14 Bạn đọc - Thứ Năm 27-3-2025 bandoc@phapluattp.vn Nguy cơ cháy nổ từ pin lithium trong valy điện Pin lithium trong valy điện có thể gây ra nhiều rủi ro khi vận chuyển trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là máy bay, do các đặc tính nguy hiểm sau: - Nguy cơ cháy nổ: Pin lithium có thể bị quá nhiệt do ngắn mạch, va đập mạnh hoặc lỗi sản xuất, gây ra phản ứng hóa học không kiểm soát được, dẫn đến cháy nổ. Nếu pin bị hư hỏng hoặc màng ngăn bị thủng, có thể xảy ra ngắn mạch, tạo ra dòng điện lớn và nhiệt độ cao, dẫn đến cháy nổ. - Khó dập tắt lửa: Lửa từ pin lithium rất khó dập tắt bằng các phương pháp thông thường và có thể tái cháy. Điều này đặc biệt nguy hiểm trên máy bay, nơi không gian hạn chế và việc sơ tán khó khăn. - Khói độc: Khi cháy, pin lithium tạo ra khói độc hại, đe dọa sức khỏe của hành khách và phi hành đoàn. - Ảnh hưởng đến an toàn bay: Cháy pin lithium trên máy bay có thể gây hư hại cho máy bay và đe dọa an toàn bay. Do những rủi ro trên, việc vận chuyển pin lithium, đặc biệt là pin dung lượng lớn như trong valy điện, thường bị hạn chế hoặc cấm theo quy định của các hãng hàng không và tổ chức hàng không quốc tế. Hầu hết hãng hàng không yêu cầu tháo rời pin khỏi valy điện và mang theo pin trong hành lý xách tay. Pin phải được bảo vệ để tránh ngắn mạch (ví dụ bọc riêng từng pin trong túi nhựa). TS NGUYỄN VĂN GIAO, Trưởng ngành công nghệ ô tô điện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM Hộp thư Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có nhận được đơn, thư của các bạn đọc: Nguyễn Thị Thu Loan (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) phản ánh về việc trẻ em bị xâm hại; Nguyễn Thị Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) phản ánh về việc bị gây rối, đe dọa; Đào Mỹ Hồng (huyện Hóc Môn, TP.HCM) phản ánh về việc bị lừa đảo khi mua nhà; Nguyễn Văn Tùng (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc bồi thường không thỏa đáng; Trần Thành Khơi (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc bị chiếm đoạt đất; Nguyễn Thị Huỳnh (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) phản ánh về việc không được tòa giải quyết vụ án; Huỳnh Thị Lan (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa; Cư dân chung cư Asiana Capella (quận 6, TP.HCM) phản ánh về việc vi phạm quyền lợi của khách hàng; Ngọc Thị Yến (quận 11, TP.HCM) phản ánh về việc sai phạm của ngân hàng trong mua bán bất động sản; Mai Kim Phượng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc bị đình chỉ vụ án; Trịnh Thị Hiên (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc văn phòng công chứng vi phạm; Nguyễn Thị Hồng Đào (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) phản ánh về việc bị chiếm đoạt hơn 22 tỉ đồng; Vương Thị Ánh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) phản ánh về việc bị chiếm đất; Nguyễn Thành Hiếu (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc bồi thường không thỏa đáng khi thu hồi đất. Liên quan đến hành vi vi phạm trên, PC08 khuyến cáo người dân không sử dụng valy điện để di chuyển trên đường phố. Đây là hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tiềm ẩn nguy hiểm cho cả người sử dụng và những người tham gia giao thông khác do khó kiểm soát, dễ gây tai nạn. Valy điện không phải phương tiện giao thông Trao đổi với PV, luật sư Phùng Thị Huyền, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, các phương tiện giao thông đường bộ phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật an toàn như hệ thống phanh, đèn chiếu sáng, tín hiệu báo rẽ, gương chiếu hậu. Tuy nhiên, đa số valy điện không đáp ứng các yêu cầu này và không được công nhận là phương tiện hợp pháp tham gia giao thông (theo Điều 34, Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024). Do đó, theo điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 168/2024, cá nhân sử dụng các thiết bị như valy điện trên phần đường xe chạy sẽ bị phạt tiền 200.000-250.000 đồng (lỗi sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy). Nếu gây tai nạn nghiêm trọng, người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo luật sư Huyền, việc không xác định valy điện là phương tiện giao thông đường bộ là hợp lý và cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của các phương tiện di chuyển cá nhân như ván trượt điện, xe điện mini, scooter điện…, các cơ quan chức năng có thể xem xét ban hành quy chuẩn kỹ thuật và khung pháp lý riêng cho nhóm phương tiện này trong tương lai nhằm quản lý hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu di chuyển linh hoạt và bảo vệ môi trường. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ban hành luật để quản lý việc sử dụng valy điện và các phương tiện di chuyển cá nhân có động cơ (EDPM). Tại Pháp, từ ngày 25-102019, luật đường bộ và các nghị định liên quan đã công nhận EDPM là một loại phương tiện mới và quy định cụ thể đặc điểm kỹ thuật, điều kiện người sử dụng phương tiện và các biện pháp chế tài. “Ví dụ như các phương tiện phải có còi, hệ thống phanh, đèn và phản quang. Người sử dụng các phương tiện này cũng phải trên 14 tuổi, không được chở theo người khác, phải đội mũ bảo hiểm và không được sử dụng tai nghe khi điều khiển” - luật sư Huyền thông tin. Tại Nhật Bản, valy điện có thể được xếp vào loại phương tiện cơ giới, phải đội mũ bảo hiểm và có bằng lái khi sử dụng. Quy định hàng không về vận chuyển valy điện Hiện tại, các hãng hàng không của Việt Nam cũng có các quy định cụ thể về việc vận chuyển các loại valy điện. Tùy thuộc vào thiết kế, công suất pin, các loại valy điện có thể được vận chuyển trong hành lý xách tay, hành lý ký gửi hoặc không được chấp nhận vận chuyển bởi hãng hàng không. Trong trường hợp hành khách cố tình vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 162/2018 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng và các quy định khác liên quan. Đơn cử, Vietnam Airlines lưu ý hành khách về việc hãng sẽ tiếp nhận và kiểm tra thông tin về pin sử dụng trong túi xách, valy như kết cấu có thể hoặc không thể tháo rời, khối lượng và dung lượng trước khi quyết định chấp nhận vận chuyển hành lý của hành khách. Vietnam Airlines sẽ chấp nhận túi xách, valy gắn pin lithium khi đáp ứng các điều kiện theo quy định về an toàn hàng không quốc tế. Theo đó, túi xách hay valy tích hợp pin lithium với thiết kế có thể tháo rời và công suất pin tối đa 300 Wh sẽ được vận chuyển như hành lý xách tay lên máy bay. Trường hợp hành khách mong muốn vận chuyển túi xách, valy này dưới dạng hành lý ký gửi, pin sẽ phải tháo rời trước khi chấp nhận và mang theo lên khoang hành khách. Hãng không chấp nhận vận chuyển dưới THẢO HIỀN Gần đây valy điện trở nên phổ biến, đặc biệt với những người thường xuyên đi công tác hoặc du lịch. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, valy điện mang đến sự thuận tiện cho người sử dụng trong việc di chuyển nhanh chóng trong các khu vực đông đúc. Tuy nhiên, sự gia tăng của việc sử dụng valy điện cũng đặt ra vấn đề pháp lý về việc quản lý valy điện trong giao thông và tại sân bay, nơi yêu cầu sự an toàn cao. Xử phạt nhiều trường hợp chạy valy điện trên đường Mới đây, một số người dân và khách du lịch điều khiển valy điện trên đường phố đã bị cơ quan chức năng xử phạt. Ngày 24-3, Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM cho biết đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hai trường hợp “cưỡi” valy điện trên đường phố. Khoảng 9 giờ ngày 23-3, trong khi tuần tra, lực lượng CSGT quận 1 phát hiện một phụ nữ điều khiển valy trên đường Lê Duẩn (phường Bến Nghé) và yêu cầu dừng lại. Sau đó, người phụ nữ tên T đã xuất trình giấy tờ và bị lập biên bản vi phạm với lỗi sử dụng bàn trượt, thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy. Cùng ngày, CSGT phối hợp với lực lượng chức năng mời ông ZT (75 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đến Công an phường Bến Nghé làm việc về việc ông này sử dụng valy điện lưu thông trên đường Lê Thánh Tôn vào ngày 20-3. Ông ZT thừa nhận vi phạm và bị lập biên bản xử lý. Cả hai người vi phạm bị xử phạt theo điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 168/2024. CSGT xử phạt các trường hợp sử dụng valy điện di chuyển trên đường. Ảnh: MXH “Cưỡi” valy điện: Cần đúng nơi, đúng chỗ để tránh bị phạt Ở Việt Nam, các quy định pháp lý về việc sử dụng valy điện trong việc tham gia giao thông đường bộ và hàng không đã được quy định rõ ràng. mọi hình thức đối với túi xách, valy tích hợp pin lithium có thể tháo rời với công suất trên 300 Wh. Đối với túi xách hoặc valy tích hợp pin lithium với thiết kế không tháo rời và công suất pin tối đa 2,7 Wh hoặc chứa tối đa 0,3 g lithium kim loại, Vietnam Airlines sẽ vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi. Trường hợp hành khách ký gửi túi xách hay valy này, pin phải được tắt nguồn hoàn toàn. Hãng sẽ không vận chuyển túi xách hoặc valy tích hợp pin lithium không tháo rời được với công suất pin vượt 2,7 Wh hoặc chứa hơn 0,3 g lithium kim loại vượt quá công suất quy định. Túi xách, valy gắn pin mà thông số về pin không được thể hiện rõ ràng hoặc không có tài liệu về thông số kỹ thuật xác thực kèm theo sẽ không được chấp nhận vận chuyển dưới mọi hình thức.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==