070-2025

2 Thời sự - Thứ Hai 31-3-2025 LÊ THOA Hiện nay tại TP.HCM, các phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã đang được gấp rút triển khai để làm cơ sở trước khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện. Nhiều chuyên gia cho rằng cần có những phương án tối ưu khi sắp xếp ĐVHC cấp xã tại TP.HCM, nhất là cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về diện tích, dân số, đặc điểm địa lý, lịch sử và văn hóa của từng khu vực. Xem xét kỹ đặc điểm nội thành và ngoại thành TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM, nhấn mạnh việc sắp xếp phường, xã tại TP trước hết phải tuân thủ các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Đảm bảo tính khoa học, hợp lý, dựa trên tiêu chí về diện tích, dân số, mật độ dân cư và các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Đồng thời, không quên giữ gìn bản sắc địa phương, ưu tiên giữ lại những tên gọi có giá trị lịch sử, văn hóa, được người dân địa phương đồng thuận. Theo TS Quyền, đối với khu vực nội thành nên ưu tiên sáp nhập các phường có diện tích nhỏ và dân số ít để tạo ra các ĐVHC có quy mô phù hợp. “Với những quận nội thành có mật độ dân số cao, phương án sáp nhập để tinh gọn bộ máy hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý đô thị là một quá trình phức tạp. về mặt dân cư đã ổn định, ăn sâu vào trong lối sống của người dân, tạo thành những nhóm dân cư tự nhiên. Chính vì vậy có thể dựa vào điều này để thành lập phường mới. “Con số sáp nhập bao nhiêu ra sao hay được khoán biên chế để quản lý địa phương mới tốt hơn. Trao nhiều quyền để cấp xã tự quyết Về vận hành của chính quyền Một điều quan trọng khi sắp xếp phường, xã là rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy tờ và thời gian chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: HOÀNG GIANG Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về tờ trình, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC, trong đó quy định cụ thể về tiêu chuẩn của ĐVHC hình thành sau sắp xếp. Khi dự thảo được thông qua, căn cứ tình hình thực tế cũng như các tiêu chí, TP.HCM sẽ có phương án sắp xếp phù hợp. Quá trình này đặt ra yêu cầu nhanh nhưng khoa học, làm cơ sở cho sự phát triển mới. Qua nghiên cứu, tôi đánh giá những tiêu chuẩn mới là có cơ sở và phù hợp với tình hình mới. Một số điểm chú ý như diện tích và dân số tăng gấp ba lần so với tiêu chuẩn cũ; phường mới sau sắp xếp có diện tích 35 km2 (bằng tiêu chuẩn diện tích của một quận theo Nghị quyết 1211/2016), dân số 50.000 người… Từ đó, không gian phát triển sẽ mở rộng hơn theo hướng phường, xã sắp xếp sẽ như là một quận, huyện thu nhỏ, đây cũng là cơ hội mới cho sự phát triển của các địa phương. Một điểm mới nữa là nếu sắp xếp bốn ĐVHC cấp xã thành một đơn vị thì không phải đánh giá về tiêu chuẩn diện tích và dân số. Theo tôi, đây cũng là một yếu tố phù hợp được tính đến khi sắp xếp tổ chức bộ máy của các ĐVHC phải sáp nhập. Tuy nhiên, các địa phương phải đặt lên hàng đầu mục tiêu chiến lược, tầm nhìn dài hạn. Do đó, ngoài các tiêu chí nêu trên, các địa phương cần chủ động hơn trong đề xuất sáp nhập cho sự phát triển lâu dài của mình nếu thấy cần thiết. Có thể là ba nhưng cũng có thể là sáu ĐVHC sáp nhập thành một… Thực tế hiện nay diện tích nhiều quận ở TP.HCM cũng chưa đảm bảo tiêu chí của một phường theo Nghị quyết 1211/2016 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dù vậy khi sắp xếp cũng cần lưu ý một số ĐVHC hiện hữu có nhiều tính chất đặc biệt như xã đảo Thạnh An, bởi đây là nơi có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối các ĐVHC liền kề. Do vậy phải xác định lại phương án sắp xếp hoặc nghiên cứu cách tổ chức bộ máy và phương tiện kết nối giao thông thuận lợi sau sắp xếp. Hay TP Thủ Đức với kỳ vọng trở thành trung tâm kinh tế sáng tạo, đổi mới và là động lực phát triển của TP.HCM cũng như khu vực phía Nam theo quy hoạch trước đó, việc sắp xếp cũng cần nghiên cứu xác định địa giới hành chính phù hợp với ba trục phát triển. Gồm Khu công nghệ cao - trung tâm công nghệ và sản xuất tiên tiến; khu vực ĐH Quốc gia TP.HCM - trung tâm giáo dục - nghiên cứu khoa học; khu vực Thủ Thiêm và khu đô thị mới phía đông - trung tâm tài chính và dịch vụ hiện đại. Ngoài ra, tên các phường, xã sau sắp xếp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên, theo tôi thì có hai yếu tố cần quan tâm trong bối cảnh hiện nay là lịch sử, văn hóa và tính khoa học, hiệu quả. Thứ nhất, những yếu tố lịch sử, văn hóa lâu đời của một địa phương, một khu vực sẽ là niềm tự hào, động lực truyền thống để phát triển lâu dài. Các đặc điểm này cũng có thể là yếu tố nhận diện cho địa phương mới trên cơ sở các địa phương trước đó. Thứ hai, tính khoa học và hiệu quả. Tên của ĐVHC mới sẽ phải đảm bảo các yếu tố như dễ nhận diện theo ĐVHC cấp huyện (cũ), gắn với đặc trưng phát triển về kinh tế, văn hóa hay phù hợp với chiến lược phát triển địa phương giai đoạn mới. Như vậy, phải xem tên ĐVHC mới phải là động Do đó, phải đảm bảo tính hiệu quả cũng như bền vững của phương án sáp nhập” - TS Quyền nêu. Còn ở những khu vực ngoại thành có diện tích lớn, dân số phân bổ không đều, TS Quyền cho rằng nên xem xét kỹ lưỡng đặc điểm địa lý và dân cư của từng nơi. “Có thể giữ lại những xã có diện tích và dân số phù hợp, đồng thời sáp nhập các xã có diện tích nhỏ và dân số thấp; chia các xã có diện tích quá lớn thành nhiều ĐVHC nhỏ hơn để đảm bảo hiệu quả quản lý” - ông Quyền nói, đồng thời nhấn mạnh cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn nông thôn, nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân ở khu vực này. Còn TS Nguyễn Thị Thiện Trí, giảng viên khoa Luật hành chính - nhà nước Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng bên cạnh các tiêu chuẩn chung khi sáp nhập thì cần tính toán đến đặc điểm nổi bật của địa phương đó. Như làng ĐH Thủ Đức, các khu vực đặc trưng về ngành nghề lâu đời… cũng cần được tính toán để không bị chia rẽ, trộn lẫn những đặc trưng này. TS Trí cho rằng TP.HCM là một đô thị có bề dày lịch sử, sự phân chia phường, tạo thành bao nhiêu phường là điều cần quan tâm nhưng không nên chia theo con số cơ học” - TS Trí nói và cho rằng Trung ương có thể trao cho TP.HCM sự chủ động trong việc quyết định sẽ sắp xếp Quá trình sáp nhập phường, xã, cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân. Mới đây, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương chú trọng việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận của cử tri trên địa bàn trước khi tổ chức lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (gọi chung là đề án). Sở Nội vụ được giao chủ trì hoàn thiện việc xây dựng đề án này trong tháng 4. HĐND TP.HCM, TP Thủ Đức, năm huyện và 63 xã, thị trấn ban hành nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trước ngày 5-5. Sở Nội vụ sẽ tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ đề án tham mưu UBND TP trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 10-5. UBND TP yêu cầu chậm nhất 60 ngày làm việc, sau khi có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương phải tổ chức công bố nghị quyết; kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư và sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công; thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới khi hình thành ĐVHC mới. Thời gian thực hiện trước ngày 10-6. Cũng theo kế hoạch, cơ quan, đơn vị phải đảm bảo kịp thời cấu hình hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP cho các ĐVHC trước, trong và sau khi sắp xếp để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính trên môi trường điện tử được thông suốt, không xảy ra ách tắc… Kiện toàn mô hình chính quyền địa phương hai cấp trước 10-6 thoisu@phapluattp.vn Sáp nhập phường, xã: Tinh lọc phục vụ dân tốt hơn Chính quyền sau sắp xếp phải phục vụ người dân tốt hơn Theo các chuyên gia, khi sắp xếp cấp xã thì điều đầu tiên là cần đảm bảo các dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục… và các thủ tục hành chính không bị gián đoạn.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==