14 Bạn đọc - Thứ Ba 4-2-2025 bandoc@phapluattp.vn Mua vé metro số 1 qua ứng dụng Công dân số TP.HCM Ứng dụng Công dân số TP.HCM được ra mắt vào ngày 14-11-2024, đây là kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền TP và người dân bằng tương tác một chạm dễ dàng, thuận tiện. Để kịp thời phục vụ tiện ích cho người dân khi sử dụng metro số 1, HURC, FPT IS, Mastercard Asian và Trung tâm chuyển đổi số đã tích hợp tính năng phát hành vé metro bằng mã QR vào ứng dụng Công dân số TP.HCM từ tháng 1-2025. Theo đó, từ ngày 2-1, người dân có thể tạo mã QR trên ứng dụng Công dân số TP.HCM để đi tàu miễn phí đến hết ngày 20-1. Từ ngày 21-1, các đối tượng được miễn, giảm giá vé và hành khách sử dụng vé tháng sẽ đăng ký trực tiếp trên ứng dụng để nhận mã QR. Đặc biệt, học sinh, sinh viên có thể liên kết với các ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán ngân hàng để mua vé tháng và nhận ưu đãi giảm giá. Trong thời đại số, các ứng dụng công nghệ không chỉ phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, mua sắm hay giải trí mà còn là công cụ hữu ích giúp người dân tiếp cận các dịch vụ công một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài giúp tiết kiệm thời gian, các “chìa khóa số” còn nâng cao hiệu quả công việc và kết nối người dân với các cơ quan nhà nước một cách dễ dàng. VNeID giảm rủi ro mất giấy tờ VNeID là bước đột phá trong triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam, giúp người dân thực hiện giao dịch mà không cần mang theo CCCD hay thẻ căn cước. Ứng dụng này hỗ trợ xác minh danh tính, đăng ký dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng, an toàn, giảm rủi ro mất giấy tờ. điện tử mức độ 2… Đối với trẻ em dưới 14 tuổi khi đi máy bay phải xuất trình một trong các loại giấy khai sinh (dưới hai tuổi thì giấy chứng sinh), trích lục hộ tịch; trích lục giấy khai sinh, văn bản xác nhận thông tin hộ tịch, tài khoản định danh điện tử mức độ 2, thông tin nhân thân của hành khách trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đi cùng; giấy xác nhận nhân thân bởi cơ quan công an; CCCD, hộ chiếu... VssID thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT “VssID - BHXH số” (gọi tắt là VssID) là ứng dụng dịch vụ thông tin trên nền tảng thiết bị di động chính thức của BHXH Việt Nam nhằm phục vụ mục đích thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin, thực hiện dịch vụ công cho cá nhân một cách tiện lợi, dễ - Hỗ trợ trực tuyến 24/7: Chatbot - trả lời tự động, tổng đài hỗ trợ 1900.9068, email, câu hỏi thường gặp); - Các tin tức hoạt động ngành BHXH (thông tin lấy từ cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam); các thông tin về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn sử dụng ứng dụng; hướng dẫn thực hiện dịch vụ công, dịch vụ thanh toán trực tuyến...; - Hướng tới sử dụng ứng dụng VssID thay thế thẻ BHYT, sổ BHXH; tích hợp dịch vụ công, tiện ích thanh toán trực tuyến... Cũng theo ông Hà, với ứng dụng VssID, người dân có thể theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm, tra cứu quyền lợi và tình trạng bảo hiểm của mình mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan BHXH. Người lao động có thể kiểm tra lịch sử đóng bảo hiểm, hưởng các chế độ bảo hiểm và làm các thủ tục liên quan đến BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến, giúp giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí. Ngoài ra, khi có bất kỳ vướng mắc trong quá trình sử dụng ứng dụng VssID, người dân có thể liên hệ hotline 24/7 theo số điện thoại 1900.9068 hoặc đến cơ quan BHXH gần nhất để được hỗ trợ. Nói với PV, chị Nguyễn Duyên (nhân viên ngân hàng tại TP.HCM) cho biết từ ngày có ứng dụng VssID, mọi vấn đề liên quan đến BHXH được thực hiện dễ dàng hơn nhiều, chị cũng có thể dùng ứng dụng VssID để đi khám BHYT tại bệnh viện mà không cần mang thẻ giấy. Nói thêm, chị Duyên cho biết lúc trước chị không biết doanh nghiệp có nợ tiền BHXH của chị hay không nhưng giờ thì chỉ cần vài giây là có thể kiểm tra. Ngoài ra, hiện cũng có nhiều thủ tục yêu cầu phải có minh chứng thể hiện việc có đóng BHXH, chị chỉ cần chụp màn hình quá trình đóng BHXH trên ứng dụng VssID là mọi chuyện được giải quyết mà không cần nhờ cơ quan BHXH xác nhận, rất tiện lợi.• Trong ứng dụng VNeID có mục thông tin cư trú, trong đó có ghi nhận thông tin của người thân trong gia đình (cha mẹ, con). Ảnh: TRẦN MINH Người lao động vừa trải qua chín ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo thông báo của Bộ LĐ-TB&XH, người lao động sẽ có kỳ nghỉ kéo dài năm ngày liên tục nhân dịp lễ Chiến thắng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5. Cụ thể, do hoán đổi ngày làm việc, người lao động sẽ được nghỉ liên tục năm ngày trong dịp lễ Chiến thắng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5 năm 2025 (nghỉ từ ngày 30-4 đến hết 4-5; trong đó, ngày làm việc thứ Sáu 2-5 sẽ được hoán đổi sang thứ Bảy 26-4). Dịp nghỉ Quốc khánh năm 2025, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ bốn ngày, từ ngày 30-8 đến hết 2-9. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định vào cuối tuần cần căn cứ vào chương trình và kế hoạch cụ thể để bố trí lịch nghỉ phù hợp, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bộ LĐ-TB&XH khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng lịch nghỉ lễ 30-4 và 1-5 giống như quy định đối với công chức, viên chức và đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động, đồng thời khuyến khích các thỏa thuận có lợi cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp không thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, người sử dụng lao động có quyền quyết định lịch nghỉ lễ phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng cần đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định. Theo quy định tại Bộ luật Lao động, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương. Cụ thể: Tết Dương lịch một ngày (ngày 1-1 dương lịch); Tết Nguyên đán năm ngày; ngày Chiến thắng một ngày (ngày 30-4 dương lịch); ngày Quốc tế Lao động một ngày (ngày 1-5 dương lịch); Quốc khánh hai ngày (ngày 2-9 dương lịch và một ngày liền kề trước hoặc sau); ngày giỗ tổ Hùng Vương một ngày (mùng 10-3 âm lịch). Trong năm 2025, công chức, người lao động có 22 ngày nghỉ vào các dịp lễ, Tết, gồm 11 ngày nghỉ chính thức và 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc. TRẦN MINH Một tài khoản TikTok NTT vừa chia sẻ câu chuyện thú vị trong chuyến bay về Hà Nội ăn Tết. Anh cho biết mình quên mang theo giấy tờ tùy thân nhưng nhờ có ứng dụng VNeID nên vẫn được làm thủ tục và lên máy bay. Tuy nhiên, con anh lại gặp rắc rối khi vợ anh quên mang giấy khai sinh của con. Rất may, trong ứng dụng VNeID của anh có mục thông tin cư trú, trong đó có ghi nhận thông tin của con nên cuối cùng cả gia đình anh vẫn có thể bay đúng kế hoạch. Câu chuyện này cho thấy sự tiện lợi của VNeID trong việc xác minh danh tính khi đi lại. Liên quan đến trường hợp trên, theo Mục I Phụ lục VII Thông tư 42/2023/TT-BGTVT, hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục bay nội địa phải xuất trình giấy tờ nhân thân hợp lệ như hộ chiếu, CCCD, giấy phép lái xe, thẻ nhà báo, tài khoản định danh dàng, nhanh chóng. Tiến tới được sử dụng để thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT. Trao đổi với PV, ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, cho biết hiện nay ứng dụng VssID đang cung cấp một số tính năng, tiện ích như: - Cung cấp thông tin: Thẻ BHYT, quá trình tham gia (BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, BHYT); thông tin hưởng các chế độ BHXH (một lần, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp); lịch sử khám chữa bệnh BHYT...; - Cung cấp các tiện ích tra cứu: Mã số BHXH; cơ quan BHXH; cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH; cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT; đơn vị tham gia BHXH; điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT…; Khi có bất kỳ vướng mắc trong quá trình sử dụng ứng dụng VssID, người dân có thể liên hệ hotline 24/7 theo số điện thoại 1900.9068 hoặc đến cơ quan BHXH gần nhất để được hỗ trợ. Những ứng dụng “quốc dân” mà ai cũng cần có Các ứng dụng như VNeID, VssID, Công dân số TP.HCM... đang trở thành “chìa khóa số” giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Người lao động sắp có đợt nghỉ 5 ngày sau Tết Nguyên đán TRẦN MINH - TUẤN ANH Người lao động tiếp tục có đợt nghỉ dài sau Tết. Ảnh: TRẦN MINH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==