065-2025

8 Đô thị - Thứ Ba 25-3-2025 này khá khó khăn, bên trong nhà ga cũng thiếu các dịch vụ tiện ích khác. Khu vực xung quanh nhà ga dưới chân cầu Ba Son khá nhếch nhác, chưa được đầu tư xứng tầm dù đây là vị trí đắc địa. Tôi nghĩ các nhà ga tuyến metro số 1 nên bổ sung nhiều dịch vụ tiện ích như quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini để đáp ứng các nhu cầu của người dân từ nhà đến nơi làm việc, nơi đi học và ngược lại mà không cần phải chuyển hướng lưu thông”. Các nhà ga metro không chỉ là điểm dừng chân của hành khách đi tàu mà còn là điểm check-in thu hút giới trẻ. Việc đầu tư phát triển các tiện ích và không gian xung quanh nhà ga không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn góp phần tạo thêm nguồn thu cho TP.HCM. Cần quy hoạch khoa học, đồng bộ TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư (KTS) trưởng TP.HCM, nhận định tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, việc tận dụng không gian đô thị còn rời rạc, thiếu sự đồng bộ, manh mún. Đặc biệt, việc tận dụng không gian để làm các dịch vụ tiện NHƯ NGỌC Sau hơn ba tháng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi vào vận hành thương mại, việc sớm khai thác không gian các nhà ga trở nên cấp thiết trong bối cảnh các không gian nhà ga vẫn còn trống trải, chưa được tận dụng tối đa dù có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Cần có cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... Trên thực tế, không gian các nhà ga như Bến Thành, Ba Son hay Nhà hát TP... còn khá trống trải và thiếu những tiện ích thiết yếu phục vụ người dân. Đơn cử tại ga Bến Thành, dù có khoảng năm máy bán nước tự động song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của hành khách. Anh Trần Duy Khánh (ngụ TP Thủ Đức) cho biết: “Việc bổ sung các máy bán nước tự động rất tiện lợi nhưng với không gian rộng lớn này, chỉ máy bán nước thôi là chưa đủ, nên bổ sung máy bán thức ăn nhanh tự động như bánh mì, bánh ngọt... để hành khách sử dụng khi chờ tàu”. Tương tự tại ga Ba Son, các lối đi vẫn còn nhiều không gian trống, chưa được khai thác hiệu quả, tạo ra sự lãng phí không cần thiết. Chị Nguyễn Thị Thu Sương (ngụ quận 12) chia sẻ: “Việc gửi xe ở ga nên tạo ra những dịch vụ công cộng thiết thực. Một ví dụ điển hình là mở các siêu thị mini trong nhà ga chuyên cung cấp những mặt hàng thiết yếu, thức ăn nhanh để người dân sau một ngày làm việc có thể ghé mua mà không cần phải đi chợ, không cần phải chuyển hướng lưu thông. “Tuy nhiên, việc bố trí các dịch vụ tiện ích cần phải linh hoạt và phụ thuộc vào vị trí cụ thể của từng nhà ga. Các dịch vụ công cộng cần được thiết kế sao cho hành khách có thể sử dụng một cách thuận tiện, đảm bảo sự liền mạch và tối ưu trong quá trình di chuyển” - ông Mười nói. Những người làm công tác quy hoạch mạng lưới metro đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các dịch vụ tiện ích xung quanh hệ thống giao thông này. Tuy nhiên, trước mắt TP.HCM cần ưu tiên hoàn thiện và mở rộng mạng lưới metro sao cho phủ sóng rộng khắp. Đồng thời tập trung vào những tiện ích cơ bản và thiết yếu như bãi đậu xe, khu vực cho thuê xe đạp, nhà vệ sinh.• ích, đơn cử như không gian nhà ga tuyến metro số 1 còn chưa triệt để. Ông Cương cho rằng không gian các nhà ga tuyến metro số 1 cần được quy hoạch một cách khoa học, bài bản, đồng bộ để không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của hành khách như thức ăn, nước uống... mà còn phải đảm bảo an toàn cho sự vận hành của toàn bộ hệ thống. “Trên thế giới, nhiều quốc gia đã biến nhà ga thành những không gian văn hóa, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, khu vực chờ tàu được chăm chút để mang lại sự thoải mái tối đa cho hành khách, có những ga tàu điện lộng lẫy như cung điện dưới lòng đất. Đây chính là những điều mà Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM cần học hỏi và áp dụng” - ông Cương gợi ý. Theo ông Cương, việc khai thác kinh tế ở các nhà ga metro cần được thực hiện một cách tinh tế, có giới hạn. Thương mại nhỏ lẻ, hàng quán tràn lan không phải là mục tiêu lâu dài, thậm chí kém hiệu quả, thiếu đi sự bền vững. Chính vì vậy, cần phải nhìn nhận và nghiên cứu một cách toàn diện để biến các các nhà ga thành những không gian không chỉ hấp dẫn mà còn là biểu tượng của sự văn minh và hiện đại. Đó chính là con đường khai thác đúng đắn, một hướng đi không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn nâng tầm giá trị cộng đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý thời gian chờ tàu tại các ga tàu không quá dài nên việc quy hoạch không gian không giống như ở sân bay. Hiện nay, nhiều không gian ở sân bay đã trở thành khu thương mại hóa, cần phải hạn chế xu hướng này ở các ga tàu, để giữ lại tính chất phục vụ cộng đồng và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hành khách, thay vì chỉ chạy theo lợi ích, xu hướng ngắn hạn. Còn KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, thì cho rằng trong bối cảnh mạng lưới metro vẫn còn hạn chế, chưa phủ rộng khắp, việc khai thác hiệu quả các không gian bên trong lẫn bên ngoài các nhà ga metro vẫn còn gặp nhiều hạn chế. TP.HCM đang nghiên cứu việc phát triển không gian của nhà ga metro. Trong bối cảnh đó, ông Mười gợi ý Ngày 24-3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng tại cuộc họp nghe báo cáo các nội dung liên quan đến dự án hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn. Theo kết luận, ông Dũng giao Thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, đầu tư, xây dựng đối với dự án hồ chứa nước Lộc Đại. Đồng thời, ông Dũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định, báo cáo kết quả về UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý. Giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) tiếp thu ý kiến của các sở, ngành, địa phương tại cuộc họp để bổ sung, hoàn thiện báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện đầu tư dự án hồ chứa nước Lộc Đại. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu báo cáo phải nêu rõ thủ tục pháp lý đầu tư dự án (quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện, tổng mức đầu tư…), tình hình thực hiện dự án từ khi phê duyệt đến nay (khối lượng công việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, nguồn vốn đã được phân bổ, giải ngân…), các khó khăn, vướng mắc… Cùng với đó, kiến nghị, đề xuất cho điều chỉnh chủ trương đầu tư để tiếp tục triển khai thực hiện dự án (đánh giá cụ thể, xác định quy mô đầu tư và các hạng mục cần thiết bổ sung, khái toán tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh). Dự án hồ chứa nước Lộc Đại được triển khai thi công từ năm 2018, vốn đầu tư hơn 291 tỉ đồng, nhằm cung cấp nước tưới cho 500 ha đất canh tác của hai xã Quế Hiệp và Quế Thuận (huyện Quế Sơn), góp phần ngăn chặn lũ quét ở thượng nguồn, cắt lũ, giảm nhẹ ngập lụt hạ lưu và vùng dân cư… Theo kế hoạch, dự án thực hiện từ năm 2018 đến 2020 nhưng do triển khai ì ạch, UBND tỉnh Quảng Nam phải cho phép kéo dài tiến độ đến hết tháng 12-2025. Trong quá trình triển khai dự án, tỉnh Quảng Nam cấp phép cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông lâm Quảng Nam khai thác đá thạch anh và đất san lấp trong lòng dự án. THANH NHẬT Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thanh tra toàn diện dự án hồ chứa nước Lộc Đại. Ảnh: TN Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2025 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác hạ tầng đường sắt, trong đó có đường sắt đô thị, theo hướng doanh nghiệp quản lý đường sắt trực tiếp tổ chức khai thác hoặc cho thuê quyền khai thác hạ tầng đường sắt. UBND TP.HCM đã tổ chức họp và có văn bản giao Sở Giao thông công chánh TP.HCM chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban quản lý đường sắt đô thị, HURC1 và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tham mưu TP triển khai thực hiện nghị định trên ngay trong quý I-2025. Không gian bên trong ga Bến Thành. Ảnh: NHƯ NGỌC Việc đầu tư phát triển các tiện ích và không gian xung quanh nhà ga không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn góp phần tạo thêm nguồn thu cho TP.HCM. Cần sớm khai thác không gian các nhà ga metro số 1 Các chuyên gia nhận định không gian các nhà ga tuyến metro số 1 cần được quy hoạch một cách khoa học, bài bản, đồng bộ, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của hành khách. Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu thanh tra dự án hồ chứa nước Lộc Đại

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==