Tạo đột phá mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Singapore trang 3 SỐ 067 (7340) - Thứ Năm 27-3-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay Thao trường Quân đoàn 34 sẵn sàng cho cuộc diễu binh đặc biệt Bà Trương Mỹ Lan nói nhận tiền từ nước ngoài để trả nợ giúp SCB “Cưỡi” valy điện: Cần đúng nơi, đúng chỗ để tránh bị phạt TP.HCM tích cực triển khai 4 tuyến cao tốc kết nối với các địa phương trang 6 trang 11 trang 14 trang 8 trang 13 Đề xuất phạt nặng hành vi vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân trang 5 Việc dự kiến đặt tên các phường, xã mới tại TP.HCM theo địa danh cũ gắn với lịch sử, văn hóa đang được người dân đồng tình, ủng hộ. Trong ảnh: Cán bộ UBND phường 2, quận 5 hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: BẢO PHƯƠNG Tranh cãi về đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải Sắp xếp xã, phường mới tại TP.HCM: NGƯỜI DÂN ỦNG HỘ PHƯƠNG ÁN TÁI LẬP TÊN CŨ trang 2+3
2 Thời sự - Thứ Năm 27-3-2025 thoisu@phapluattp.vn LÊ THOA - HỒNG THẮM - TRỌNG PHÚ 21 quận, huyện và TP Thủ Đức (TP.HCM) đang trình các phương án sáp nhập phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nhằm thực hiện chủ trương chung của Trung ương là bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã. Các phương án đang được Sở Nội vụ TP.HCM tổng hợp, tiếp tục trao đổi với các địa phương để chỉnh sửa trước khi đi đến phương án thống nhất trình lên UBND TP.HCM. “Nhiều tên phường mới rất hay” Anh Hoàng Minh Tuấn (25 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho rằng việc đổi tên phường gắn với các địa danh xưa mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử là rất ý nghĩa nhưng ban đầu anh khá bất ngờ vì chưa từng nghe đến lắm. Còn cái tên Đức Nhuận, hồi trước tôi cũng từng nghe các cụ nhắc đến nhưng dần dà ít ai nhớ. Giờ quận đặt lại, tôi thấy cũng hay, vì ít nhất nó có ý nghĩa lịch sử” - ông Tâm nêu ý kiến. Theo ông Tâm, so với cách quận muốn đặt lại tên Thông Tây Hội với An Nhơn thì mừng lắm. Ông nói hai cái tên này không chỉ là địa danh, mà còn là cả một quãng đời của những người đã gắn bó với vùng đất này. “Hồi trước, Thông Tây Hội là khu chợ lớn, người ra vô mua bán nhộn nhịp lắm. Còn An Nhơn thì yên ả hơn, nhà cửa san sát nhưng vẫn giữ cái nét quê, xung quanh toàn ruộng đồng xanh mướt. Giờ nghe đặt lại mấy cái tên cũ, tôi thấy hay quá. Phải giữ lấy mấy cái tên này cho con cháu sau này còn biết hồi xưa quê mình từng có những gì” - ông Tám kể. Ưu tiên địa danh lịch sử, văn hóa TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM, nhấn mạnh việc đặt tên phường, xã sau sáp nhập tại TP cần ưu tiên giữ gìn bản sắc địa phương, sử dụng các địa danh lịch sử, văn hóa hoặc địa lý nổi tiếng của khu vực. Những cái tên gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân sẽ tạo nên sự gần gũi và gắn bó. Chẳng hạn như tên các chợ truyền thống (Bến Thành, Chợ Lớn), các con sông (Sài Gòn, Thị Nghè) hoặc các địa danh lịch sử (Tân Định, Gia Định). TS Quyền cũng gợi ý có thể kết hợp tên gọi trong trường hợp sáp nhập nhiều đơn vị hành chính, kết hợp tên gọi của các đơn vị cũ để tạo ra một tên gọi mới, vừa mang tính kế thừa vừa tạo sự thống nhất. Qua theo dõi các phương án được quận, huyện trình Sở Nội vụ, TS Quyền cho rằng các phương án cho thấy sự đa dạng trong cách tiếp cận của từng địa phương. Sắp xếp xã, phường mới tại TP.HCM: ủng hộ phương án tái lập tên cũ những cái tên như Thạnh Mỹ Tây hay Bình Hòa. “Tôi chỉ quen với tên Bình Thạnh từ trước đến nay nên khi nghe đổi, tôi không hiểu vì sao lại thay đổi. Sau khi tìm hiểu, tôi mới biết Bình Thạnh thực chất là sự kết hợp giữa hai địa danh cũ là Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây. Hóa ra vùng đất này có bề dày văn hóa, lịch sử hơn tôi nghĩ” - anh Tuấn nói và chia sẻ việc đặt lại những tên này là cần thiết, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử địa phương. Còn ông Nguyễn Văn Tâm (68 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) nhận xét rằng giữ lại tên Phú Nhuận để đặt cho phường mới là hợp lý vì đây là một địa danh đã quen thuộc với người dân từ xưa đến nay. Đồng thời, bổ sung tên Đức Nhuận cũng mang giá trị lịch sử, giúp thế hệ sau hiểu thêm về vùng đất này. “Nhắc đến Phú Nhuận là ai cũng biết, giờ bỏ đi thì tiếc đặt tên phường theo số như trước, ông thấy cách đặt theo địa danh cũ có ý nghĩa hơn. “Nghe một cái tên gắn với lịch sử vẫn thân thuộc và có chiều sâu hơn là chỉ gọi phường 1, phường 2. Nhưng cũng phải mất một thời gian để người dân quen dần, vì lâu nay mọi người đã quen gọi theo số rồi” - ông Tâm bộc bạch. Trong khi đó, nghe tin phường Thạnh Xuân được đề xuất sáp nhập với Thạnh Lộc và An Phú Đông để thành phường An Phú Đông, ông Bùi Minh Thành (60 tuổi, ngụ quận 12) cho rằng đây là phương án hợp lý. “Ba khu vực này gần nhau, bà con đi lại, buôn bán cũng thân thuộc từ lâu. Sáp nhập thì cơ sở hạ tầng, quản lý hành chính chắc sẽ đồng bộ hơn, người dân cũng đỡ mất công khi làm giấy tờ” - ông Thành nói và cho rằng ban đầu có thể bà con ở Thạnh Xuân, Thạnh Lộc chưa quen nhưng dần dần khi hiểu ý nghĩa, ai cũng sẽ tự hào. Ông Lê Văn Tám (72 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) nghe tin Một số quận, huyện tại TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP.HCM và Sở Nội vụ đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận. Theo đó, quận Bình Thạnh đề xuất phương án giảm từ 15 phường còn bốn phường. Dự kiến thành lập các phường Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây và Bình Quới. Quận Gò Vấp đề xuất tổ chức lại 12 phường hiện hữu thành ba đơn vị hành chính cấp cơ sở mới là các phường Gò Vấp, An Nhơn, Thông Tây Hội. Quận Gò Vấp còn nghiên cứu đề xuất thêm phương án cũng tổ chức ba đơn vị hành chính cấp cơ sở nhưng các phường sáp nhập có thay đổi với tên gọi ba phường là Gò Vấp, Thông Tây Hội và An Hội. Quận Phú Nhuận đề xuất phương án sắp xếp đơn vị hành chính giảm từ 11 phường xuống còn hai phường, lấy tên là Phú Nhuận và Đức Nhuận. Quận 12 đưa ra hai phương án, đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính giảm từ 11 phường xuống còn ba hoặc bốn phường với các tên gọi là Tân Thới Nhất, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông (phương án 1); phương án bốn phường thì có thêm phường Thới An. Quận Tân Bình đề xuất phương án giảm từ 15 phường còn ba hoặc bốn phường với tên gọi là Tân Sơn Nhất, Tân Bình, Bảy Hiền, Bàu Cát. Quận 6 đề xuất các phường mới có tên gọi là Bình Tiên, Bình Tây, Bình Phú, Phú Lâm; đồng thời muốn nhập một phần của phường 16, quận 8 vào phường Bình Phú mới. Huyện Cần Giờ đề xuất ba phương án, trong đó Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ thống nhất chọn phương án 1, giữ nguyên trạng xã đảo Thạnh An; thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa sáp nhập thành một xã; các xã còn lại (Lý Nhơn, Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông) thành một xã. Quận 11 đề xuất chia tách thành hai hoặc ba phường và đặt tên là Đầm Sen, Phú Thọ, Phú Bình. “Giờ nghe đặt lại mấy cái tên cũ, tôi thấy hay quá. Phải giữ lấy mấy cái tên này cho con cháu sau này còn biết hồi xưa quê mình từng có những gì.” Việc dự kiến đặt tên các phường, xã mới theo địa danh cũ gắn với lịch sử, văn hóa đang được người dân đồng tình, ủng hộ. Việc bảo tồn yếu tố lịch sử, văn hóa, giá trị truyền thống trong đặt tên đơn vị hành chính đối với các xã, phường sau khi tiến hành bỏ cấp huyện rất quan trọng. Bởi nhiều địa danh không chỉ có giá trị đối với cộng đồng dân cư địa phương mà còn mang ý nghĩa lớn đối với cả dân tộc, thậm chí có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế. Đơn cử, các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là những cái tên mà còn là biểu tượng thiêng liêng khẳng định chủ quyền quốc gia. Việc giữ lại những tên gọi này là một cách thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước. Hay nhiều địa danh như Sa Pa, Đà Lạt, vịnh Hạ Long… đã trở thành thương hiệu du lịch quốc gia, được cả thế giới biết đến. Nếu thay đổi hoặc loại bỏ những tên gọi này, không chỉ làm mất đi giá trị biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Việt Nam. Điều này cho thấy việc đặt tên không đơn thuần chỉ là một thủ tục hành chính mà còn là vấn đề chiến lược, liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Bên cạnh đó, cần lưu ý những tên gọi gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng. Những địa danh này không chỉ là ký ức tập thể của một cộng đồng mà còn là niềm tự hào dân tộc. Ví dụ, những nơi diễn ra các trận chiến quan trọng hay các sự kiện lịch sử đều có giá trị giáo dục lớn, giúp thế hệ sau hiểu về truyền thống kiên cường, bất khuất của cha ông. Việc giữ gìn những tên gọi này là cách để bảo tồn lịch sử và truyền tải tinh thần yêu nước cho các thế hệ tương lai. Hơn nữa những tên gọi đó đã trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm với nhiều biến động của lịch sử cũng không bị mất đi thì chúng ta nên bảo lưu, giữ gìn. Tất nhiên tên gọi chỉ là tên gọi, bây giờ có thể chưa quen thì lâu dần cũng trở thành quen. Thế nhưng cũng phải chú ý giữ những tên gọi, địa danh mang những yếu tố lịch sử, văn Tính toán giữ lại tên các địa danh mang tính biểu tượng Đề xuất các phương án sắp xếp phường, xã tại TP.HCM Người dân giải quyết thủ tục hành chính tại UBND phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
3 Thời sự - Thứ Năm 27-3-2025 thoisu@phapluattp.vn NGỌC DIỆP Chiều 26-3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đang thăm chính thức Việt Nam. Đẩy mạnh hợp tác hai Đảng cầm quyền Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh và bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Lawrence Wong ngay sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Tổng Bí thư đề nghị hai bên sớm tiếp tục cụ thể hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước thông qua việc ký kết chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giai đoạn 2025-2030. Tổng Bí thư nhấn mạnh sáu trụ cột hợp tác trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện hai nước đều rất quan trọng; đề nghị đẩy mạnh hợp tác giữa hai Đảng cầm quyền và nhất trí về các định hướng chiến lược đào tạo cán bộ. Tổng Bí thư cũng hoan nghênh, ủng hộ đề xuất hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh cũng như mạng lưới điện xanh trong khu vực; nâng cấp hệ thống các khu công nghiệp VSIP theo hướng xanh hơn, thông minh hơn và kết nối hơn. Thủ tướng Lawrence Wong nhất trí cao với những định hướng chiến lược quan trọng cho hợp tác hai bên trong thời gian tới do Tổng Bí thư đề xuất, nhất là không ngừng củng cố tin cậy chính trị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác kinh tế; tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất và hiệu quả, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước, trở thành hình mẫu hợp tác trong các nước ASEAN. Đưa hợp tác hai nước trở thành điển hình hợp tác trong khu vực Sáng cùng ngày, ngay sau lễ đón chính Tạo đột phá mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Singapore Sáng 26-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Thủ tướng Lawrence Wong. Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Singapore; mong muốn hai nước sớm triển khai khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách hiệu quả và thực chất, đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Thủ tướng Singapore khẳng định Singapore mong muốn không ngừng tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, người bạn cùng chí hướng với Singapore và cũng là đối tác chiến lược toàn diện đầu tiên của Singapore trong ASEAN. Hai bên cũng nhất trí triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương để tạo đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện… Việt Nam và Singapore nhất trí gia tăng tin cậy chính trị, tạo đột phá mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Người dân Theo TS Quyền, bên cạnh việc xem xét đến yếu tố lịch sử, văn hóa và địa danh truyền thống của địa phương thì cũng cần thống nhất về cách đặt tên chữ hay số để tạo sự đồng nhất trong hệ thống hành chính. Bởi nếu chỉ dựa vào yếu tố lịch sử, văn hóa cũng có thể gây ra sự trùng lặp và khó khăn trong việc quản lý. “Việc đặt tên phường, xã cần đảm bảo tính khoa học, dễ nhớ, dễ nhận biết và phù hợp với thực tiễn quản lý hành chính” - ông Quyền nói và gợi ý có thể sử dụng số thứ tự giúp đơn giản hóa việc quản lý và số hóa dữ liệu, dĩ nhiên việc này cần nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương. Dù vậy, cũng cần kết hợp với các yếu tố nhận diện khác để đảm bảo tính dễ nhớ, dễ đọc hệ thống và đồng nhất trong việc đặt tên trên toàn TP, tránh sự lộn xộn và khó khăn trong quản lý. TS Quyền cũng nhấn mạnh phải chú ý đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được thông qua để tuân thủ các tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính, cũng như theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc đặt tên các đơn vị hành chính sau khi sáp nhập. Dùng lại tên quận ra sao cho phù hợp? Về việc sử dụng tên quận cũ để đặt tên cho phường mới, TS Quyền cho rằng có thể giúp duy trì tính liên tục và nhận diện địa phương. Theo TS Quyền, những tên quận như Gò Vấp, Tân Bình đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người dân. Những địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa thì việc sử dụng lại tên là điều nên làm. Như thế cũng giúp đơn giản hóa việc quản lý hành chính, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sau sáp nhập. Dù vậy, hạn chế của cách làm này có thể gây ra sự nhầm lẫn về địa giới hành chính hoặc không phù hợp với đặc điểm địa lý, văn hóa của phường mới. Để dung hòa giữa việc giữ gìn bản sắc địa phương và tính khoa học, TS Quyền gợi ý có thể kết hợp việc sử dụng tên quận với số thứ tự hoặc các yếu tố nhận diện khác. Chẳng hạn như phường 1 - Gò Vấp, phường 2 - Tân Bình… “Đây là phương án cần được xem xét kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác để đảm bảo tính khoa học, lịch sử và sự đồng thuận của người dân” - TS Quyền nhấn mạnh.• thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Lawrence Wong. Hai nhà lãnh đạo hài lòng về các bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương. Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư thứ hai thế giới vào Việt Nam, kim ngạch thương mại tăng trưởng ổn định, đạt 10,3 tỉ USD năm 2024. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore. Hai bên cũng ghi nhận những tiến triển tích cực trong hợp tác quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch, lao động và giao lưu nhân dân… Hai nhà lãnh đạo nhất trí về các biện pháp “quyết đoán, kịp thời” để gia tăng tin cậy chính trị, tạo đột phá mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; trước mắt sớm hoàn tất và thực hiện hiệu quả chương trình hành động triển khai khuôn khổ quan hệ mới giai đoạn 2025-2030. Hai Thủ tướng cam kết tăng cường gắn kết kinh tế thông qua phát huy hiệu quả năm trụ cột của hiệp định về kết nối hai nền kinh tế, quan hệ đối tác kinh tế xanh - kinh tế số, đưa hợp tác Việt Nam - Singapore trở thành điển hình hợp tác trong khu vực. Ngay sau lễ đón, hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lawrence Wong cùng dự lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore Thái Bình (VSIP Thái Bình) và trao các văn kiện hợp tác kinh tế giữa hai nước. Dự án được xây dựng tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với quy mô sử dụng đất hơn 333 ha, trong đó giai đoạn 1 có tổng diện tích đất thu hồi 278 ha do Công ty CP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp VSIP đầu tư với tổng số vốn hơn 4.932 tỉ đồng (tương đương gần 212 triệu USD).• Họ đã nói TP Thủ Đức có đề xuất phương án đánh số thứ tự cho các phường cụ thể như Thủ Đức 1, Thủ Đức 2,… Thủ Đức 9, tôi cho rằng việc sử dụng chung tiền tố“Thủ Đức” giúp tạo ra sự thống nhất và nhận diện thương hiệu cho toàn TP Thủ Đức. Tuy nhiên, sử dụng số thứ tự có thể làm mất đi những giá trị lịch sử, văn hóa và địa danh truyền thống của các phường cũ cũng như có thể không mang lại cảm giác gần gũi và gắn bó cho người dân địa phương. Do đó, tôi đề xuất thiết kế tên gọi cân bằng giữa tính khoa học và tính lịch sử, văn hóa. Trong đó có thể xem xét các phương án sử dụng tên các địa danh nổi tiếng hoặc có ý nghĩa lịch sử của khu vực, kết hợp với số thứ tự. Ví dụ như phường Linh Chiểu, phường Linh Chiểu 2… hoặc sử dụng tên khu vực địa lý đặc trưng để đặt tên phường, ví dụ như phường Đông Thủ Đức, phường Tây Thủ Đức… Đây là phương án vừa giữ lại những tên gọi phường cũ có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc được người dân địa phương yêu thích nhưng cũng kết hợp với số thứ tự nếu cần thiết để tạo ra những tên gọi phù hợp và ý nghĩa. TS NGUYỄN ĐỨC QUYỀN, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM hóa để còn giáo dục cho thế hệ tương lai của đất nước về nguồn cội, về niềm tự hào của đất nước, dân tộc. Đại biểu Quốc hội TẠ VĂN HẠ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ. Ảnh: QH Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Singapore, Tổng thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong. Ảnh: TTXVN Hai nhà lãnh đạo nhất trí về các biện pháp “quyết đoán, kịp thời” để gia tăng tin cậy chính trị, tạo đột phá mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tiêu điểm Chiều 26-3, tại Nhà Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lawrence Wong. Chủ tịch QH đánh giá quan hệ đối tác chiến lược toàn diện là mốc son trong quan hệ hai nước và chia sẻ những đóng góp của kênh hợp tác giữa QH Việt Nam và Singapore gần đây. QH hai nước sẽ thường xuyên tham vấn và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Thủ tướng Lawrence Wong đánh giá cao vai trò của QH Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế. Đồng thời, khẳng định Singapore coi trọng và mong muốn tăng cường, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam trên tất cả lĩnh vực, trong đó có hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp. Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Singapore
4 Thời sự - Thứ Năm 27-3-2025 thoisu@phapluattp.vn Các cơ quan báo chí chủ lực đã làm tốt công tác sắp xếp bộ máy Ngày 26-3, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, có buổi làm việc với lãnh đạo năm cơ quan báo chí chính trị chủ lực: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, TTXVN, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Buổi làm việc nhằm đánh giá công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng Đề án Cơ quan báo chí chính trị chủ lực quốc gia; đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; công tác chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao những nỗ lực rất lớn của các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí chủ lực trong việc tiên phong, chấp hành nghiêm túc và thực hiện trong thời gian ngắn chủ trương của Đảng, Nhà nước trong sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức. “Việc sắp xếp tổ chức bộ máy thành công bước đầu đã tốt rồi nhưng vẫn phải tiếp tục làm tốt hơn nữa, tinh thần là vẫn phải tiếp tục rà soát bộ máy” - ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh. PV • Bị can có lệnh truy nã đặc biệt ra đầu thú. Ngày 26-3, Phòng Cảnh sát hình sự (khu vực 3) Công an TP Đà Nẵng cho hay bị can Doãn Thanh Việt (37 tuổi) trong đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá đã ra đầu thú sau quá trình vận động, thuyết phục của lực lượng chức năng. T.VIỆT • Nam sinh tử vong trên mái nhà. Ngày 26-3, một lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Ea Kar, Đắk Lắk xác nhận đã nắm thông tin một nam sinh lớp 7 của Trường THCS Nguyễn Khuyến (huyện Ea Kar) tử vong. Trong quá trình chơi trốn tìm sau giờ học, nam sinh này trèo lên mái nhà để trốn và được phát hiện tử vong nghi do điện giật. T.THOẠI Ngày 26-3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28-3-1935 – 28-3-2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho lực lượng Dân quân tự vệ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Chỉ rõ đảm bảo quốc phòng, an ninh vẫn luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và kiên định đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân” vững chắc. Trong thế trận chiến lược đó, Dân quân tự vệ vẫn luôn là lực lượng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng và là hình thức tổ chức thích hợp nhất để thực hiện đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và lực lượng Dân quân tự vệ theo chức năng, nhiệm vụ cần chủ động phối hợp chặt chẽ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, sáng tạo. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là chiến lược về quân sự, quốc phòng; chính sách pháp luật về dân quân tự vệ. Chủ tịch nước lưu ý phải đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ có số lượng phù hợp, cơ cấu hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, trước hết là chất lượng chính trị… (Theo TTXVN) UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Giao thông công chánh TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND TP Thủ Đức về việc tiếp nhận, quản lý tài sản cầu đường sắt Bình Lợi cũ (nhịp số 1 và 2) và tháp canh phía TP Thủ Đức. Cụ thể, UBND TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức là cơ quan tiếp nhận, quản lý hai nhịp cầu số 1 và 2 cầu đường sắt Bình Lợi cũ từ cơ quan đường sắt theo văn bản của Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) và quyết định của Bộ Tài chính trước đó. Đồng thời, UBND TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Công ty CP Đường sắt Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) đề xuất tổ chức quản lý, bảo tồn hạng mục tháp canh phía TP Thủ Đức theo hiện trạng cùng với việc tiếp nhận hai nhịp cầu trên. Bên cạnh đó, hai đơn vị này phải phối hợp, trình phương án quản lý, tu bổ và bảo tồn trước ngày 31-3, thực hiện kế hoạch tu bổ trong quý II-2025. NHƯ NGỌC Ngày 26-3, Cục CSGT (C08, Bộ Công an) đã phát đi thông báo về việc chuyển đổi trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công cấp, đổi giấy phép lái xe. Từ ngày 26-3, Cục CSGT chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt. bocongan.gov.vn. Trong thời gian từ ngày 26 đến 31-3, khi người dân truy cập vào trang dịch vụ công của Cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống sẽ tự động điều hướng sang trang dịch vụ công của Bộ Công an. Cũng theo Cục CSGT, hiện nay đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an đã tăng năng lực xử lý hồ sơ một ngày từ 3.000 hồ sơ lên 10.000 hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe. Cục CSGT cũng khuyến cáo người dân nên thực hiện cấp, đổi giấy phép lái xe bằng hình thức trực tuyến, giảm thiểu thời gian đi lại và thủ tục được giải quyết nhanh chóng. PHI HÙNG Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: BÁO NHÂN DÂN Xây dựng Huế trở thành TP phát triển bền vững và hạnh phúc Ngày 26-3, TP Huế tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26-3-1975 – 26-3-2025) và 95 năm ngày thành lập Đảng bộ TP Huế (tháng 4-1930 – tháng 4-2025). Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nhấn mạnh Đảng và Nhà nước mong muốn TP Huế tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử, văn hóa Huế, tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Qua đó, tạo sức bật mạnh mẽ để xây dựng Huế trở thành một TP phát triển bền vững, an toàn, bình yên, thân thiện, hạnh phúc. Ông Trần Cẩm Tú yêu cầu TP cần quan tâm, chú trọng tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 175 của Quốc hội về việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương. Cùng với đó, nghiêm túc, khẩn trương triển khai bảo đảm tiến độ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo chủ trương, quy định, hướng dẫn của Trung ương, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình thực hiện… NGUYỄN DO Triển lãm lớn nhất từ trước đến nay tại Đà Nẵng Ngày 26-3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức triển lãm “Đà Nẵng - Phát triển và hội nhập”, nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ TP và 50 năm ngày Giải phóng TP. Đây là triển lãm lớn nhất từ trước đến nay tại Đà Nẵng, trải dài trên Đại lộ Phan Đăng Lưu, diện tích khu triển lãm rộng đến 10.800 m2. Theo ban tổ chức, triển lãm nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Đà Nẵng. Đây cũng là địa điểm quảng bá thương hiệu Việt, thương hiệu Đà Nẵng, tạo kích cầu trong hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư. Triển lãm diễn ra từ ngày 26 đến 30-3. TẤN VIỆT Tuyển sinh lớp 1, lớp 6 tại TP.HCM sẽ sớm hơn Liên quan đến công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM quyết định đẩy thời gian tuyển sinh sớm hơn. Mọi năm tuyển sinh mầm non, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 được TP.HCM hoàn thành trong tháng 8. Năm nay công tác này sẽ hoàn tất trong tháng 6, sớm hơn hai tháng. Kỳ thi vào lớp 10 sẽ diễn ra trong hai ngày 6 và 7-6, còn kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra ngày 26 và 27-6. Lý do của việc điều chỉnh trên nhằm đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp đúng tiến độ, phù hợp trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, TP, kết thúc nhiệm vụ cấp huyện… Dự kiến cuối tháng này, UBND TP.HCM sẽ ban hành kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026. NGUYỄN QUYÊN Khen thưởng 4 người cứu 4 ngư dân trôi dạt trên biển Ngày 26-3, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị công bố quyết định khen thưởng cho hai cán bộ Đồn biên phòng Hàm Luông và hai người dân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 28-2, Đồn biên phòng Hàm Luông tiếp nhận tin báo của người dân về việc tàu cá BT 92263 TS gặp sóng to, gió lớn bị chìm. Đồn biên phòng Hàm Luông đã liên hệ với một tàu cá của ngư dân trên địa bàn tham gia cùng lực lượng cứu nạn hỗ trợ tìm kiếm các ngư dân. Đến 15 giờ cùng ngày, lực lượng cứu nạn đã cứu tất cả bốn thuyền viên. ĐÔNG HÀ ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Dân quân tự vệ là lực lượng có vị trí chiến lược quan trọng TP.HCM lên kế hoạch bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi cũ Cục CSGT chính thức vận hành trang dịch vụ công mới Tin vắ n
5 Thời sự - Thứ Năm 27-3-2025 thoisu@phapluattp.vn CHÂN LUẬN Ngày 26-3, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN). Phạt nặng nhưng cần chú ý tính khả thi Dự thảo luật đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ DLCN tùy theo mức độ chịu trách nhiệm dân sự, bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, áp dụng mức xử phạt hành chính từ 1% đến 5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ DLCN. Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) nói vừa rồi ông tham gia đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng - An ninh và nhận thấy rằng cần xem lại tính khả thi và tính thống nhất của quy định nói trên với quan điểm về xử phạt vi phạm hành chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhiều lĩnh vực hiện có quy định mức xử phạt tối thiểu và tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân và tổ chức. Còn trong lĩnh vực cạnh tranh, nếu có hành vi tập trung kinh tế thì cũng xử phạt 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, lĩnh vực thuế cũng vậy. “Tôi đề nghị nếu vẫn giữ mức xử phạt 1%-5% thì vênh, không theo đúng hệ thống, quan điểm về xử phạt hành chính. Có những doanh nghiệp doanh thu của năm trước liền kề rất lớn, tới 30.000 tỉ đồng của năm trước liền kề. Một hành vi vi phạm mà chúng ta xử phạt 1% là tối thiểu, 1% của 30.000 tỉ đồng. Và nếu căn cứ vào điều cấm xử phạt khoảng 10 lần thì khó khả thi” - đại biểu Giang nói. Ông Giang đề nghị “bóc tách” các hành vi vi phạm ra theo hướng một số loại hành vi mang tính phổ biến thì căn cứ vào hành vi để chúng ta xử phạt. Còn đối với những hành vi mang tính vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp thì lại phải căn cứ vào thu lợi bất chính để xử phạt. “Đánh vào kinh tế thì hiệu quả hơn chứ không nên đánh đồng theo quy định như khoản 2 Điều 4 của dự thảo luật” - ông Giang nói. Đại biểu Thạch Phước Bình nói dự luật chưa quy định chi tiết mức phạt và hình thức xử lý vi phạm. Một số vấn đề đặt ra như mức phạt thì chưa đủ răn đe, nếu mức phạt hành chính quá thấp hoặc các doanh nghiệp có thể sẵn sàng trả tiền phạt thay vì đầu tư và bảo vệ dữ liệu. Đồng thời, chưa có quy định về trách nhiệm hình sự trong các trường hợp nghiêm trọng như đánh cắp, buôn bán DLCN thì cần có chế tài mạnh hơn như truy cứu trách nhiệm hình sự. Cùng với đó là thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra, nếu không có hệ thống thanh tra, kiểm tra định kỳ thì các quy trình có thể không được thực thi một cách hiệu quả. Đại biểu Bình kiến nghị tăng mức xử phạt hành chính, nghiên cứu mô hình các nước châu Âu quy định mức phạt có thể lên đến 4% doanh thu toàn cầu của công ty vi phạm. Đồng thời bổ sung trách nhiệm hình sự cho các hành vi đánh cắp, mua bán dữ liệu và nghiên cứu xây dựng cơ quan giám sát độc lập như các nước châu Âu làm. Mua bán, trao đổi dữ liệu cá nhân thế nào? Đại biểu Dương Khắc Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) đề nghị “bóc tách” các hành vi vi phạm để xử phạt. Ảnh: CHÂN LUẬN Đề xuất phạt nặng hành vi vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân Đại biểu cho rằng cần xem lại mức xử phạt 1%-5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để bảo đảm tính khả thi. Mai (Đắk Nông) đề cập đến nguyên tắc bảo vệ DLCN và cho rằng các quy định trong dự thảo vẫn còn có nhiều chỗ chưa thống nhất. Ông đề nghị rà soát lại nhằm bảo đảm đây là những nguyên tắc chung, có tính xuyên suốt trong toàn bộ dự thảo luật. Đặc biệt, với các hành vi bị nghiêm cấm, như mua bán DLCN, đại biểu Mai đề nghị cần làm rõ xem cấm mua bán DLCN thì có cấm hành vi tặng, cho hay không. “Dữ liệu tổ chức, doanh nghiệp thu thập được của chủ thể DLCN là dữ liệu đã được xử lý. Lúc này dữ liệu do doanh nghiệp, tổ chức thu thập là tập hợp dữ liệu của nhiều chủ thể DLCN và chi phí của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động xử lý DLCN. Vì vậy, tôi cho rằng việc cấm mua bán DLCN cần được cân nhắc” - đại biểu Mai nói. Đại biểu Nguyễn Trường Giang thì cho rằng với các DLCN đã được tổ chức, doanh nghiệp xử lý thành tệp mà cấm mua bán thì “không ổn”. Ông Giang nêu: Một tập đoàn, công ty có nhiều công ty con, vậy DLCN sau khi đã được xử lý thành tệp thì một công ty có thể chuyển cho các công ty khác trong tập đoàn để phục vụ sản xuất, kinh doanh không? “Bản thân doanh nghiệp cũng kiến nghị được chuyển DLCN từ bộ phận này sang bộ phận khác để sử dụng hiệu quả nhất” - ông Giang nêu và cho rằng dự thảo luật cần quy định rõ khi nào thì được mua bán, khi nào thì được trao đổi.• Với các hành vi bị nghiêm cấm, như mua bán dữ liệu cá nhân, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị cần làm rõ xem cấm mua bán thì có cấm hành vi tặng, cho hay không. Sáng cùng ngày, Hội nghị thảo luận về dự luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) với nhiều ý kiến đa chiều, tập trung vào các quy định về thuế suất, lộ trình áp thuế TTĐB với rượu, bia, nước giải khát có đường, có gas và thuốc lá. Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) đề nghị cần xem xét thận trọng việc tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia vì chính sách này có thể tác động đến việc làm, thu ngân sách và sức khỏe cộng đồng. Theo ông Minh, tăng thuế TTĐB quá nhanh có thể khiến giá bia tăng cao, làm giảm sản lượng tiêu thụ, kéo theo nguy cơ mất việc làm của hàng trăm ngàn lao động. Theo nghiên cứu độc lập, thu nhập của người lao động có thể giảm tới 4.600 tỉ đồng mỗi năm nếu thuế tăng như đề xuất. Điều này sẽ kéo theo ngân sách địa phương giảm do nguồn thu giảm đáng kể. Đồng thời, tăng thuế TTĐB đánh vào bia có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang uống bia nhập lậu, bia “cỏ” vốn không được kiểm soát chất lượng. Mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người dân vì vậy bị phá vỡ và bia bất hợp pháp gia tăng thị phần, gây thất thu ngân sách, làm méo mó thị trường. Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng chưa có cơ sở khoa học để chứng minh nước giải khát có đường với tỉ lệ trên 5 g/100 ml là nguyên nhân chính gây ra béo phì và bệnh tật. Kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy dù thuế TTĐB đã áp cho nước giải khát có đường và sản lượng tiêu thụ đã giảm nhưng béo phì vẫn không được cải thiện. ÔngThắng nhận định:“Người dân vẫn có thể tiêu thụ đường từ nhiều nguồn khác như bánh kẹo, đồ ăn chế biến sẵn. Việc chỉ đánh thuế một nhóm sản phẩm là chưa thực sự công bằng”. Góp ý thêm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đồng ý đưa nước giải khát vào diện chịu thuế TTĐB nhưng cần phân loại rõ ràng vì không phải các loại nước giải khát có đường đều có tác động tiêu cực. Giải trình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn khẳng định chính sách thuế TTĐB không chỉ nhằm tăng thu ngân sách mà còn để điều chỉnh hành vi người tiêu dùng. Việc đánh thuế lúc đầu sẽ ảnh hưởng tới sản lượng nhưng sức khỏe con người phải được đặt lên trước, vì vậy “phải chấp nhận thực hiện”. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia, nước giải khát cần xem xét toàn diện Tiếp tục rà soát cơ sở chính trị, pháp lý Cần rà soát, bổ sung tờ trình để làm rõ hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn liên quan trực tiếp đến bảo vệ DLCN. Bổ sung báo cáo đánh giá tác động về ngân sách, chi phí tuân thủ pháp luật, nhất là các chính sách mới, chính sách vượt trội liên quan đến Nghị quyết 57 về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các vấn đề thực tiễn phát sinh để quy định cho thống nhất, tương thích với các điều ước quốc tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và có tính khả thi, trong đó kinh nghiệm của quốc tế là bảo đảm cân bằng giữa bảo vệ quyền riêng tư và phát triển kinh tế - xã hội, có chế tài nghiêm khắc để răn đe. Một số nước như Liên minh châu Âu và Trung Quốc cũng xử phạt hành chính, như Liên minh châu Âu đến 4% năm doanh thu liền kề trước, Trung Quốc thì xử phạt hành chính lên đến 5%. Tuy nhiên, qua ý kiến của đại biểu, cần nghiên cứu có thể quy định trong luật hay giao cho Chính phủ quy định chi tiết các hành vi và mức xử phạt cho phù hợp với các điều kiện, như doanh nghiệp mới thì thế nào, doanh nghiệp đã kinh doanh lâu thì thế nào cho phù hợp. Phó Chủ tịch Quốc hội TRẦN QUANG PHƯƠNG Tiêu điểm Đại biểu Nguyễn Duy Minh. Ảnh: HTQ
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 27-3-2025 huyết của bản thân để bằng mọi giá vực dậy ngân hàng này. “Khi việc tái cấu trúc lại ngân hàng đang diễn ra thì xảy ra vụ án khiến bị cáo rất đau lòng, tất cả công sức, tâm huyết của bị cáo dường như tan biến hết” - bị cáo Lan nói. Về các lô trái phiếu, bà Lan mong HĐXX xem xét lại toàn diện vụ án (kể cả ở giai đoạn 1), Tập đoàn VTP không có bất cứ mối quan hệ làm ăn gì với SCB, không phát hành trái phiếu. Đối với hơn 35.000 bị hại đã mua trái phiếu, quá trình điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi làm việc với cơ quan điều tra bị cáo biết không ai đứng ra nhận trách nhiệm trả tiền cho người dân nên tự nguyện đứng ra nhận 30.000 tỉ để trả cho người dân. “Một lần nữa bị cáo mong HĐXX xem xét, ghi nhận việc bị cáo không liên quan gì đến việc phát hành các lô trái phiếu nhưng bị cáo sẵn sàng dùng tài sản của mình để trả khoản nợ 30.000 tỉ đồng cho người dân” - bị cáo Lan nói. Bị cáo Lan cho rằng bản thân chưa bao giờ có suy nghĩ tham ô hay lừa đảo tiền của người dân. Cả gia tộc, gia đình bị cáo chục năm nay đã giúp rất nhiều người dân, đóng góp rất nhiều cho xã hội, mong HĐXX cũng xem xét những đóng góp này. Đối với tội danh rửa tiền, bị cáo Lan nói quy buộc toàn bộ số tiền 445.000 tỉ đồng đối với bị cáo là không đúng. Bởi lẽ ở tội tham ô tài sản (giai đoạn 1) không phải tất cả tiền là cho bị cáo sử dụng mà phần lớn để trả nợ các khoản vay cũ của SCB (không liên quan đến bị cáo), chi cho các dự án vay tại SCB… Ở tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bà Lan cho rằng toàn bộ số tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều là tiền của mình, đều là tiền mà bạn bè nước ngoài cho mượn. Bởi vì thời điểm đó SCB đang gặp khó khăn về vấn đề chi trả các khoản nợ (SCB cần khoảng 5.000 tỉ đồng/tháng) nên bị cáo đã đứng ra trả nợ giúp. Cựu tổng giám đốc SCB xin giảm nhẹ Theo cáo buộc, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) tham gia vào quy trình phát hành trái phiếu khống với vai trò tham vấn cho bà Lan, đảm bảo việc phát hành trái phiếu thành công, giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt 28.000 tỉ đồng của các bị hại. Tại tòa, bị cáo này cho biết mức hình phạt 17 năm tù tòa sơ thẩm tuyên là quá nặng và mong HĐXX xem xét lại trách nhiệm của mình. Bởi vì trong ba lô trái phiếu bị quy buộc trách nhiệm thì lô trái phiếu được phát hành bởi Công ty Setra không liên quan đến bị cáo. Bị cáo này cũng cho rằng thời điểm đó khung pháp lý về phát hành trái phiếu còn lỏng lẻo. Hơn nữa, trách nhiệm của bị cáo trong các lô trái phiếu này là phân phối, về mặt nhận thức, bị cáo không biết việc này là trái quy định. Bị cáo Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Sài Gòn Penninsula) xin giảm nhẹ hình phạt ở cả ba tội danh (lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, án sơ thẩm 16 năm tù). HỮU ĐĂNG - HUỲNH THƠ Ngày 26-3, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Sẵn sàng dùng tài sản của mình để khắc phục Về vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan bị cấp sơ thẩm tuyên tù chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tại phiên phúc thẩm, bà Lan xác nhận lại việc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với cả ba tội danh vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm xác định đối với cả ba tội này là không đúng. Bà Lan cho rằng bản thân đã vận động bạn bè từ trong nước đến quốc tế mang tài sản đưa vào SCB để tái cơ cấu các khoản nợ. Trong suốt 10 năm tái cấu trúc, bị cáo đã mang tâm Bà Trương Mỹ Lan nói nhận tiền từ nước ngoài để trả nợ giúp SCB Bên cạnh đó, xem xét, đánh giá lại hành vi lập các hợp đồng khống, lên phương án hứa chuyển nhượng cổ phần, sử dụng các thủ thuật kế toán để chạy dòng tiền khống, tạo điều kiện phát hành thành công trái phiếu của bốn công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra... Bị cáo Hồ Bửu Phương (phó tổng giám đốc Tập đoàn VTP) cho rằng không biết việc phát hành trái phiếu là trái quy định và xin giảm nhẹ đối với hình phạt 10 năm tù mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên. Bị cáo này bị cáo buộc yêu cầu bộ phận kế toán các công ty thuộc Tập đoàn VTP chuẩn bị hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính và lên phương án chạy dòng tiền để phát hành trái phiếu đối với ba công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World. Qua đó, giúp sức bà Lan chiếm đoạt 2.900 tỉ đồng của các bị hại.• Tại tòa, bị cáo Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Lan, tổng giám đốc Tập đoàn VTP, án sơ thẩm năm năm tù) giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cho biết bản thân không phủ nhận trách nhiệm của mình cũng như không nhận chỉ đạo từ ai trong vụ án này mà thời điểm ký các hợp đồng, chứng từ không có kiến thức về tài chính. Đến hiện tại, bị cáo đã khắc phục tổng cộng 5 tỉ đồng (sơ thẩm 3 tỉ đồng, phúc thẩm nộp thêm 2 tỉ đồng) nên mong HĐXX xem xét. Bị cáo Trương Huệ Vân nộp khắc phục thêm 2 tỉ đồng Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Lan xác nhận lại việc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với cả ba tội danh vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm xác định đối với cả ba tội này là không đúng. Triệt phá nhóm sản xuất trái phép chất ma túy quy mô lớn, thu giữ 1,4 tấn ketamine Ngày 26-3, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) tổ chức hội nghị thông tin về kết quả đấu tranh chuyên án 199Đ, triệt phá tổ chức tội phạm sản xuất trái phép ma túy tổng hợp tại Khánh Hòa. Theo đó, tháng 8-2024, phía Trung Quốc cung cấp thông tin về hai người vận chuyển số lượng lớn ống thủy tinh vào Việt Nam, nghi liên quan đến hoạt động sản xuất trái phép chất ma túy. Sau một tháng thu thập thông tin, xác định những người có dấu hiệu chuẩn bị sản xuất ma túy trái phép tại Việt Nam, cuối tháng 9-2024, C04 quyết định xác lập chuyên án 199Đ, triển khai lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, quyết tâm triệt xóa đường dây, bắt giữ toàn bộ những người liên quan. Sau sáu tháng xác lập chuyên án và giám sát mọi di biến động của nhóm người, C04 đã dựng lên sơ đồ, vai trò của những người trong đường dây. Cầm đầu đường dây là Trương Xuân Minh (51 tuổi, quốc tịch Đài Loan - Trung Quốc). Minh sang Việt Nam từ năm 2021, tạo vỏ bọc đầu tư, kinh doanh, nuôi cá cảnh và sống như vợ chồng với Phạm Thị Lệ Hân (30 tuổi, ở Khánh Hòa). Giúp sức đắc lực cho Minh là Đoàn Văn Hùng (42 tuổi, ở Khánh Hòa). Tháng 11-2024, Minh nhờ người thuê mảnh đất rộng 1.000 m2 tại khu nghĩa trang phía Bắc (xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang) là khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, đường vào khó khăn. Minh cử người canh gác, lắp đặt camera giám sát, đồng thời nuôi chó để phát hiện người lạ xâm nhập. Minh thuê hai người Trung Quốc và bốn người Việt Nam thi công, dựng cơ sở, lắp hệ thống điện ba pha, mua máy phát điện và cho lắp đặt các dây chuyền sản xuất ma túy. Cuối tháng 1, nhà xưởng xây lắp xong, các đối tượng bắt tay vào sản xuất giai đoạn 1. Số thành phẩm ở giai đoạn 1 được đưa về xưởng, bổ sung dung môi, gia nhiệt liên tục trên bếp gas, sau đó lọc qua lớp bông gòn để tạo lắng rồi dùng máy ly tâm để cho ra chất bột trắng. Tiếp đó, các đối tượng đưa sang kho xưởng tại 47 Cát Lợi, TP Nha Trang để thực hiện giai đoạn cuối cho ra ketamine tinh khiết. Toàn bộ hoạt động được những người trong đường dây chủ yếu thực hiện về đêm đến rạng sáng trong nhiều ngày. Xác định thời cơ thuận lợi, C04 đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an cho phép phối hợp tiến hành phá chuyên án. Theo đó, hồi 0 giờ ngày 22-3, gần 200 cán bộ, chiến sĩ đã đồng loạt tấn công, bắt giữ những người đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy. Cơ quan điều tra đã thu giữ tổng cộng 1,4 tấn ketamine với độ tinh khiết rất cao, cùng gần 80 tấn hóa chất, bắt giữ 11 người, trong đó bốn đối tượng người Trung Quốc, ba người Đài Loan (Trung Quốc), bốn người Việt Nam. Qua đấu tranh ban đầu, các đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất trái phép chất ma túy. PHI HÙNG phapluat@phapluattp.vn Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng toàn bộ số tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều là tiền của mình, đều là tiền mà bạn bè nước ngoài cho mượn. Bà Trương Mỹ Lan tiếp tục khẳng định sẽ đứng ra trả hết 30.000 tỉ đồng cho người dân. Ảnh: NGUYỄN TIẾN Nhiều tang vật bị công an thu giữ. Ảnh: CA
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==