12 Đời sống xã hội - Thứ Ba 25-3-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Sáng 24-3, tại Bộ Tư lệnh TP.HCM, Ban Phụ nữ Quân đội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tổ chức gặp mặt tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), nữ thương binh, nữ biệt động Sài Gòn, nữ cựu tù cách mạng tiêu biểu trên địa bàn TP. Buổi gặp mặt với sự tham dự của lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Thành ủy TP.HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và 250 đại biểu là các mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVTND, nữ thương binh, nữ biệt động Sài Gòn và nữ cựu tù tiêu biểu của TP.HCM. Phát biểu tại chương trình, Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trưởng ban Phụ nữ Quân đội, nhấn mạnh đây là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời cũng là dịp để mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ thể hiện sự thành kính, tri ân đối với những cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các nữ Anh hùng LLVTND, nữ thương binh, nữ cựu tù chính trị, nữ biệt động Sài Gòn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tại đây, các đại biểu đã được dịp lắng nghe những câu chuyện từ các nhân chứng sống của lịch sử, những người đã trực tiếp trải qua năm tháng khốc liệt của chiến tranh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chia sẻ về những năm tháng bị địch bắt đi tù suốt 11 năm liền, trải qua sáu nhà tù ở miền Nam, trong đó có nhà tù Côn Đảo. Những ngày tháng của các nữ cựu tù đấu tranh chống chào cờ, bị tra tấn bằng những hình thức dã man, đấu tranh của nữ cựu tù đòi quyền sống cho tù nhân... “Nếu nói về cảnh tù khổ sở thì nhiều lắm, kể không bao giờ hết được nhưng ý chí, nghị lực để vượt qua những năm tháng khốc liệt đó có hai việc. Một là sự tin tưởng tuyệt đối của Đảng, của Bác Hồ, của cách mạng, đó là sự khẳng định đầu tiên, quan trọng của những cựu tù như chúng tôi. Thứ hai là xác định dù có gian khổ mấy, thậm chí phải hy sinh vẫn bảo vệ khí tiết, sinh mạng chính trị của mình. Chính nhờ những quyết tâm đó mà các nữ cựu tù chính trị đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc” - bà Trương Mỹ Hoa xúc động kể. Bà Nguyễn Thị Phi với bí danh và cũng là nghệ danh của NSƯT Phi Điểu, một cựu tù chính trị bị giam cầm khi mới 14 tuổi. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bà được tự do trong đợt trao trả tù binh và sau đó tập kết ra Bắc theo yêu cầu công tác của tổ chức. Chuyến đi tưởng chừng hai năm ấy đã thành 21 năm, bà trở về miền Nam sau ngày đất nước thống nhất. “Những gì ngày hôm nay chúng ta nhìn lại về cuộc chiến đấu gian khổ, hình ảnh bị tra khảo chưa là gì so với những thứ đã diễn ra vào những năm tháng ngày xưa vô cùng khốc liệt nhưng tất cả đều vì sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước” - NSƯT Phi Điểu tiếp lời. Năm tháng chiến tranh ấy, dù phải đối mặt với khó khăn, gian khổ, bao mất mát, đau thương, các mẹ, các bà vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, trọn lòng trung kiên với Đảng, anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân; góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. THUẬN VĂN TP.HCM tri ân các Bà mẹ Việt Nam cùng những nữ anh hùng kiên trung Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, trao hoa tri ân mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hữu Tài. Ảnh: THUẬN VĂN Người dân địa phương cho biết anh Cường là người chất phác, hiền lành, chịu khó, cả xã yêu quý vì có việc gì của thôn, xã anh cũng lăn xả giúp đỡ. Trưa 21-3, ngay sau khi nghe loa phát thanh của xã thông báo, kêu gọi người dân lên rừng tham gia chữa cháy, anh Cường nói với vợ “anh đi chữa cháy với mọi người”. Anh Cường và em trai là Đồng Đại Tường liền chuẩn bị dao rồi chở nhau trên xe máy cùng dân làng lên chân núi Nghiêm, lúc đó lửa đang bốc cháy dữ dội. Đến chiều tối cùng ngày, anh Cường vẫn chiến đấu với động dũng cảm của anh Cường khi tham gia chữa cháy rừng. Đây là yếu tố quyết định để xem xét có công nhận liệt sĩ cho anh Cường hay không” - ông Long lưu ý. Gia đình anh Cường rất khó khăn, nhà chưa xây xong Hiện nay, Hội Chữ thập đỏ huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) vẫn tiếp tục kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ gia đình anh Đồng Đại Cường. Bà Vũ Thị Toan, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Yên Sơn, bùi ngùi chia sẻ: “Gia cảnh anh Cường vô cùng khó khăn. Anh Cường là lao động chính, cha mẹ già gần 80 tuổi, hai con còn thơ dại, con gái đầu đang học lớp 10 trường nghề, con trai thứ hai đang học lớp 3. Căn nhà nhỏ mà anh Cường tự xây bao năm nay vẫn chưa hoàn thiện”. Trong quá trình lập hồ sơ cần phải toát lên được hành động dũng cảm của anh Cường khi tham gia chữa cháy rừng. VIẾT LONG - ĐẮC LAM Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, sau một ngày cùng mọi người tham gia chữa cháy rừng núi Nghiêm (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), đến tối 21-3, gia đình anh Đồng Đại Cường đau đớn nhận tin anh đã ra đi mãi mãi. Vai trò của địa phương rất quan trọng Sáng 24-3, ông Nguyễn Xuân Long, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Nội vụ), cho biết Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định xem xét công nhận liệt sĩ đối với một trong các trường hợp sau: Đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân… Thêm vào đó, Nghị định 31/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định xem xét công nhận liệt sĩ đối với trường hợp: Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. Theo đó, người dân hy sinh trong lúc cứu người, cứu tài giặc lửa. Anh Tường cho biết khi lửa đã được khống chế anh Cường bảo “về nhà trước đi, anh về sau”, rồi anh Cường vẫn tiếp tục bám rừng chữa cháy. Trong đêm 21-3, vợ anh Cường, hai con và cha mẹ già không thể ngủ vì anh chưa về nhà. Đến sáng hôm sau (22-3), lửa mới được khống chế nhưng anh Cường đã tử vong tại khu vực chữa cháy. Thi thể anh được đưa từ khu vực 20 ha rừng bị cháy về nhà lo hậu sự, người thân, người dân bùi ngùi, khóc thương. Ngay trong sáng 22-3, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, xã và rất đông người dân đã đến viếng, động viên, hỗ trợ gia đình anh. Bà Vũ Thị Toan cho biết thêm để anh Cường thanh thản nơi chín suối, tinh thần quả cảm của anh, sự hy sinh quên mình vì cộng đồng của anh sẽ được mọi người tri ân ghi nhận và giúp đỡ vợ con, cha mẹ anh.• Cũng khẳng định danh hiệu liệt sĩ mang ý nghĩa rất thiêng liêng và cao cả. Do đó, khi nhận được hồ sơ, đơn vị sẽ xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, làm sao cho đúng người, đúng đối tượng đồng thời cũng vừa tôn vinh, nâng cao trách nhiệm của mỗi người dân với cộng đồng. Ông NGUYỄN XUÂN LONG, Phó Cục trưởng Cục Người có công Tiêu điểm Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, động viên, chia sẻ sâu sắc với những mất mát, đau thương và trao hỗ trợ đột xuất cho người thân anh Cường. Ảnh: ĐL sản của Nhà nước và nhân dân cũng được công nhận là liệt sĩ. Vì vậy, theo ông Long, chính quyền tỉnh Tuyên Quang hoàn toàn có thể lập hồ sơ, xem xét công nhận liệt sĩ đối với anh Đồng Đại Cường (40 tuổi, trú thôn Núi Cẩy, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn) tử vong khi tham gia chữa cháy ở núi Nghiêm. Tuy nhiên, ông Long cho rằng để một người dân được công nhận liệt sĩ thì vai trò của địa phương rất quan trọng. Cụ thể, UBND cấp huyện phải lập biên bản xảy ra vụ việc, xem tình huống anh Cường tử vong như thế nào. Tiếp đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận và chuyển UBND tỉnh có ý kiến trước khi gửi hồ sơ lên Trung ương xem xét chấp thuận. “Trong quá trình lập hồ sơ cần phải toát lên được hành Có thể xem xét công nhận liệt sĩ đối với anh Đồng Đại Cường Cục Người có công cho biết trường hợp anh Đồng Đại Cường tử vong khi tham gia chữa cháy rừng có thể lập hồ sơ xem xét công nhận liệt sĩ. Đến trực tiếp thăm hỏi gia đình, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn chia sẻ sâu sắc sự mất mát, đau thương với gia đình. Ông Sơn mong muốn thân nhân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã trao hỗ trợ đột xuất cho vợ anh Cường số tiền 25 triệu đồng. Huyện Yên Sơn cũng trao 20 triệu đồng hỗ trợ gia đình anh khắc phục khó khăn.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==