067-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn Công ty TNHH Vận tải hành khách Thành Thành Phát cho biết hiện nay vé đặt chỗ tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy ngày 29-3 đã kín chỗ. Hành khách đã chủ động đặt vé từ sớm. Riêng các ngày trong tuần, tàu cao tốc vẫn còn chỗ cho hành khách lựa chọn. ngược lại. Nếu được cấp phép chạy lại tuyến TP.HCM - Côn Đảo, đơn vị này dự kiến sẽ vận hành xen kẽ giữa TP.HCM - Côn Đảo - Vũng Tàu. Trong đó, vào thứ Ba - Năm - Bảy hằng tuần, tàu cao tốc Thăng Long sẽ khởi hành từ Vũng Tàu đi Côn Đảo (thời gian di chuyển khoảng 3 giờ 30). Sau đó, trong chiều cùng ngày sẽ quay đầu di chuyển từ Côn Đảo về TP.HCM. Còn vào thứ Tư - Sáu - Chủ nhật, tàu cao tốc Thăng Long sẽ khởi hành từ cảng Sài Gòn - Hiệp Phước vào khoảng 7 giờ đi Côn Đảo, khoảng 13 giờ cùng ngày tàu sẽ quay đầu di chuyển chiều Côn Đảo - Vũng Tàu. Thời gian di chuyển từ cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đến Côn Đảo hoặc ngược lại dự kiến gần 5 giờ. Chủ đầu tư cho biết trong thời gian tới, dự kiến thời tiết thuận lợi, biển êm nên tàu cao tốc Thăng Long sẽ hoạt động ổn định, có thể nhanh hơn so với dự kiến. Việc đưa vào vận hành song song hai tuyến nhằm tăng khả năng khai thác, thêm sự lựa chọn và phục vụ tốt hơn cho du khách khi đến Côn Đảo bằng đường tàu biển. “Hiện nay đơn vị đang hoàn tất các thủ tục, dịch vụ và sớm quay trở lại phục vụ hành khách trong tháng 4 này, với nhiều ưu đãi, dịch vụ hấp dẫn” - Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc chia sẻ. Hành khách có thêm sự lựa chọn Anh Nguyễn Văn Thuận (TP.HCM) cho biết việc mở lại tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo nghĩa là người dân có thêm sự lựa chọn đến với Côn Đảo, tăng thêm trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt là sự cạnh tranh công bằng từ giá vé, giá cả và hành khách sẽ được hưởng lợi. “Trước đây, tuyến Phu Quoc Express TP.HCM - Côn Đảo đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Tôi mong rằng tuyến tàu cao tốc chạy lại sẽ mang đến các dịch vụ hấp dẫn hơn, người dân có thêm sự lựa chọn” - anh Thuận nói. Đại diện Sở Giao thông công chánh (GTCC) TP.HCM cho biết tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo (tàu Phu Quoc Express) xuất phát từ cảng Sài Gòn - Hiệp Phước được chạy theo mô hình thí điểm. “Khoảng tháng 5 này sẽ hết hạn thí điểm, vì vậy chủ đầu tư cần xin gia hạn với Bộ Xây dựng để tiếp tục hoạt động tuyến này. Sau đó, mới có thể vận hành tiếp tục tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Việc có hai đơn vị vận hành hai tuyến tàu cao ĐÀO TRANG Sau một thời gian tạm ngưng hoạt động tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo, chủ đầu tư hãng tàu Phu Quoc Express cho biết sẽ trở lại vận hành tuyến vào giữa tháng 4. Thêm một đơn vị khai thác tuyến TP.HCM - Côn Đảo Sáng 26-3, đại diện Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc (Phu Quoc Express) cho biết công ty đang xây dựng kế hoạch để vận hành lại tàu cao tốc Thăng Long, với sức chở 1.017 hành khách trên tuyến TP.HCM - Côn Đảo và ngược lại. Tuyến tàu cao tốc này đã hoạt động trước đó vào ngày 13-5-2024 và tạm ngưng hoạt động vào ngày 29-7. Lý do tạm ngưng là do trong một thời gian vận hành tuyến tàu cao tốc đã bộc lộ nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của du khách. Theo đó, chủ đầu tư xin tạm ngưng để tiếp tục hoàn thiện. Đến nay, chủ đầu tư cho biết đơn vị đã thực hiện gia hạn khai thác tuyến vận tải hành khách đường thủy TP.HCM - Côn Đảo và Bộ Xây dựng đã có văn bản chấp thuận chủ trương gia hạn. Hiện doanh nghiệp đang làm thủ tục xin cấp phép để chạy lại, nếu thuận lợi, đơn vị dự kiến sẽ đưa tàu Thăng Long vận hành lại tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo từ giữa tháng 4-2025. Hiện nay, tàu cao tốc Thăng Long đang hoạt động trên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo với tần suất mỗi ngày một chuyến từ Vũng Tàu đi Côn Đảo hoặc TP.HCM sẽ có 2 tuyến tàu ra Côn Đảo tốc, người dân cũng sẽ có thêm sự lựa chọn khi đến với Côn Đảo” - đại diện Sở GTCC TP.HCM cho biết. Bộ Xây dựng cũng cho biết bộ đã nhận được công văn của Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước về việc gia hạn khai thác tuyến vận tải hành khách TP.HCM - Côn Đảo. Để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế biển, đảo, Bộ Xây dựng thống nhất về chủ trương đối với việc gia hạn thời gian khai thác thử nghiệm vận tải hành khách bằng tàu biển trên tuyến TP.HCM - Côn Đảo, thời gian hoạt động đến hết năm 2025. Bộ Xây dựng giao Cục Hàng hải và đường thủy Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở GTCC TP.HCM, Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan căn cứ các quy định hiện hành thực hiện khai thác thử nghiệm theo phương án bảo đảm an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Cục Hàng hải và đường thủy Việt Nam, Công ty CP Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, chủ tàu, các cơ quan, đơn vị giám sát được yêu cầu kiểm tra hoạt động của cầu, bến cảng, phương tiện và thực hiện các hoạt động cần thiết khác (về ứng cứu, xử lý sự cố, tìm kiếm, cứu nạn...), bảo đảm tuyệt đối an toàn sinh mạng cho thuyền viên, hành khách trong thời gian hoạt động.• Bên cạnh tuyến tàu cao tốc Phú Quý Express TP.HCM - Côn Đảo vừa được khai trương, tuyến tàu cao tốc Phu Quoc Express chạy tuyến này dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 4-2025. Việc đưa vào vận hành song song hai tuyến nhằm tăng khả năng khai thác, thêm sự lựa chọn và phục vụ tốt hơn cho du khách khi đến Côn Đảo bằng đường tàu biển. Tàu cao tốc đi TP.HCM - Côn Đảo xuất phát từ quận 4 kín chỗ đặt trước khởi hành vào ngày 29-3. Ảnh: PV Hà Nội chốt phương án làm đường kết nối sân bay Gia Bình Ngày 25-3, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo 156 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn liên quan đến phương án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội. Theo nội dung kết luận, phương án tuyến đường kết nối được thống nhất theo đề xuất của Sở QH-KT tại Văn bản 1017 ngày 19-3-2025. Cụ thể, tuyến đường sẽ được xây dựng mới từ điểm kết nối với tỉnh Bắc Ninh, vượt sông Đuống và đi theo hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến này sẽ qua khu vực ga Trung Mầu, đấu nối với nút giao giữa cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, sau đó tiếp tục kết nối với đường dẫn cầu Tứ Liên, hướng vào trung tâm Hà Nội. Tổng chiều dài toàn tuyến từ sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) đến Hà Nội khoảng 35,5 km, trong đó đoạn đi qua Hà Nội dài 14 km, bao gồm 7 km xây dựng mới và 7 km trùng với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Để đảm bảo kết nối đồng bộ, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng phối hợp với Bộ Xây dựng thống nhất vị trí tuyến đường và đảm bảo tiết kiệm quỹ đất. Bên cạnh đó, giao Sở QH-KT phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh lập quy hoạch phân khu đô thị hai bên tuyến đường theo tỉ lệ 1/2000. Việc rà soát các khu vực phát triển đô thị dọc theo tuyến, các dự án đầu tư hiện có và các khu vực phát triển TOD (đô thị gắn kết giao thông) sẽ được thực hiện nhằm tối ưu hóa tiềm năng phát triển đô thị. Về cơ chế đầu tư, Sở Tài chính được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Ninh để đề xuất phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đề xuất, Hà Nội sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn tuyến thuộc địa bàn Hà Nội trong khi Bắc Ninh thực hiện phần việc tương tự trên địa bàn tỉnh mình. UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ tổng hợp báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trong đó có phương án ký hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với nhà đầu tư, sử dụng quỹ đất đối ứng dọc hai bên tuyến đường để thu hút nguồn vốn. Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội không chỉ giúp cải thiện hạ tầng giao thông liên vùng mà còn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho cả hai địa phương. Việc sớm hoàn thiện phương án đầu tư sẽ là bước quan trọng để hiện thực hóa dự án trọng điểm này. TRỌNG PHÚ Phối cảnh sân bay Gia Bình. Ảnh: PV

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==