3 Thời sự - Thứ Ba 25-3-2025 Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đảng, Nhà nước ta có hai mục tiêu lớn là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Việt Nam vừa tăng tám hạng trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới, xếp thứ 46 toàn cầu, là mức cao nhất từ trước tới nay và cao thứ hai ở Đông Nam Á. Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn ưu tiên mê “Theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải lấy kiến nhân dân. Dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân diễn ra trong một tháng, tổng hợp trong năm ngày. Thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, tháng 6” - Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cho biết. Họp liên tục, họp tới chừng nào đã chín và đã rõ Nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cho biết Ban Thường vụ Đảng ủy QH rất quan tâm, sau cuộc họp ngày 17-3 đến nay, chỉ trong vòng sáu ngày, Ban Thường vụ Đảng ủy QH đã họp trở lại lần thứ hai về nội dung này. “Chúng ta sẽ không tính họp bao nhiêu lần mà sẽ họp liên tục, họp tới chừng nào đã chín, đã rõ thì sẽ tổng hợp trình báo cáo các cơ quan. Không chỉ mỗi Ban Thường vụ QH họp mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban Đảng, các cơ quan Mặt trận, VKSND… cũng họp liên tục” - Chủ tịch QH nêu rõ. Chủ tịch QH cho biết trong những ngày qua, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã chủ trì, phối hợp khẩn trương, gấp rút nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo đề án tập trung ở sáu nhóm vấn đề. Dự thảo báo cáo cũng đã tập trung rà soát 58 văn bản của Đảng, 12 điều khoản Hiến pháp năm 2013, 421 văn bản pháp luật. Dự thảo đề án, rất công phu, gồm chín loại tài liệu; dự thảo báo cáo rõ các phương án đề xuất và hệ thống ba phụ lục. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định đến thời điểm này dự thảo đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và dự thảo báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được xây dựng rất công phu, bài bản. Cùng với đó, sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan đã trách nhiệm hơn, ý kiến gửi về đủ, chủ động, bảo đảm tiến độ. “Đến nay đã có 16 cơ quan, tổ chức gửi lại ý kiến và đều tán thành với nội dung cơ bản của đề án; việc tiếp thu, giải trình kỹ, bước đầu có thể yên tâm hơn” - Chủ tịch QH cho biết. Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Đảng ủy QH đã nghe đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trình bày tóm tắt dự thảo tờ trình đề án, dự thảo báo cáo. Các ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy QH và các đại biểu đại diện của các ban đảng, Đảng ủy các cơ quan, bộ, ngành đã tập trung cho ý kiến đối với các nội dung của dự thảo tờ trình đề án, dự thảo báo cáo và các vấn đề liên quan.• ĐỨC MINH Ngày 24-3, Bí thư Đảng ủy Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy QH về dự thảo đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và dự thảo báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tính chất nội dung công việc rất hệ trọng Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn nêu rõ về mặt tiến độ, theo yêu cầu của Bộ Chính trị, hạn gửi Văn phòng Trung ương để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến về các nội dung trên là rất gấp; khẩn trương báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (dự kiến vào đầu tháng 4-2025). Theo ông Mẫn, tính chất nội dung công việc rất hệ trọng, khối lượng công việc rất lớn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, gắn với chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. “Yêu cầu là thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, hiệu quả, đòi hỏi quy trình, thủ tục cần chặt chẽ, bảo đảm, chất lượng, trên cơ sở tính đổi mới, tư duy đột phá. Về cơ chế, bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và ý kiến nhân dân” - Chủ tịch QH nhấn mạnh. “Theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải lấy kiến nhân dân. Dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân trong một tháng. Thời gian lấy ý kiến diễn ra trong tháng 5, tháng 6.” Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: QH Chủ tịch Quốc hội: Sẽ lấy ý kiến nhân dân về việc sửa Hiến pháp 2013 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết việc sửa Hiến pháp năm 2013 sẽ phải lấy ý kiến nhân dân. Thời gian dự kiến lấy ý kiến là một tháng. thời điểm chúng ta mong muốn phát triển nhanh và bền vững, thu hút các DN FDI cũng như các DN trong nước trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật cao thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực mà chúng ta hay gọi là STEM, bao gồm khoa học công nghệ, kỹ thuật và toán học, cần số lượng lớn hơn. Thủ tướng Chính phủ đang giao cho ngành GD&ĐT chuẩn bị đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó rất nhiều chính sách sẽ được đưa ra để động viên, khuyến khích các bạn trẻ tham gia học các lĩnh vực này, bao gồm những chính sách hỗ trợ học bổng cho người học, các chế độ khuyến khích cũng như các chế độ thu hút các chuyên gia ở nước ngoài vào làm việc. Và đặc biệt quan trọng là sẽ có định hướng đầu tư phát triển các trường ĐH bởi phải có môi trường ĐH tiên tiến thì chúng ta mới có thể tạo ra cả số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, rất nhiều trường ĐH ngoài công lập đã nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới, định hướng của Việt Nam và nhiều trường đã đầu tư phòng thí nghiệm, tăng cường tuyển sinh, mời các chuyên gia. Chúng ta đang tập trung cao độ, ưu tiên cho lĩnh vực phát triển về nhân lực, có thể nói triển vọng phía trước đầy lạc quan.• xây dựng các môi trường, tạo cơ hội cho DN khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là vườn ươm, trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo để tạo môi trường tốt cho thanh niên hoạt động trong khu vực này, Một điểm hết sức quan trọng là chính sách khuyến khích để tạo đầu ra cho DN khởi nghiệp là sản phẩm của DN được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tham gia thương mại hóa… Ba đột phá chiến lược Thủ tướng Phạm Minh Chính nói thêm muốn phát triển DN mạnh hơn, nhiều hơn, trước hết phải phát triển hệ sinh thái cho các DN phát triển, với một số nội dung quan trọng. Theo đó, thực hiện ba đột phá chiến lược: Thứ nhất, thể chế phải thông thoáng, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm khâu trung gian, phân cấp, phân quyền, làm sao để đăng ký DN đơn giản, chi phí tuân thủ giảm đi. Thứ hai, phát triển hạ tầng chiến lược vừa tạo không gian phát triển mới, vừa tạo giá trị gia tăng mới của đất đai, tạo các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch mới; đặc biệt là hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ, hạ tầng năng lượng… Tất cả điều này giúp giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tạo nhu cầu phát triển DN. Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, thích ứng với các ngành mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức… Ngoài ra, chúng ta đang xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế; cởi trói cho DN tư nhân để phát triển; cùng với cơ chế, chính sách thì phải luật hóa. Tạo thuận lợi cho mỗi người theo đuổi đam mê, hoài bão TS Hoàng Anh Đức, ĐH RMIT, nêu vấn đề: Hiện nay, sinh viên và lực lượng có trình độ sau ĐH theo học các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hóa học, kỹ thuật và công nghệ then chốt chưa nhiều. Trong khi đó, đây là nhóm đối tượng và lĩnh vực quan trọng để tham gia phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ đó, TS Hoàng Anh Đức đặt câu hỏi: Chính phủ đã và sẽ có những cơ chế, chính sách gì mang tính đột phá để có thể gia tăng nhiều hơn nữa đối tượng này theo học các lĩnh vực trên? Trả lời về câu hỏi này, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận chúng ta chưa phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực khoa học, trong đó các ngành khoa học cơ bản chưa phát triển đúng yêu cầu phát triển đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Do đó, chúng ta phải có cơ chế, chính sách ưu tiên như chính sách vinh danh, chính sách học bổng để các sinh viên, nghiên cứu sinh theo đuổi đam mê. Tương tự như vậy với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thể dục thể thao, văn hóa, công nghiệp giải trí. Tinh thần là tạo thuận lợi nhất cho mỗi người theo đuổi đam mê, hoài bão, thế mạnh của mình. Đồng thời, đào tạo đội ngũ giáo viên với tinh thần nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh - sinh viên là trung tâm. Nếu tôi có đam mê với khoa học cơ bản nhưng tôi có khó khăn thì tôi rất dễ chuyển sang học các lĩnh vực khác. Về câu hỏi liên quan đến hợp tác quốc tế, Thủ tướng cho biết chúng ta đang thúc đẩy hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, trong đó có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ví dụ, chúng ta kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với các cơ chế, chính sách phù hợp thì bao giờ cũng đề nghị phải đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng, nâng cao năng lực quản trị… Chúng ta cũng đề nghị các nước cấp học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam; xây dựng mạng lưới khoa học công nghệ. Tóm lại là chúng ta làm rất nhiều biện pháp để thúc đẩy hội nhập và chúng ta đang làm rất tích cực.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==