067-2025

12 chế nữa. Điều này rất quan trọng để thực hiện mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trong bối cảnh mức sinh có xu hướng giảm” - ông Vinh giải thích. Cần nhiều giải pháp đồng bộ Còn theo GS-TS Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp Trường Kinh tế và Quản lý công, ĐH Kinh tế quốc dân, quan sát sự thay đổi về tỉ suất sinh của các quốc gia ở nhiều ngưỡng thu nhập khác nhau (từ nghèo lên trung bình và giàu), xu hướng chung là tỉ suất sinh ở mức cao sẽ giảm xuống mức thấp và duy trì hoặc tiếp tục xuống thấp hơn. Các yếu tố tác động tới sự thay đổi của mức sinh tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống… do không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay (mức sinh đang có xu hướng giảm xuống dưới mức thay thế) và quy định này cũng không thực sự hiệu quả. Cũng theo ông Vinh, căn cứ khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Dân số hiện hành, Điều 52 Quy định 69/2022 của Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số (chủ yếu là sinh con thứ ba), chỉ rất ít đảng viên thực sự muốn sinh con thứ ba mà không dám do e ngại quy định này. Tuy nhiên, việc bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba vẫn có ý nghĩa nhất định. “Khi bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba sẽ có tác động, ý nghĩa trực tiếp với một bộ phận nhỏ nhưng đối với toàn xã hội thì người dân sẽ hiểu rằng việc sinh đẻ hiện không bị cấm đoán, hạn Pháp lệnh 08/2008/ PL-UBTVQH12 quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con, sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Đời sống xã hội - Thứ Năm 27-3-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn THANH THANH Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa có Hướng dẫn 15 (có hiệu lực từ ngày 20-3-2025) về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05/2022 của cơ quan này về thực hiện một số điều tại Quy định 69/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm. Sẵn sàng có thêm thành viên mới Theo đó, Hướng dẫn 15 lược bỏ điểm 8 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định chính sách dân số, đồng thời bổ sung quy định không xem xét xử lý đối với hành vi quy định tại Pháp lệnh Dân số về việc “sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Như vậy, từ ngày 20-3, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị kỷ luật. Chị VT (37 tuổi, Hà Nội) bày tỏ vui mừng về quy định mới này: “Thời điểm khi phát hiện mang thai, nếu thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình thì sức khỏe của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng”. Chị VT băn khoăn trường hợp như chị (sinh con thứ ba trước ngày 20-3) có bị xử lý kỷ luật hay không. Tương tự, chị MP (34 tuổi, Hưng Yên) cho biết rất phấn khởi khi quy định về việc không xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba lại có hiệu lực sớm như vậy. “Chồng tôi là con một, gia đình ít người nên cha mẹ chồng và chúng tôi đều mong muốn có ba con. Nhưng vợ chồng tôi đều là đảng viên nên cũng cân nhắc nhiều. Không ngờ từ khi có chủ trương về việc không xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba đến khi quy định chính thức có hiệu lực lại nhanh như vậy. Vậy là chúng tôi sẵn sàng để đón thành viên mới” - chị MP chia sẻ. Ông Long cho biết kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải có sự đồng bộ, nhất quán và có tính tương hỗ giữa rất nhiều chính sách liên quan. “Là nước đi sau về bối cảnh giảm sinh, Việt Nam cần tiến hành đồng bộ các chính sách như mở rộng diện bao phủ bắt buộc với BHXH, bao phủ toàn dân về BHYT, mở rộng chế độ thai sản, thí điểm và triển khai bảo hiểm chăm sóc dài hạn…” - ông Long nói. Trước đó, tại hội thảo tham vấn nội dung khuyến khích sinh đủ hai con vào ngày 223, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết các báo cáo, nghiên cứu đều chỉ ra rằng nếu mức sinh tiếp tục giảm, đến năm 2039, Việt Nam kết thúc thời kỳ dân số vàng. Năm 2042, quy mô dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh và sau năm 2054, dân số sẽ bắt đầu tăng trưởng âm. Việt Nam khó có thể trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 do thiếu nguồn cung lao động. “Mức sinh thấp kéo dài gây ra những hệ lụy tiêu cực như tốc độ già hóa dân số sẽ diễn ra nhanh, tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi. Mức sinh thấp và già hóa dân số làm suy giảm nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ, làm ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội” - ông Dũng nhấn mạnh.• Thực tế tổng tỉ suất sinh ở Việt Nam (1,91 con/phụ nữ năm 2024) đã thấp hơn mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) nhưng không phải là quá thấp. Có sự khác biệt rõ rệt về tỉ suất sinh giữa các vùng miền, vùng có điều kiện kinh tế thấp hơn lại có tỉ suất sinh cao hơn hẳn mức thay thế và ngược lại, khu vực nông thôn luôn có tỉ suất sinh cao hơn hẳn mức thay thế và ngược lại đối với khu vực thành thị. Đáng lưu ý, phụ nữ có trình độ học vấn thấp lại có mức sinh cao hơn hẳn mức thay thế và cao hơn nhiều so với phụ nữ có trình độ cao hơn. Tiêu điểm Từ ngày 20-3, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị kỷ luật. Ảnh minh họa: THANH THANH Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, đại diện của Bộ Y tế cho biết theo Hướng dẫn 15 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ ngày 20-3, đảng viên sinh con thứ ba không còn bị kỷ luật. Đối với những trường hợp sinh con thứ ba trước đó, việc có kỷ luật hay không phụ thuộc vào tổ chức. Phù hợp với thực tiễn Bộ Y tế đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, trong đó tập trung sửa đổi quy định về số con. Dự thảo đề xuất quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh; bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. Theo PGS Nguyễn Đức Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, quy định mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con theo khoản 2 Điều 10 trong Pháp lệnh Dân số nên được bãi bỏ sớm hơn Từ 20-3, đảng viên sinh con thứ 3 không còn bị kỷ luật Việc không xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Ngày 26-3, ông Trần Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hoàng Khai (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), cho biết chính quyền đang lập hồ sơ đề nghị truy tặng bằng Tổ quốc ghi công, công nhận liệt sĩ cho anh Đồng Đại Cường (40 tuổi, trú xã Hoàng Khai). Chiều 21-3, anh Cường tử vong khi cùng mọi người tham gia chữa cháy rừng ở núi Nghiêm (xã Hoàng Khai). “Cấp trên đã có công văn chỉ đạo, Phòng Nội vụ huyện Yên Sơn đã hướng dẫn chúng tôi lập hồ sơ từ cơ sở. Chúng tôi đang thu nhập văn bản hiện trường từ công an rồi báo cáo UBND huyện để gửi hồ sơ lên cấp trên và Cục Người có công (Bộ Nội vụ)” - ông Hoàng nói. Sáng 24-3, trả lời PV Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Long, Phó Cục trưởng Cục Người có công, cho biết: Người dân hy sinh trong lúc cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân cũng được công nhận là liệt sĩ. Tuy nhiên, để một người dân được công nhận là liệt sĩ thì vai trò của địa phương rất quan trọng. Cụ thể, UBND cấp huyện phải lập biên bản xảy ra vụ việc, xem tình huống anh Cường tử vong như thế nào. Tiếp đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận và chuyển UBND tỉnh có ý kiến trước khi gửi hồ sơ lên Trung ương xem xét chấp thuận. Sau khi anh Cường tử vong, người dân, cơ quan chức năng huyện Yên Sơn, Tuyên Quang và các mạnh thường quân đã đến thăm viếng, động viên, trao hỗ trợ ban đầu cho gia đình anh. Gia đình cho biết số tiền người dân, mạnh thường quân giúp đỡ sẽ được làm sổ tiết kiệm cho hai con của vợ chồng anh Cường để các cháu tiếp tục đến trường. ĐẮC LAM Lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ cho người tử vong khi chữa cháy rừng Nhằm duy trì mức sinh thay thế, bên cạnh đề xuất sửa đổi quy định về số con tại Pháp lệnh Dân số, Bộ Y tế cũng đã hoàn thiện nội dung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số và có tờ trình gửi Chính phủ về việc đề nghị xây dựng luật. Dự án Luật Dân số dự kiến được Chính phủ xem xét tại kỳ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật vào năm 2025. Nếu được Chính phủ thông qua, dự kiến dự án luật được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 năm 2025 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==