070-2025

13 Đến trưa 30-3, hơn 128.000 thí sinh trên cả nước đã kết thúc kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Đây là kỳ thi dành cho học sinh lớp 12, thí sinh tự do muốn sử dụng kết quả để xét tuyển vào hơn 100 trường ĐH, CĐ năm 2025. Kỳ thi diễn ra đồng loạt tại 25 tỉnh/TP (từ Thừa Thiên-Huế đến Cà Mau) với 135 địa điểm thi. Trong đó, TP.HCM là địa phương có đông thí sinh dự thi nhất với hơn 51.000 em và thi tại 35 địa điểm thi. Thông tin từ ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết kỳ thi đợt 1 có hơn 128.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng có mặt dự thi là hơn 126.000 thí sinh, chiếm 98,42%. Theo đó, thời gian chấm thi đợt 1 sẽ bắt đầu từ ngày 31-3 đến 15-4, thời gian công bố điểm thi đợt 1 sẽ vào ngày 16-4. Đặc biệt, thí sinh nên lưu ý theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ được Bộ GD&ĐT sửa đổi năm 2025, năm nay sẽ không còn xét tuyển sớm. Do đó, những thí sinh xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực hay các phương thức khác sẽ thực hiện đăng ký xét tuyển một đợt chung trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của Bộ GD&ĐT. Thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 16-7 đến 17 giờ ngày 28-7 và thang điểm xét tuyển của kỳ thi này cũng sẽ được quy đổi theo thang điểm 30 chung với tất cả phương thức. PHẠM ANH Đời sống xã hội - Thứ Hai 31-3-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Ở đợt 2, thí sinh đăng ký thi từ ngày 17-4 và kéo dài đến ngày 7-5. Thời gian thi diễn ra ngày 1-6. Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 được tổ chức tại 11 tỉnh/ TP (TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng, An Giang và Tiền Giang). Thời gian công bố điểm thi đợt 2 vào ngày 16-6. NGUYỄN QUYÊN UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 1186 phê duyệt kế hoạch huy động trẻ và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025-2026. Ba yếu tố quan trọng cho tuyển sinh Theo kế hoạch, TP.HCM chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập cho con em nhân dân TP, trong đó ưu tiên giải quyết chỗ học cho con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, công nhân và trẻ em mồ côi. TP.HCM tiếp tục duy trì loại hình trường thực hiện nội dung giáo dục chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế trên địa bàn TP. Trong quá trình tuyển sinh, thông tin “nơi ở hiện tại” của học sinh (bao gồm “mối quan hệ với chủ hộ” và thông tin liên quan) xác định qua ứng dụng định danh điện tử (VNeID) của cha, mẹ học sinh hoặc người giám hộ hợp pháp, phải khai báo trong khung thời gian rà soát dữ liệu theo văn bản của Sở GD&ĐT ban hành, đảm bảo hạn chế tối đa hồ sơ giấy. Trường hợp đặc biệt, thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và quyết định Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp của TP Thủ Đức và các quận, huyện (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp), đồng thời phải khai báo trên hệ thống và lưu trữ đầy đủ minh chứng tại Phòng GD&ĐT. Công tác đăng ký tuyển sinh được thực hiện trực tuyến tại địa chỉ https://tuyensinhdaucap. hcm.edu.vn (gọi chung là trang tuyển sinh của TP), thông qua mã định danh của học sinh và tuân thủ theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, thông tin sử dụng trong tuyển sinh đảm bảo trích xuất 100% từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục TP. Không phân bổ chỗ học theo ranh giới hành chính phường Theo quyết định, Phòng GDĐT tham mưu UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng các khu vực tuyển sinh linh hoạt dựa trên ba yếu tố: Phân bố trường lớp tại địa phương, số lượng trẻ em trong độ tuổi tuyển sinh và thông tin “nơi ở hiện tại” của học sinh từ cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành. Đồng thời, kết hợp sử dụng hệ thống bản đồ số dùng chung của TP để tính khoảng cách di chuyển của học sinh, không phân bổ học sinh theo ranh giới hành chính phường nhằm tạo điều kiện cho học sinh được học gần nơi ở hiện tại và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đối với các trường nằm ở ranh giới giữa các địa phương, Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp cần xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học gần nơi ở hiện tại. - Đối tượng tuyển sinh chia làm hai dạng, trong đó: + Đối tượng 1: Ưu tiên tuyển sinh cho các trường hợp: Đối với lớp 1: Học sinh có “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn và trong độ tuổi quy định. Đối với lớp 6: Học sinh có “nơi ở hiện tại” thuộc địa bàn, đã hoàn thành chương trình tiểu học và trong độ tuổi quy định. + Đối tượng 2: Học sinh có nguyện vọng học tại khu vực không thuộc địa bàn cư trú thực tế. Đối với đối tượng 2, Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp TP Thủ Đức và các quận, huyện cần ban hành văn bản xác định rõ các đối tượng được ưu tiên xét tuyển, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân loại. Trong đó có thể xem xét ưu tiên xét tuyển theo thứ tự Học sinh lớp 9 nghe tư vấn tuyển sinh tại Ngày hội tự tin vào lớp 10 sáng 30-3 do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Thành đoàn TP.HCM tổ chức. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN Tuyển sinh đầu cấp: Ưu tiên “nơi ở hiện tại” của học sinh Trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của TP.HCM, các địa phương không phân bổ học sinh theo ranh giới hành chính phường nhằm tạo điều kiện cho học sinh được học gần nhà. các trường hợp đặc thù của mỗi khu vực như: - Học sinh đã hoàn thành chương trình mầm non hoặc tiểu học trên địa bàn. - Học sinh có cha hoặc mẹ làm việc tại địa bàn (các khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức đặt trên địa bàn). - Học sinh có “nơi ở hiện tại” theo VNeID thuộc các khu vực ranh giới giữa các quận, huyện và TP Thủ Đức. - Học sinh chuyển tỉnh. - Học sinh thuộc các trường hợp đặc thù của địa phương. Mục tiêu ưu tiên này nhằm tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón con em và bổ sung nguồn học sinh cho các địa phương có số lượng trẻ trong độ tuổi tuyển sinh thấp do đặc thù khu vực. Quy định ưu tiên phải được nêu rõ, chi tiết trong kế hoạch tuyển sinh của từng địa phương, đảm bảo tính minh bạch, công khai. Các trường hợp không thuộc diện ưu tiên sẽ được xem xét sau cùng, dựa trên chỉ tiêu còn lại của các trường và quyết định của Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp của địa phương. Học sinh thuộc đối tượng 2 phải đảm bảo các điều kiện: Đăng ký tuyển sinh trên hệ thống tuyển sinh của TP, đáp ứng các tiêu chí trong kế hoạch tuyển sinh của địa phương. Ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp của địa phương có thể xét tuyển theo thứ tự các đối tượng và chế độ ưu tiên, đảm bảo tuân thủ kế hoạch tuyển sinh của địa phương và khung thời gian do Sở GD&ĐT ban hành. Kết quả tuyển sinh được công bố trực tuyến trên trang tuyển sinh của TP, công tác nộp hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tuyến và theo các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT.• TP.HCM tiếp tục duy trì loại hình trường thực hiện nội dung giáo dục chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế trên địa bàn TP. Thi vào lớp 10: Học sinh được chọn đến tám nguyện vọng Kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM sẽ diễn ra theo hai phương thức: + Xét tuyển: THCS - THPT Thạnh An huyện Cần Giờ (chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp THCS tại chính trường này trong năm học 2024 - 2025). + Thi tuyển: Thực hiện cho các thí sinh tốt nghiệp THCS tại TP.HCM và có nguyện vọng đăng ký vào học tại các trường THPT trên địa bàn TP. - Quy trình theo phương thức thi tuyển được thực hiện theo hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Học sinh đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập. HS có tám nguyện vọng với trường thường, trường chuyên và đề án. + Giai đoạn 2: Tùy tình hình nộp hồ sơ thực tế tại các trường THPT và nhu cầu của các trường THPT, Sở GD&ĐT quyết định tuyển sinh bổ sung và có văn bản hướng dẫn thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh, trên cơ sở tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường còn thiếu nhiều chỉ tiêu. Ngày 16-4 công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1 Thí sinh vui vẻ trao đổi cùng nhau khi thi đánh giá năng lực tại điểm thi Trường ĐH Công thương TP.HCM. Ảnh: ST

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==