6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 27-3-2025 huyết của bản thân để bằng mọi giá vực dậy ngân hàng này. “Khi việc tái cấu trúc lại ngân hàng đang diễn ra thì xảy ra vụ án khiến bị cáo rất đau lòng, tất cả công sức, tâm huyết của bị cáo dường như tan biến hết” - bị cáo Lan nói. Về các lô trái phiếu, bà Lan mong HĐXX xem xét lại toàn diện vụ án (kể cả ở giai đoạn 1), Tập đoàn VTP không có bất cứ mối quan hệ làm ăn gì với SCB, không phát hành trái phiếu. Đối với hơn 35.000 bị hại đã mua trái phiếu, quá trình điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi làm việc với cơ quan điều tra bị cáo biết không ai đứng ra nhận trách nhiệm trả tiền cho người dân nên tự nguyện đứng ra nhận 30.000 tỉ để trả cho người dân. “Một lần nữa bị cáo mong HĐXX xem xét, ghi nhận việc bị cáo không liên quan gì đến việc phát hành các lô trái phiếu nhưng bị cáo sẵn sàng dùng tài sản của mình để trả khoản nợ 30.000 tỉ đồng cho người dân” - bị cáo Lan nói. Bị cáo Lan cho rằng bản thân chưa bao giờ có suy nghĩ tham ô hay lừa đảo tiền của người dân. Cả gia tộc, gia đình bị cáo chục năm nay đã giúp rất nhiều người dân, đóng góp rất nhiều cho xã hội, mong HĐXX cũng xem xét những đóng góp này. Đối với tội danh rửa tiền, bị cáo Lan nói quy buộc toàn bộ số tiền 445.000 tỉ đồng đối với bị cáo là không đúng. Bởi lẽ ở tội tham ô tài sản (giai đoạn 1) không phải tất cả tiền là cho bị cáo sử dụng mà phần lớn để trả nợ các khoản vay cũ của SCB (không liên quan đến bị cáo), chi cho các dự án vay tại SCB… Ở tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bà Lan cho rằng toàn bộ số tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều là tiền của mình, đều là tiền mà bạn bè nước ngoài cho mượn. Bởi vì thời điểm đó SCB đang gặp khó khăn về vấn đề chi trả các khoản nợ (SCB cần khoảng 5.000 tỉ đồng/tháng) nên bị cáo đã đứng ra trả nợ giúp. Cựu tổng giám đốc SCB xin giảm nhẹ Theo cáo buộc, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) tham gia vào quy trình phát hành trái phiếu khống với vai trò tham vấn cho bà Lan, đảm bảo việc phát hành trái phiếu thành công, giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt 28.000 tỉ đồng của các bị hại. Tại tòa, bị cáo này cho biết mức hình phạt 17 năm tù tòa sơ thẩm tuyên là quá nặng và mong HĐXX xem xét lại trách nhiệm của mình. Bởi vì trong ba lô trái phiếu bị quy buộc trách nhiệm thì lô trái phiếu được phát hành bởi Công ty Setra không liên quan đến bị cáo. Bị cáo này cũng cho rằng thời điểm đó khung pháp lý về phát hành trái phiếu còn lỏng lẻo. Hơn nữa, trách nhiệm của bị cáo trong các lô trái phiếu này là phân phối, về mặt nhận thức, bị cáo không biết việc này là trái quy định. Bị cáo Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Sài Gòn Penninsula) xin giảm nhẹ hình phạt ở cả ba tội danh (lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, án sơ thẩm 16 năm tù). HỮU ĐĂNG - HUỲNH THƠ Ngày 26-3, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Sẵn sàng dùng tài sản của mình để khắc phục Về vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan bị cấp sơ thẩm tuyên tù chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tại phiên phúc thẩm, bà Lan xác nhận lại việc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với cả ba tội danh vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm xác định đối với cả ba tội này là không đúng. Bà Lan cho rằng bản thân đã vận động bạn bè từ trong nước đến quốc tế mang tài sản đưa vào SCB để tái cơ cấu các khoản nợ. Trong suốt 10 năm tái cấu trúc, bị cáo đã mang tâm Bà Trương Mỹ Lan nói nhận tiền từ nước ngoài để trả nợ giúp SCB Bên cạnh đó, xem xét, đánh giá lại hành vi lập các hợp đồng khống, lên phương án hứa chuyển nhượng cổ phần, sử dụng các thủ thuật kế toán để chạy dòng tiền khống, tạo điều kiện phát hành thành công trái phiếu của bốn công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra... Bị cáo Hồ Bửu Phương (phó tổng giám đốc Tập đoàn VTP) cho rằng không biết việc phát hành trái phiếu là trái quy định và xin giảm nhẹ đối với hình phạt 10 năm tù mà tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên. Bị cáo này bị cáo buộc yêu cầu bộ phận kế toán các công ty thuộc Tập đoàn VTP chuẩn bị hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính và lên phương án chạy dòng tiền để phát hành trái phiếu đối với ba công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World. Qua đó, giúp sức bà Lan chiếm đoạt 2.900 tỉ đồng của các bị hại.• Tại tòa, bị cáo Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Lan, tổng giám đốc Tập đoàn VTP, án sơ thẩm năm năm tù) giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo cho biết bản thân không phủ nhận trách nhiệm của mình cũng như không nhận chỉ đạo từ ai trong vụ án này mà thời điểm ký các hợp đồng, chứng từ không có kiến thức về tài chính. Đến hiện tại, bị cáo đã khắc phục tổng cộng 5 tỉ đồng (sơ thẩm 3 tỉ đồng, phúc thẩm nộp thêm 2 tỉ đồng) nên mong HĐXX xem xét. Bị cáo Trương Huệ Vân nộp khắc phục thêm 2 tỉ đồng Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Lan xác nhận lại việc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với cả ba tội danh vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm xác định đối với cả ba tội này là không đúng. Triệt phá nhóm sản xuất trái phép chất ma túy quy mô lớn, thu giữ 1,4 tấn ketamine Ngày 26-3, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) tổ chức hội nghị thông tin về kết quả đấu tranh chuyên án 199Đ, triệt phá tổ chức tội phạm sản xuất trái phép ma túy tổng hợp tại Khánh Hòa. Theo đó, tháng 8-2024, phía Trung Quốc cung cấp thông tin về hai người vận chuyển số lượng lớn ống thủy tinh vào Việt Nam, nghi liên quan đến hoạt động sản xuất trái phép chất ma túy. Sau một tháng thu thập thông tin, xác định những người có dấu hiệu chuẩn bị sản xuất ma túy trái phép tại Việt Nam, cuối tháng 9-2024, C04 quyết định xác lập chuyên án 199Đ, triển khai lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, quyết tâm triệt xóa đường dây, bắt giữ toàn bộ những người liên quan. Sau sáu tháng xác lập chuyên án và giám sát mọi di biến động của nhóm người, C04 đã dựng lên sơ đồ, vai trò của những người trong đường dây. Cầm đầu đường dây là Trương Xuân Minh (51 tuổi, quốc tịch Đài Loan - Trung Quốc). Minh sang Việt Nam từ năm 2021, tạo vỏ bọc đầu tư, kinh doanh, nuôi cá cảnh và sống như vợ chồng với Phạm Thị Lệ Hân (30 tuổi, ở Khánh Hòa). Giúp sức đắc lực cho Minh là Đoàn Văn Hùng (42 tuổi, ở Khánh Hòa). Tháng 11-2024, Minh nhờ người thuê mảnh đất rộng 1.000 m2 tại khu nghĩa trang phía Bắc (xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang) là khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, đường vào khó khăn. Minh cử người canh gác, lắp đặt camera giám sát, đồng thời nuôi chó để phát hiện người lạ xâm nhập. Minh thuê hai người Trung Quốc và bốn người Việt Nam thi công, dựng cơ sở, lắp hệ thống điện ba pha, mua máy phát điện và cho lắp đặt các dây chuyền sản xuất ma túy. Cuối tháng 1, nhà xưởng xây lắp xong, các đối tượng bắt tay vào sản xuất giai đoạn 1. Số thành phẩm ở giai đoạn 1 được đưa về xưởng, bổ sung dung môi, gia nhiệt liên tục trên bếp gas, sau đó lọc qua lớp bông gòn để tạo lắng rồi dùng máy ly tâm để cho ra chất bột trắng. Tiếp đó, các đối tượng đưa sang kho xưởng tại 47 Cát Lợi, TP Nha Trang để thực hiện giai đoạn cuối cho ra ketamine tinh khiết. Toàn bộ hoạt động được những người trong đường dây chủ yếu thực hiện về đêm đến rạng sáng trong nhiều ngày. Xác định thời cơ thuận lợi, C04 đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an cho phép phối hợp tiến hành phá chuyên án. Theo đó, hồi 0 giờ ngày 22-3, gần 200 cán bộ, chiến sĩ đã đồng loạt tấn công, bắt giữ những người đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy. Cơ quan điều tra đã thu giữ tổng cộng 1,4 tấn ketamine với độ tinh khiết rất cao, cùng gần 80 tấn hóa chất, bắt giữ 11 người, trong đó bốn đối tượng người Trung Quốc, ba người Đài Loan (Trung Quốc), bốn người Việt Nam. Qua đấu tranh ban đầu, các đối tượng thừa nhận hành vi sản xuất trái phép chất ma túy. PHI HÙNG phapluat@phapluattp.vn Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng toàn bộ số tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều là tiền của mình, đều là tiền mà bạn bè nước ngoài cho mượn. Bà Trương Mỹ Lan tiếp tục khẳng định sẽ đứng ra trả hết 30.000 tỉ đồng cho người dân. Ảnh: NGUYỄN TIẾN Nhiều tang vật bị công an thu giữ. Ảnh: CA
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==