067-2025

2 Thời sự - Thứ Năm 27-3-2025 thoisu@phapluattp.vn LÊ THOA - HỒNG THẮM - TRỌNG PHÚ 21 quận, huyện và TP Thủ Đức (TP.HCM) đang trình các phương án sáp nhập phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nhằm thực hiện chủ trương chung của Trung ương là bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã. Các phương án đang được Sở Nội vụ TP.HCM tổng hợp, tiếp tục trao đổi với các địa phương để chỉnh sửa trước khi đi đến phương án thống nhất trình lên UBND TP.HCM. “Nhiều tên phường mới rất hay” Anh Hoàng Minh Tuấn (25 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho rằng việc đổi tên phường gắn với các địa danh xưa mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử là rất ý nghĩa nhưng ban đầu anh khá bất ngờ vì chưa từng nghe đến lắm. Còn cái tên Đức Nhuận, hồi trước tôi cũng từng nghe các cụ nhắc đến nhưng dần dà ít ai nhớ. Giờ quận đặt lại, tôi thấy cũng hay, vì ít nhất nó có ý nghĩa lịch sử” - ông Tâm nêu ý kiến. Theo ông Tâm, so với cách quận muốn đặt lại tên Thông Tây Hội với An Nhơn thì mừng lắm. Ông nói hai cái tên này không chỉ là địa danh, mà còn là cả một quãng đời của những người đã gắn bó với vùng đất này. “Hồi trước, Thông Tây Hội là khu chợ lớn, người ra vô mua bán nhộn nhịp lắm. Còn An Nhơn thì yên ả hơn, nhà cửa san sát nhưng vẫn giữ cái nét quê, xung quanh toàn ruộng đồng xanh mướt. Giờ nghe đặt lại mấy cái tên cũ, tôi thấy hay quá. Phải giữ lấy mấy cái tên này cho con cháu sau này còn biết hồi xưa quê mình từng có những gì” - ông Tám kể. Ưu tiên địa danh lịch sử, văn hóa TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM, nhấn mạnh việc đặt tên phường, xã sau sáp nhập tại TP cần ưu tiên giữ gìn bản sắc địa phương, sử dụng các địa danh lịch sử, văn hóa hoặc địa lý nổi tiếng của khu vực. Những cái tên gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân sẽ tạo nên sự gần gũi và gắn bó. Chẳng hạn như tên các chợ truyền thống (Bến Thành, Chợ Lớn), các con sông (Sài Gòn, Thị Nghè) hoặc các địa danh lịch sử (Tân Định, Gia Định). TS Quyền cũng gợi ý có thể kết hợp tên gọi trong trường hợp sáp nhập nhiều đơn vị hành chính, kết hợp tên gọi của các đơn vị cũ để tạo ra một tên gọi mới, vừa mang tính kế thừa vừa tạo sự thống nhất. Qua theo dõi các phương án được quận, huyện trình Sở Nội vụ, TS Quyền cho rằng các phương án cho thấy sự đa dạng trong cách tiếp cận của từng địa phương. Sắp xếp xã, phường mới tại TP.HCM: ủng hộ phương án tái lập tên cũ những cái tên như Thạnh Mỹ Tây hay Bình Hòa. “Tôi chỉ quen với tên Bình Thạnh từ trước đến nay nên khi nghe đổi, tôi không hiểu vì sao lại thay đổi. Sau khi tìm hiểu, tôi mới biết Bình Thạnh thực chất là sự kết hợp giữa hai địa danh cũ là Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây. Hóa ra vùng đất này có bề dày văn hóa, lịch sử hơn tôi nghĩ” - anh Tuấn nói và chia sẻ việc đặt lại những tên này là cần thiết, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử địa phương. Còn ông Nguyễn Văn Tâm (68 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) nhận xét rằng giữ lại tên Phú Nhuận để đặt cho phường mới là hợp lý vì đây là một địa danh đã quen thuộc với người dân từ xưa đến nay. Đồng thời, bổ sung tên Đức Nhuận cũng mang giá trị lịch sử, giúp thế hệ sau hiểu thêm về vùng đất này. “Nhắc đến Phú Nhuận là ai cũng biết, giờ bỏ đi thì tiếc đặt tên phường theo số như trước, ông thấy cách đặt theo địa danh cũ có ý nghĩa hơn. “Nghe một cái tên gắn với lịch sử vẫn thân thuộc và có chiều sâu hơn là chỉ gọi phường 1, phường 2. Nhưng cũng phải mất một thời gian để người dân quen dần, vì lâu nay mọi người đã quen gọi theo số rồi” - ông Tâm bộc bạch. Trong khi đó, nghe tin phường Thạnh Xuân được đề xuất sáp nhập với Thạnh Lộc và An Phú Đông để thành phường An Phú Đông, ông Bùi Minh Thành (60 tuổi, ngụ quận 12) cho rằng đây là phương án hợp lý. “Ba khu vực này gần nhau, bà con đi lại, buôn bán cũng thân thuộc từ lâu. Sáp nhập thì cơ sở hạ tầng, quản lý hành chính chắc sẽ đồng bộ hơn, người dân cũng đỡ mất công khi làm giấy tờ” - ông Thành nói và cho rằng ban đầu có thể bà con ở Thạnh Xuân, Thạnh Lộc chưa quen nhưng dần dần khi hiểu ý nghĩa, ai cũng sẽ tự hào. Ông Lê Văn Tám (72 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) nghe tin Một số quận, huyện tại TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP.HCM và Sở Nội vụ đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận. Theo đó, quận Bình Thạnh đề xuất phương án giảm từ 15 phường còn bốn phường. Dự kiến thành lập các phường Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây và Bình Quới. Quận Gò Vấp đề xuất tổ chức lại 12 phường hiện hữu thành ba đơn vị hành chính cấp cơ sở mới là các phường Gò Vấp, An Nhơn, Thông Tây Hội. Quận Gò Vấp còn nghiên cứu đề xuất thêm phương án cũng tổ chức ba đơn vị hành chính cấp cơ sở nhưng các phường sáp nhập có thay đổi với tên gọi ba phường là Gò Vấp, Thông Tây Hội và An Hội. Quận Phú Nhuận đề xuất phương án sắp xếp đơn vị hành chính giảm từ 11 phường xuống còn hai phường, lấy tên là Phú Nhuận và Đức Nhuận. Quận 12 đưa ra hai phương án, đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính giảm từ 11 phường xuống còn ba hoặc bốn phường với các tên gọi là Tân Thới Nhất, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông (phương án 1); phương án bốn phường thì có thêm phường Thới An. Quận Tân Bình đề xuất phương án giảm từ 15 phường còn ba hoặc bốn phường với tên gọi là Tân Sơn Nhất, Tân Bình, Bảy Hiền, Bàu Cát. Quận 6 đề xuất các phường mới có tên gọi là Bình Tiên, Bình Tây, Bình Phú, Phú Lâm; đồng thời muốn nhập một phần của phường 16, quận 8 vào phường Bình Phú mới. Huyện Cần Giờ đề xuất ba phương án, trong đó Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ thống nhất chọn phương án 1, giữ nguyên trạng xã đảo Thạnh An; thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa sáp nhập thành một xã; các xã còn lại (Lý Nhơn, Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông) thành một xã. Quận 11 đề xuất chia tách thành hai hoặc ba phường và đặt tên là Đầm Sen, Phú Thọ, Phú Bình. “Giờ nghe đặt lại mấy cái tên cũ, tôi thấy hay quá. Phải giữ lấy mấy cái tên này cho con cháu sau này còn biết hồi xưa quê mình từng có những gì.” Việc dự kiến đặt tên các phường, xã mới theo địa danh cũ gắn với lịch sử, văn hóa đang được người dân đồng tình, ủng hộ. Việc bảo tồn yếu tố lịch sử, văn hóa, giá trị truyền thống trong đặt tên đơn vị hành chính đối với các xã, phường sau khi tiến hành bỏ cấp huyện rất quan trọng. Bởi nhiều địa danh không chỉ có giá trị đối với cộng đồng dân cư địa phương mà còn mang ý nghĩa lớn đối với cả dân tộc, thậm chí có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế. Đơn cử, các địa danh Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là những cái tên mà còn là biểu tượng thiêng liêng khẳng định chủ quyền quốc gia. Việc giữ lại những tên gọi này là một cách thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước. Hay nhiều địa danh như Sa Pa, Đà Lạt, vịnh Hạ Long… đã trở thành thương hiệu du lịch quốc gia, được cả thế giới biết đến. Nếu thay đổi hoặc loại bỏ những tên gọi này, không chỉ làm mất đi giá trị biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Việt Nam. Điều này cho thấy việc đặt tên không đơn thuần chỉ là một thủ tục hành chính mà còn là vấn đề chiến lược, liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa và ngoại giao. Bên cạnh đó, cần lưu ý những tên gọi gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng. Những địa danh này không chỉ là ký ức tập thể của một cộng đồng mà còn là niềm tự hào dân tộc. Ví dụ, những nơi diễn ra các trận chiến quan trọng hay các sự kiện lịch sử đều có giá trị giáo dục lớn, giúp thế hệ sau hiểu về truyền thống kiên cường, bất khuất của cha ông. Việc giữ gìn những tên gọi này là cách để bảo tồn lịch sử và truyền tải tinh thần yêu nước cho các thế hệ tương lai. Hơn nữa những tên gọi đó đã trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm với nhiều biến động của lịch sử cũng không bị mất đi thì chúng ta nên bảo lưu, giữ gìn. Tất nhiên tên gọi chỉ là tên gọi, bây giờ có thể chưa quen thì lâu dần cũng trở thành quen. Thế nhưng cũng phải chú ý giữ những tên gọi, địa danh mang những yếu tố lịch sử, văn Tính toán giữ lại tên các địa danh mang tính biểu tượng Đề xuất các phương án sắp xếp phường, xã tại TP.HCM Người dân giải quyết thủ tục hành chính tại UBND phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==