070-2025

16 Lực lượng quân đội, công an Việt Nam lên đường hỗ trợ Myanmar Chiều 30-3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng gồm 80 đồng chí, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - cứu nạn, đảm nhiệm vai trò tổng chỉ huy các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Tại hội nghị, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia cứu hộ. “Chủ động phối hợp với lực lượng của các nước tham gia, triển khai các đội, tổ nhóm thực hiện nhiệm vụ theo hướng thuận lợi nhất và bảo đảm an toàn. Rút kinh nghiệm từ đợt thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ, cố gắng phân chia các tổ nhóm không quá nhỏ lẻ, vừa bảo đảm được an toàn nhưng vừa chi viện, hỗ trợ được lẫn nhau” - Đại tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu. • Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức lễ xuất quân Đội Cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an lên đường thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, góp phần khắc phục hậu quả nặng nề động đất tại Myanmar. Đoàn công tác của Bộ Công an gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07, làm trưởng đoàn. Thứ trưởng Lê Văn Tuyến đề nghị đoàn công tác phải xác định đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Do đó, phải khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao nhất tinh thần “giúp bạn như giúp mình”, coi “thiệt hại của bạn như thiệt hại của mình”, thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để giúp bạn nhanh chóng khắc phục thiệt hại, hậu quả động đất, đồng thời thực hiện truyền thống đạo lý, hình ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam. DƯƠNG KHANG Con số thương vong trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar vào ngày 28-3 vẫn không ngừng tăng, trong bối cảnh công tác cứu nạn, cứu hộ gặp vô vàn khó khăn do giao thông bị đứt gãy và thiếu trang thiết bị y tế. Thương vong không ngừng tăng, cứu hộ gặp khó Theo chính quyền Myanmar, tính đến trưa 30-3, số người chết vì trận động đất mạnh 7,7 độ Richter đã tăng lên 1.644, hơn 3.400 người bị thương và ít nhất 139 người mất tích, hãng tin Myanmar Now cho biết. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại con số thương vong thực tế sau trận động đất ở Myanmar còn cao hơn nhiều và có thể mất nhiều tuần mới có thể thống kê đầy đủ. Trận động đất đã làm rung chuyển nhiều khu vực rộng lớn khiến hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa và gây gián đoạn nghiêm trọng công tác cứu trợ. Theo ghi nhận của đài CNN, người dân và nhân viên cứu hộ lo lắng việc thiếu hụt máy móc hạng nặng sẽ khiến công tác tìm kiếm nạn nhân gặp vô vàn khó khăn. Người dân ở tâm chấn Mandalay cho biết họ buộc phải đào bới đống đổ nát bằng tay không để tìm kiếm người sống sót. Liên hợp quốc cũng ghi nhận tình trạng đường sá tan hoang và các đống đổ nát chồng chất đang cản trở nỗ lực cứu trợ tại Myanmar, trong bối cảnh cuộc chạy đua tìm kiếm người sống sót sau trận động đất thảm khốc vẫn đang tiếp diễn. Văn phòng Điều phối nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vật tư y tế, bao gồm bộ cấp cứu chấn thương, túi máu, thuốc gây mê và thiết bị hỗ trợ, càng làm trầm trọng thêm khó khăn trong công tác cứu trợ. Các nhân viên y tế tại hiện trường, từ các TP Mandalay, Magway, Naypyidaw đến Sagaing ở miền Trung và Tây Bắc Myanmar đang phải vật lộn để ứng phó với dòng người bị thương không ngừng đổ về. Ở miền Nam Myanmar, các Donald Trump mô tả trận động đất là “thảm họa kinh hoàng” và cam kết hỗ trợ Myanmar. “Đây thực sự là một thảm họa lớn và chúng tôi sẽ giúp đỡ. Chúng tôi đã trao đổi với nước này” - ông Trump phát biểu trước báo giới vào ngày 28-3. Ngoại trưởng Malaysia cho biết một đoàn 50 người đã tới Myanmar vào ngày 30-3 để hỗ trợ xác định danh tính nạn nhân và cung cấp viện trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore cũng gửi hàng cứu trợ đến Myanmar. Theo người phát ngôn của Liên hợp quốc, Liên hợp quốc đã phân bổ một khoản quỹ khẩn cấp trị giá 5 triệu USD cho Myanmar để cứu trợ động đất trong khi xác định các nhu cầu bổ sung và điều phối hoạt động ứng phó. Ngoài ra, Liên minh châu Âu cam kết viện trợ khẩn cấp ban đầu trị giá 2,5 triệu euro (2,7 triệu USD) cho Myanmar.• Quốc tế - Thứ Hai 31-3-2025 thị trấn Nyaungshwe, Kalaw và Pinlaung chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, theo báo cáo của OCHA. “Hàng ngàn người phải qua đêm trên đường phố hoặc những khu vực trống do nhà cửa bị hư hại hoặc lo sợ xảy ra thêm động đất” - OCHA cho hay đồng thời hệ thống viễn thông và Internet bị gián đoạn khiến nỗ lực cứu trợ càng trở nên khó khăn. Thế giới gấp rút hỗ trợ Trận động đất 7,7 độ Richter đẩy Myanmar vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trước tình hình trên, Thống tướng Min Aung Hlaing đã ban bố tình trạng khẩn cấp và lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế. “Chúng tôi mở cửa đón nhận bất kỳ tổ chức hay quốc gia nào sẵn lòng đến giúp đỡ người dân trong lúc hoạn nạn” - Thống tướng Min Aung Hlaing kêu gọi không lâu sau khi thảm họa xảy ra vào ngày 28-3. Rất nhanh, hàng loạt nước đã đáp lời thông báo hỗ trợ, đưa nhân lực sang giúp Myanmar khắc phục hậu quả sau động đất. Trung Quốc khẳng định “tình hữu nghị sâu sắc và lâu đời” với Myanmar, cử sang đội cứu hộ và y tế gồm 37 thành viên nhóm quốc tế đầu tiên có mặt tại Myanmar vào sáng 29-3, theo đài CCTV. Đội cứu hộ mang theo 112 bộ thiết bị dò tìm sự sống, hệ thống cảnh báo động đất, vệ tinh di động, máy bay không người lái cùng nhiều vật tư cứu trợ khẩn cấp. Ấn Độ triển khai máy bay chở một đội y tế gồm 118 nhân viên, mang theo chăn, bạt, dụng cụ vệ sinh, túi ngủ, đèn quang năng, gói thực phẩm và bộ nấu ăn đến thủ đô Naypyidaw trước khi di chuyển đến Mandalay, khu vực gần tâm chấn nhất. Một đội tìm kiếm và cứu nạn cũng đã lên đường vào sáng 29-3, kèm theo hai tàu chở hàng viện trợ. Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nhiều tàu và chuyến bay khác sẽ tiếp tục đưa thêm viện trợ đến Myanmar. Nga gửi lời chia buồn sâu sắc đến chính quyền Myanmar, theo hãng thông tấn TASS. Moscow đã điều động 120 nhân viên cứu hộ cùng chó nghiệp vụ và thiết bị hỗ trợ tìm kiếm đến Myanmar. Mỹ cũng nhanh chóng lên tiếng. Tổng thống Mỹ Nhà dân tan hoang sau trận động đất ở Myanmar vào ngày 28-3. Ảnh: MYANMAR NOW Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đã ban bố cảnh báo đỏ về thương vong sau trận động đất ở Myanmar, cảnh báo số người thiệt mạng có thể lên tới 100.000 trong kịch bản tồi tệ nhất. Đây là mức cảnh báo cao nhất của USGS, cho thấy thảm họa có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng và cơ sở hạ tầng. Tiêu điểm Tính đến trưa 30-3, số người chết vì trận động đất ở Myanmar vào ngày 28-3 đã tăng lên 1.644, hơn 3.400 người bị thương và ít nhất 139 người mất tích. quocte@phapluattp.vn Động đất ở Myanmar: Thương vong tăng từng giờ, khó khăn chồng chất Cộng đồng thế giới sát cánh khắc phục thảm họa động đất ở Myanmar khi thương vong tăng từng giờ và công tác cứu hộ chồng chất khó khăn. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, động viên các lực lượng chuẩn bị lên đường tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Ảnh: Chinhphu.vn Lực lượng cứu hộ nước ngoài ra sức hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn ở Myanmar. Ảnh: MYANMAR NOW

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==