2 Thứ Ba 4-2-2025 NGHĨA NHÂN thực hiện Ngay trước thời điểm Tết Nguyên đán 2025, Hội nghị Trung ương khóa XIII (ngày 23 và 24-1)đã quyết định bổ sung mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030. Có thể nói đây là sự điều chỉnh rất quyết liệt của Đảng khi mà mới Hội nghị Trung ương hồi tháng 9-2024 chỉ đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 6,5%-7%, phấn đấu đạt 7%-7,5%... TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã chia sẻ như vậy với báo Pháp Luật TP.HCM nhân dịp 95 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-2025). Đặt mục tiêu lớn, tầm nhìn xa . Phóng viên: Vào dịp này, bên cạnh câu chuyện tinh gọn bộ máy thì chúng ta cũng nghe bàn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, dường như rất thách thức. Ông cảm nhận thế nào? + TS Nguyễn Đức Kiên: Trung ương đã họp, đã quyết định về mặt chính trị. Mấy ngày nữa, Quốc hội sẽ họp để có quyết định chính thức về tổ chức bộ máy nhà nước. Khó khăn đấy nhưng phải làm, bởi bộ máy cũ, cách làm cũ thì không thể đột phá được. Về mục tiêu tăng trưởng thì rõ ràng là rất cao. Nhưng là Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền thì đương nhiên luôn phải đặt ra mục tiêu lớn, tầm nhìn xa… mới đúng với sứ mệnh của mình. dài hạn trong cương lĩnh, mục tiêu cụ thể cho các năm 2030, 2045 thì càng thấy xa xôi. Có vẻ chúng ta đã nhận ra vấn đề này. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Đảng yêu cầu tăng trưởng GDP bình quân năm phải khoảng 7% nhưng những năm qua chưa thực hiện được. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua đã có những ý kiến rất mạnh mẽ, để rồi Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường trước Tết, trong đó có bàn một đề án riêng, bổ sung mục tiêu tăng đấu. Rồi đặt vấn đề khoán chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương. Cụ thể như thế mới thúc ép chính quyền các cấp tìm giải pháp. “Phải phát triển để ổn định, chứ không chỉ là ổn định để phát triển” . Tìm giải pháp tức là phải tìm động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Để đạt tăng trưởng hai con số trong những năm tới, chúng ta phải làm gì? + Năm 2000, với việc công nhận quyền tự do kinh doanh, chúng ta bung ra, trăm hoa đua nở. Đấy là thời của phát triển theo chiều rộng, có thể nói là đã thành công. Đến năm 2011, chúng ta thấy cần phát triển chiều sâu nên nỗ lực tạo ra các nắm đấm thép, đầu tư mạnh ngành, lĩnh vực mũi nhọn nhưng như tôi nói ở trên, không đạt mục tiêu. Năm 2021 thì đại dịch COVID-19 ập đến, cạnh tranh nước lớn gay gắt, chiến tranh Nga - Ukraine làm đảo lộn môi trường quốc tế... Đổi mới đã giúp Việt Nam thoát nghèo, bước vào nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Nhưng nước nào cũng thế, chuyển từ thu nhập trung bình Phải dám nghĩ khác, để làm giàu cho đất Đọc lại lịch sử thì thấy 95 năm trước, trong đêm đen nô lệ, Đảng đã đặt ra mục tiêu không tưởng là đánh đổ chế độ thực dân. Và Đảng đã làm được, lãnh đạo dân tộc thực hiện Cách mạng Tháng Tám để giành độc lập; rồi lần lượt đánh thắng những đế quốc rất lớn để thống nhất đất nước. Giờ cũng vậy thôi, không thể không đặt mục tiêu cao để phấn đấu, để thực hiện. Thế mới là một Đảng cách mạng. . Đến Đại hội XIII, chúng ta xác định mục tiêu đến năm 2025 vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, năm 2030 thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Các mục tiêu tiếp theo này có lẽ cũng rất thách thức... + Thế thì mới phải cách mạng tinh gọn bộ máy, mới yêu cầu nhận thức về kỷ nguyên mới, về con đường phát triển mới... Một hạn chế của chúng ta lâu nay là dù đặt mục tiêu chiến lược, dài hơi rất thách thức nhưng đi vào mục tiêu cụ thể, ngắn hạn của từng nhiệm kỳ năm năm thì lại được xác định theo khả năng trong tầm tay. Cho nên tổng kết đại hội nào cũng thành công nhưng càng đến gần mục tiêu chiến lược, trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026-2030. Có thể nói đây là sự điều chỉnh rất quyết liệt của Đảng khi mà mới Hội nghị Trung ương hồi tháng 9-2024 chỉ đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 6,5%-7%, phấn đấu đạt 7%-7,5%; giai đoạn 2026-2030 chỉ định hướng mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%-8,5%/năm, Quốc hội cũng đã họp quyết định theo định hướng này. Chia nhỏ mục tiêu dài kỳ đến năm 2045 cho từng năm như vậy, lấy đó làm tiêu chí phấn Mục tiêu đã đề ra, dù là thách thức lớn nhưng với quyết tâm tiến vào kỷ nguyên mới, Việt Nam phải đổi mới, xoay chuyển tình thế và có những bước đi mạnh mẽ. 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN Có chính sách ưu đãi để doanh nghiệp Việt đột phá Hội nghị Trung ương bất thường hồi tháng 1 đã thông qua chủ trương điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2025 lên 8%, chuẩn bị tiền đề để năm tiếp theo đến 2030 tăng trưởng hai con số. Đây là mục tiêu rất thách thức nhưng có lẽ thách thức hơn nữa là chất lượng tăng trưởng, làm sao để thu nhập, đời sống thực tế của người dân cũng tăng tương xứng. Do vậy, ngoài giải pháp đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để qua đó cải thiện thứ bậc của từng DN trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tham gia vào các chuỗi cung ứng có hàm lượng công nghệ cao, chúng ta cũng phải có chính sách hỗ trợ DN trong nước tăng cường hợp tác, liên kết với nhau. Chẳng hạn, chính sách ưu đãi về thuế cho những DN lớn để họ có thể vươn lên đứng đầu hoặc có trọng lượng trong chuỗi sản xuất giá trị hàng hóa, kéo theo các DN nhỏ cùng phát triển. Với những DN nhỏ, siêu nhỏ nếu tham gia vào chuỗi thì được hỗ trợ về công nghệ, về đào tạo nghề. Chúng ta đang đặt kỳ vọng nhiều vào các lĩnh vực công nghệ, mới nổi. Vậy thì Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển cho những fintech mà Việt Nam đang sở hữu... Những fintech như vậy cần được ủng hộ để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, tín dụng, khơi thông dòng chảy vốn ở mọi cấp độ trong đời sống kinh tế. Giai đoạn tới, đầu tư công vào hạ tầng giao thông, bao gồm đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc cũng như hạ tầng đô thị theo mô hình TOD sẽ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với đó chúng ta cũng hy vọng vào quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, trong những lĩnh vực mới như bán dẫn… Quá trình ấy, đầu tư công sẽ dẫn dắt đầu tư tư. Các DN lớn trong nước sẽ tham gia tích cực, chủ động vào quá trình này, vừa tạo ra các giá trị mới, vừa tiếp tục củng cố năng lực khoa học, công nghệ thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, nội địa hóa. TS NGUYỄN ĐỨC KIÊN 95 năm Đảng dẫn dắt đất nước tiến vào những kỷ nguyên phát triển - Bài 2 TS Nguyễn Đức Kiên. Tháng 12-2024, Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) ký kết các thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Ảnh: TTXVN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==