố gắng vươn lên, nỗ lực phấn đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị “toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập”, góp phần vào việc đưa đất nước cất cánh, bay lên, vững bước đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành vào cuối tháng 12-2024, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hạ tầng giao thông TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TIẾN KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3-2-1930 – 3-2-2025) sản VN là nhân tố quyết định đưa cách mạng VN đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác và sẽ tiếp tục dẫn dắt đất nước, dân tộc ta đạt được những kỳ tích trong kỷ nguyên mới. Hiện nay, cả nước đang hừng hực khí thế, nỗ lực thực hiện các hoạt động thiết thực chuẩn bị hướng tới Đại hội XIV của Đảng - thời điểm bắt đầu cho kỷ nguyên mới, thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Các nhiệm vụ, đột phá chiến lược do Đảng đề xướng đã bắt đầu được triển khai. Đó là đột phá thể chế phát triển; xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị các cấp tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; khơi thông và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho sự phát triển; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… Tuy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song chúng ta nhất định sẽ vượt qua và bước tới dựa trên các điểm tựa vững chắc. Mà các điểm tựa VN ở đây chính là tinh thần đại đoàn kết dân tộc; sự lãnh đạo của Đảng; truyền thống lịch sử văn hóa hào hùng, tinh thần tương thân tương ái; sức mạnh từ nhân dân; vai trò của quân đội, công an; tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc…• TS, THƯỢNG TÁ NGUYỄN QUỲNH ANH
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 4-2-2025 Sáng 3-2, Thành ủy TP.HCM công bố quyết định thành lập, kết thúc, giải thể tổ chức Đảng. Cụ thể, thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy do ông Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng ban; thành lập hai Đảng bộ (Đảng bộ các cơ quan Đảng TP.HCM và Đảng bộ UBND TP.HCM). Đồng thời, kết thúc hoạt động của 11 Đảng đoàn, ba cơ quan Đảng, giải thể bảy cơ quan Đảng. Đáp ứng yêu cầu ổn định phát triển TP trong giai đoạn mới Phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận đây là hội nghị rất đặc biệt, mang nhiều cảm xúc khó tả. Bởi có một số tổ chức nhận quyết định thành lập mới, một số tổ chức kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình, một số tổ chức giải thể, sáp nhập vào tổ chức khác. “Làm cách mạng thì đây là việc bình thường của Đảng. Mong các đồng chí xác định tư tưởng, nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình một cách đầy đủ nhất, định vị mình một cách chính xác nhất vai trò, sứ mệnh, chức trách của từng cán bộ, đảng viên trong từng đơn vị thì mọi việc trở nên không có gì bất thường cả” - ông Nên nói. Theo Bí thư Nguyễn Văn TP.HCM không để tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp Ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu khẩn trương sắp xếp, đưa bộ máy mới đi vào hoạt động, không để công việc bị chậm trễ, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp. Nên, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về tổng kết Nghị quyết 18, thời gian qua cả nước đã tập trung triển khai và đến thời điểm này cơ bản định hình xong mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị với từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Tại TP.HCM, việc này đã được triển khai nghiêm túc, kịp thời, khẩn trương, đồng bộ bằng quyết tâm chính trị cao nhất; thực hiện đúng yêu cầu và tiến độ đề ra; đảm bảo chặt chẽ, thận trọng, bám sát chỉ đạo của trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP. Ông Nguyễn Văn Nên cho biết sau hơn hai tháng vừa chuẩn bị vừa tổ chức thực hiện, đặc biệt là những ngày cận Tết Nguyên đán, TP.HCM đã ban hành và triển khai nghiêm túc, có hiệu quả đề án tinh gọn bộ máy. Trong quá trình sắp xếp, ông Nên đề nghị phải chú trọng công tác chính trị tư tưởng, giải quyết tốt nhất mọi chế độ chính sách để mỗi tổ chức, cá nhân thống nhất cao với chủ trương, xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình, cùng hướng đến mục tiêu chung là xây dựng bộ máy tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu ổn định phát triển TP trong giai đoạn mới. Dấu mốc lịch sử trong tiến trình đổi mới Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định việc công bố các quyết định hôm nay là dấu mốc lịch sử trong tiến trình đổi mới tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị TP. Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, có nhiều công việc trước mắt rất quan trọng và cần thiết phải làm để bộ máy vận hành trơn tru, thông suốt. “Đây là việc không đơn giản, không được chủ quan, xem nhẹ, thiếu trách nhiệm bất cứ trường hợp nào” - ông Nên nhấn mạnh. Ông Nên cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy nhanh chóng sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy của cơ quan mới, hoàn chỉnh quy định về chức danh nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác, trình Thành ủy xem xét phê duyệt và ban hành quy chế làm việc, đi vào hoạt động ngay trong tuần làm việc đầu tiên. Đối với hai Đảng bộ thành lập mới, phải khẩn trương phối hợp hoàn thành việc tiếp nhận tổ chức Đảng và đảng viên về trực thuộc Đảng ủy; chuẩn bị tốt các điều kiện tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp. Đảng ủy UBND TP khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy Giảm nhiều tổ chức, cơ quan Thực hiện tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM giảm 53 tổ chức Đảng, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập TP; 41 tổ chức đầu mối bên trong, các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, các tổ chức chính trị - xã hội TP và 66 đơn vị ở cấp huyện. Cụ thể, đối với các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy, giảm từ 54 còn 27 Đảng bộ; thành lập hai Đảng bộ, giải thể bảy Đảng bộ, giữ nguyên 19 Đảng bộ cấp trên cơ sở để thành lập Đảng bộ cơ sở; kết thúc hoạt động của 11 Đảng đoàn và ba Ban cán sự Đảng. Đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy: Giảm từ sáu còn năm cơ quan, mỗi cơ quan đều giảm một đầu mối cấp phòng trực thuộc. Đối với tổ chức bộ máy bên trong của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp: Giảm từ 76 còn 42. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP: Giảm từ 21 còn 15 cơ quan. Các cơ quan hành chính giảm từ tám còn ba cơ quan và các đơn vị sự nghiệp công lập giảm từ 35 còn 32 cơ quan… Đối với TP Thủ Đức và các quận, huyện, cùng với việc hợp nhất Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, đã thực hiện giảm 44 cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND từ 268 còn 244 đơn vị. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ. Ảnh: THUẬN VĂN hành chính cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP, bảo đảm hoàn thành, đưa bộ máy mới đi vào hoạt động vào cuối tháng 2. “Tinh thần là không để mọi công việc bị chậm trễ đến mức ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân và doanh nghiệp” - Bí thư Nguyễn Văn Nên chỉ đạo. Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết Ban Chỉ đạo TP sẽ phân công lãnh đạo đeo bám, chỉ đạo cụ thể, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.• LÊ THOA - THANH TUYỀ N Ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu Đảng ủy UBND TP.HCM khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm đưa bộ máy mới đi vào hoạt động vào cuối tháng 2. Ngày 3-2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của bốn Đảng bộ trực thuộc Trung ương, gồm Đảng bộ các cơ quan Đảng ở Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội (QH), Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể ở Trung ương. Cùng với đó là công bố các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của ba cơ quan Đảng ở Trung ương, gồm Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương. Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đến nay việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, các cơ quan tư pháp và đoàn thể ở Trung ương đã cơ bản hoàn thành. Đây chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp tục hoàn thành thắng lợi việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ, lộ trình đã đề ra. Tổng Bí thư đề nghị bảy cơ quan, đơn vị được trao quyết định lần này căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới. Tổng Bí thư lưu ý bốn Đảng bộ trực thuộc Trung ương và những ban Đảng đã hợp nhất, đã được tăng thêm chức năng, nhiệm vụ phải bảo đảm kế thừa tốt các nhiệm vụ của các tổ chức Đảng đã kết thúc hoạt động, không để gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót công việc. Trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, các cơ quan tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, Tổng Bí thư đề nghị Đảng bộ QH, Đảng bộ Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, QH, hoàn thiện thể chế. Đồng thời hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Chính phủ, QH, trong đó có sắp xếp, bố trí nhân sự bên trong làm cơ sở cho các địa phương thực hiện, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong cả hệ thống chính trị. Quá trình sắp xếp tránh nóng vội, chủ quan, hình thức, phải bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc; tiếp tục làm tốt công tác chính trị tư tưởng để tạo sự phấn khởi, yên tâm, đoàn kết, thống nhất thi đua Tổng Bí thư: Quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy tránh nóng vội, chủ quan, hình thức hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của năm 2025 cũng như của nhiệm kỳ Đại hội XIII, tạo tiền đề vững chắc bước vào Đại hội XIV của Đảng. Đ.MINH - N.THẢO Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập Đảng bộ, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và chỉ định bí thư, các phó bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: TTXVN
6 Thời sự - Thứ Ba 4-2-2025 thoisu@phapluattp.vn Dịp Tết, mỗi ngày metro số 1 thu hơn 1 tỉ đồng Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết trong 10 ngày Tết Nguyên đán 2025, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đón nhận sự ủng hộ nồng nhiệt từ người dân và du khách. Cụ thể, trong 10 ngày từ 24-1 đến 2-2, tuyến metro số 1 đã tăng thời gian vận hành, tăng số chuyến để đáp ứng nhu cầu đi lại, phục vụ người dân tốt nhất. Sản lượng vận chuyển trong 10 ngày Tết là hơn 761.400 lượt khách với 1.768 chuyến, mang lại doanh thu hơn 11,7 tỉ đồng. Cao điểm hành khách đi metro số 1 đạt hơn 120.000 lượt vào mùng 2 Tết. Mùng 3 và mùng 4 Tết đạt 112.000 và 110.000 lượt hành khách. Doanh thu lớn nhất vào mùng 2 Tết với hơn 1,8 tỉ đồng. Thấp điểm, hành khách đi metro số 1 đạt hơn 45.000 lượt vào ngày 28-1 (29 Tết) và 26-1 (27 Tết). Sản lượng trên vẫn cao hơn kế hoạch khai thác tuyến metro số 1. ĐÀO TRANG Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 _ 3-2-2025), sáng 3-2, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc. Người đã sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Tiếp đó, đoàn đại biểu đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đường Bắc Sơn, TP Hà Nội. Các đại biểu nghiêng mình tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến dâng đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”. (Theo baochinhphu.vn) Ngày 3-2, tại TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân cùng các cơ quan, đơn vị trong toàn vùng đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây là hoạt động thường niên của đơn vị trong dịp đầu năm mới, hưởng ứng 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động “Tết trồng cây” (1959-2025) và chương trình trồng 1 tỉ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính ủy Vùng 3 Hải quân, nhấn mạnh phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” sẽ góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về vai trò, lợi ích của việc trồng cây, tạo bóng mát. Việc trồng cây còn góp phần giảm nhẹ thiên tai, cải tạo cảnh quan môi trường, xây dựng khuôn viên doanh trại ngày càng chính quy, xanh, sạch đẹp. Tạo khí thế, tinh thần làm việc hăng say trong đơn vị ngay từ những ngày đầu năm. Ngay sau lễ phát động, cán bộ, chiến sĩ khối cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân cùng các đơn vị trong toàn vùng đã tiến hành trồng mới được 137 cây ăn quả, 1.478 cây bóng mát, lấy gỗ; 260 cây cảnh, 399 bồn hoa; 1.200 m2 thảm cỏ và chăm sóc hệ thống cây, bồn hoa, thảm cỏ hiện hữu. MINH TRƯỜNG Theo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, từ ngày 25-1 đến 2-2 (tức từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), tỉnh đón 471.191 lượt khách, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ du lịch toàn tỉnh đạt 1.886,3 tỉ đồng, tăng 49,5%. Công suất phòng lưu trú trung bình đạt 73,4%, tăng 10,6%. Riêng TP Phú Quốc tiếp tục khẳng định sức hút của đảo ngọc khi đón 281.659 lượt khách, tăng 26,9%. Với sự bùng nổ này, tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu đón 10,65 triệu lượt khách trong năm 2025. Trong đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 28.000 tỉ đồng. Các địa phương khác cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tỉnh Đồng Tháp trong chín ngày nghỉ Tết đón khoảng 306.408 lượt khách, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đạt hơn 6.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 46,7 tỉ đồng, tăng 72,19%. Tỉnh Trà Vinh ghi nhận 110.900 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1.300 lượt, tăng 35%. Lượng khách lưu trú đạt 9.981 lượt, doanh thu từ du lịch đạt 75 tỉ đồng, tăng 31%. HẢI DƯƠNG - CHÂU ANH Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XV Văn phòng Quốc hội (QH) vừa có thông báo về phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH. Theo đó, phiên họp dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 5 đến 7-2). Đáng chú ý, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về các dự án luật gồm Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH. Cơ quan thường trực của QH cũng cho ý kiến với các nghị quyết của QH về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV; cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của QH và về số thành viên của UBTVQH khóa XV. Phiên họp cũng cho ý kiến về dự thảo nghị quyết của QH giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; nghị quyết của UBTVQH về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn của QH. UBTVQH còn xem xét, thông qua một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức TAND năm 2024. Phiên họp cũng xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về tổ chức bộ máy của VKSND Tối cao… Đ.MINH - N.THẢO Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Ngày 3-2, Thành ủy Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Châu Việt Tha, Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn kết quả bầu chức vụ phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thành ủy viên, Phó Bí thư Quận ủy Thốt Nốt. Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Cần Thơ, đã công bố quyết định của Thành ủy về việc điều động, phân công cán bộ. Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ quyết định bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Thốt Nốt, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Quận ủy và thôi giữ chức bí thư Quận ủy Thốt Nốt nhiệm kỳ 2020-2025, để chuyển công tác về UBND TP, giữ chức phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2021-2026. NHẪN NAM 135 tổ tuần tra Công an tỉnh Bình Thuận làm nhiệm vụ xuyên đêm, xuyên Tết Ngày 3-2, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết chín ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đơn vị đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm; giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, không để đột xuất, bất ngờ. Công an tỉnh Bình Thuận đã thành lập 20 tổ công tác tăng cường cho 20 công an xã, phường, thị trấn trọng điểm. Trong đó đã chỉ đạo 135 tổ tuần tra vũ trang và lực lượng CSGT tiếp tục duy trì tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông trên tất cả tuyến, địa bàn trọng điểm. Lực lượng CSGT toàn tỉnh tổ chức tuần tra kiểm soát, khép kín 24/24 giờ xuyên đêm, xuyên Tết trên các tuyến giao thông trọng điểm. Do chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác, phạm pháp hình sự giảm gần 31% so với cùng kỳ Tết 2024 và không để xảy ra vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong chín ngày nghỉ Tết có 15 vụ tai nạn giao thông, làm chết ba người, bị thương tám người, giảm mạnh so với cùng kỳ. PHƯƠNG NAM ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 95 năm ngày thành lập Đảng Bộ đội Vùng 3 Hải quân trồng gần 2.000 cây xanh hưởng ứng “Tết trồng cây” Du lịch ĐBSCL bội thu dịp Tết Nguyên đán 2025 Tin vắn • Cảnh sát cứu 7 người mắc kẹt trong đám cháy nhà trọ. Sáng 3-2, lửa bùng phát tại tầng 2 căn nhà trọ sáu tầng tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời giải cứu bảy người mắc kẹt bên trong và đưa xuống đất an toàn. PHI HÙNG • Liên tiếp trao trả tài sản cho người dân, du khách đánh rơi ở TP Huế. Ngày 3-2, Công an TP Huế cho biết trong dịp Tết Nguyên đán đã liên tiếp trao trả tài sản của người dân, du khách đánh rơi. Trong đó có anh Amaud Hervé (quốc tịch Pháp) và anh Trần Thanh Nhã (ngụ TP Huế). NGUYỄN DO • Cháy nổ trong Tết ở TP.HCM giảm so với năm ngoái. Ngày 3-2, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07) Công an TP.HCM cho biết trong chín ngày nghỉ Tết, TP xảy ra 11 vụ cháy nhỏ và trung bình, không có người chết, bị thương, giảm hẳn so với năm ngoái. NGUYỄN TÂN Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==