3 lực phát triển mới, thể hiện mũi nhọn chiến lược để nhận diện địa phương. Sắp xếp ĐVHC cấp xã là bước đi tất yếu để tinh gọn bộ máy, tối ưu nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản trị. Quá trình này cần đảm bảo sự đồng thuận của người dân, ổn định tổ chức và phù hợp với quy hoạch phát triển. Đặc biệt, phải chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, lịch sử, tránh những xáo trộn lớn trong các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ công. Sáp nhập không chỉ là giảm đầu mối mà còn phải tạo động lực phát triển bền vững, hiện đại hơn. Quan trọng nhất là chính quyền sau sắp xếp phải hoạt động hiệu quả, phục vụ người dân tốt hơn. ThS ĐẬU NGỌC LINH, Học viện Cán bộ TP.HCM Thời sự - Thứ Hai 31-3-2025 ThS Đậu Ngọc Linh, Học viện Cán bộ TP.HCM. Ảnh: NVCC 212.606 là số cán bộ, công chức cấp xã của cả nước trong giai đoạn 2019-2021 với 82,3% có trình độ ĐH. Theo Bộ Nội vụ, căn cứ vào quy mô về dân số và diện tích thì giai đoạn sau năm 2023, cả nước cần 228.620 cán bộ, công chức cấp xã. Hiện nay, Nghị định 33/2023 quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại ĐVHC cấp xã. Cụ thể, phường loại I là 23 người, loại II là 21 người và loại III là 19 người. Xã, thị trấn loại I là 22 người, loại II là 20 người, loại III là 18 người. Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn cán bộ, chính quyền và người dân trong giải quyết các vấn đề liên quan. Đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian xử lý các hồ sơ, người dân không phải chờ đợi lâu hoặc di chuyển đến các cấp chính quyền cao hơn. Từ đó giúp cải thiện chất lượng dịch vụ công và làm tăng sự hài lòng của người dân, giúp tăng cường hiệu quả quản lý hành chính tại cơ sở. UBND cấp xã cũng đóng vai trò quan trọng trong triển khai chuyển đổi số tại các địa phương. Nếu được phân cấp, phân quyền và ủy quyền hợp lý, UBND cấp xã có thể dễ dàng áp dụng các công nghệ mới, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đồng thời trực tiếp kết nối với các hệ thống quản lý hành chính cấp tỉnh và cấp quốc gia. Qua đó, giúp tăng cường hiệu quả quản lý và tiết kiệm chi phí cho các cơ quan nhà nước cũng như người dân. Riêng với TP.HCM, xuất phát từ vị trí, vai trò là một trong những siêu đô thị của cả nước, chính quyền cấp xã lại càng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề hằng ngày của người dân, doanh nghiệp. Ông LÊ HOÀNG MINH, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM: Giữ lại cán bộ có đức, có tài cho bộ máy Tôi thấy phương án bỏ quận và nhập phường, xã là rất hợp lý, nhằm bớt cồng kềnh cho bộ máy hành chính, người dân cũng thuận tiện, dễ dàng làm việc khi bộ máy hành chính còn hai cấp. Việc nhập phường cũng dễ hình dung địa chỉ khi tìm đường hơn xưa. Nhưng theo tôi, phương án mới được đề xuất có thể cân nhắc có vài sự điều chỉnh cho phù hợp hơn. Chẳng hạn phường 17, 19 (quận Bình Thạnh) từ lâu đã gắn với tên Thị Nghè hay những cái tên như Hàng Xanh, Tân Cảng, Thanh Đa, Bà Chiểu… Đây là những địa danh nổi tiếng mà người dân trong và ngoài quận thường hay nhắc tới khi nói về quận Bình Thạnh. Những địa danh này không chỉ tạo nên những tiếng gọi quen thuộc, mà còn là bản sắc riêng của địa phương. Vì vậy, tôi rất mong muốn việc giữ lại những cái tên vốn mang dấu ấn riêng của quận. Phần khác mỗi lần nghe việc chia tách, sáp nhập, người dân cũng rất ngại làm lại giấy tờ vì điều này làm mất khá nhiều thời gian cho cả cán bộ cũng như người dân. Bởi vậy, tôi mong sau đợt sắp xếp này, mọi thứ sẽ hoạt động trơn tru, đi vào hiệu quả và có sự ổn định lâu dài. Việc sáp nhập cũng nhằm sắp xếp lại bộ máy, giảm cán bộ, vì thế tôi mong sẽ có kế hoạch cụ thể, chi tiết để bộ máy giữ lại những cán bộ có năng lực, có đức, có tài và tận tâm với dân, đó mới là điều tiên quyết nhất khi sắp xếp bộ máy hành chính hai cấp. LÊ THOA - BẢO PHƯƠNG TS PHẠM ĐÀO THỊNH, ĐH Sài Gòn: Xây dựng bộ tiêu chí về cán bộ phường, xã Thực hiện sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã, cần chọn những cán bộ có đủ tài năng, tâm huyết để xây dựng bộ máy chính quyền hiệu quả cao, trong sạch, vận hành trôi chảy. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ yếu kém năng lực, phẩm chất đạo đức kém, thiếu nhiệt huyết ra khỏi đội ngũ. Trong quá trình tinh gọn bộ máy cũng là điều kiện tốt nhất để sàng lọc, lựa chọn lấy những cán bộ có tiềm năng tốt, tiến bộ và loại bỏ những cán bộ sa sút đạo đức, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây cũng là lúc phải xây dựng bộ tiêu chí về cán bộ phường, xã đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Sau khi lựa chọn đội ngũ cán bộ phường, xã, TP.HCM cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ nhằm thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng chuyên môn. Đồng thời có chính sách bảo đảm đời sống cho đội ngũ cán bộ để họ an tâm công tác, phục vụ công cuộc cải cách hành chính. Ngay sau khi sáp nhập, TP.HCM cần khẩn trương tổ chức mô hình chính quyền phường, xã tương ứng với bộ máy cấp TP nhằm bảo đảm hoạt động điều hành thông suốt từ UBND TP đến UBND cấp phường, xã. Bên cạnh đó là phải bảo đảm cho cán bộ phường, xã tiếp cận cách làm việc trong hệ thống chính quyền mới thiết lập. Một bộ máy hoạt động tốt là điều kiện quan trọng để đội ngũ cán bộ phường, xã hoạt động có hiệu quả tốt. Do đó, cần triển khai hệ thống bộ máy sao cho đồng bộ để họ có môi trường hoạt động tốt. TS NGUYỄN THỊ HÀ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Cấp xã cần được phân cấp mạnh về giải quyết thủ tục hành chính Theo định hướng sắp xếp các ĐVHC, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp thì 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã (cấp cơ sở). Do đó, mở rộng phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực nhất là cho UBND cấp xã là điều phù hợp. Đây cũng là bước quan trọng trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở các địa phương. Đặc biệt, khi mô hình chính quyền hai cấp được triển khai, UBND cấp xã sẽ trở thành đầu mối quan trọng trong thực thi các chính sách và giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Việc mở rộng phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho UBND cấp xã sẽ làm gia tăng sự gần gũi giữa Khi sắp xếp lại phường, xã, TP.HCM phải có kế hoạch để máy giữ lại những cán bộ có năng lực, có đức, có tài và tận tâm với dân. Ảnh: THUẬN VĂN Ý kiến cấp cơ sở sau sáp nhập, TS Trí cho rằng chính quyền mới phải phản ứng nhanh với mọi việc, muốn vậy thì bộ máy phải theo chế độ thủ trưởng, giảm bớt họp hành. Cùng với đó, phải trao quyền tự quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương, không phải chờ tỉnh quyết nữa. Bởi cấp xã sắp tới sẽ xa “trung tâm đầu não”, nếu phải hỏi ý kiến và chờ trả lời sẽ rất khó khăn. “Cấp xã sẽ được phân cấp, phân quyền nhiều hơn nhưng điều quan trọng là cấp xã được tự quyết bao nhiêu quyền, hay trao quyền nhưng việc gì cũng phải hỏi cấp tỉnh?” - TS Trí bày tỏ. Theo bà, cấp tỉnh chỉ cần làm công tác kiểm tra, thanh tra, bảo đảm sự hợp lý, đúng đắn khi vận hành bộ máy. “Cấp tỉnh chỉ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối, đưa ra chính sách, đường hướng phát triển địa phương, không ôm vụ việc cụ thể” - bà Trí nói và nhấn mạnh cấp xã phải có bộ phận chuyên môn, chuyên sâu về từng lĩnh vực và phải được nâng tầm hơn. Đặc biệt trong giải quyết thủ tục hành chính phải giúp người dân giải quyết tại chỗ, không để người dân phải lên tỉnh và cấp tỉnh cũng không giải quyết những vụ việc cụ thể nữa. Theo TS Quyền, khi sắp xếp cấp xã thì điều đầu tiên là cần đảm bảo các dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục… và các thủ tục hành chính không bị gián đoạn trong quá trình chuyển đổi. Có kế hoạch chuyển giao, bàn giao công việc rõ ràng giữa các ĐVHC cũ và mới. Đồng thời, thông báo kịp thời và đầy đủ cho người dân về các thay đổi liên quan đến địa điểm, số điện thoại cùng quy trình làm việc của các cơ quan hành chính. Mặt khác, cũng cần thiết lập các kênh thông tin đa dạng để người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Sớm rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm thiểu giấy tờ và thời gian chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp. Ông Quyền cũng cho rằng phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm mang đến sự tiện lợi tối đa cho người dân, có cơ chế khuyến khích và khen thưởng đối với những cán bộ, công chức thực hiện tốt điều này. Bên cạnh đó là công khai các thông tin về hoạt động của chính quyền, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công, đẩy mạnh phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng để đáp ứng nhu cầu của người dân trong TP. Ngoài ra còn cần đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn nông thôn, nâng cao hiệu quả quản lý, nhất là ưu tiên các khu vực đặc biệt.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==