070-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 31-3-2025 NHẪN NAM Vừa qua, TAND TP Cần Thơ đã xét xử phúc thẩm vụ kiện chia tài sản chung, nợ chung khi ly hôn giữa bà T và bị đơn là ông Đ, do có kháng cáo của bà T và một người liên quan. Yêu cầu ly hôn, chia tài sản chung, nợ chung Hai bên đồng thuận ly hôn nhưng có tranh chấp về vấn đề tài sản. Đáng chú ý, trước khi kết hôn với bà T, ông Đ từng kết hôn và tạo lập tài sản chung là thửa đất với một người khác. Thửa đất này sau đó được sang tên từ ông Đ và vợ cũ cho bà T (vợ mới). Cụ thể, bà T trình bày năm 2015 bà và ông Đ xây dựng hôn nhân tự nguyện, có đăng ký kết hôn vào năm 2016. Quá trình chung sống thời gian đầu hạnh phúc nhưng sau đó phát sinh mâu thuẫn do bất đồng quan điểm sống nên đã ly thân. Cả hai chưa có con chung. Xét thấy không thể tiếp tục chung sống, bà yêu cầu được ly hôn ông Đ. Bà T yêu cầu công nhận cho bà thửa đất hơn 112 m2, theo giấy chứng nhận mang tên ông Đ và vợ cũ nhưng đã chỉnh lý sang tên cho bà vào tháng 12-2017; chấp nhận phản tố của người liên quan về việc bà và ông Đ cùng liên đới trả nợ… Ông Đ đồng ý với lời trình bày của bà T về quá trình hôn nhân, đến tháng 7-2019, cả hai đã ly thân, ông cũng đồng ý ly hôn. Về tài sản chung, ông Đ yêu cầu chia đôi các khoản tiền gồm 400 triệu đồng gửi tiết kiệm, 350 triệu đồng tiền mặt (nguyên đơn giữ); 290 triệu đồng tiền bán đất; liên đới trả khoản nợ ngân hàng. Ngoài ra, ông Đ yêu cầu vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng thửa đất nêu trên, hủy đính chính sang tên bà T, kiến nghị thu hồi sổ hồng để điều chỉnh sang tên ông và vợ cũ. Cũng chính thửa đất đó, một người liên quan cho biết bà T đã thế chấp để vay của mình hơn 450 triệu đồng nên đề nghị tòa buộc bà T và ông Đ liên đới trả nợ gốc và lãi… Vợ cũ ông Đ cũng có yêu cầu độc lập về việc vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên, hủy đính chính giấy chứng nhận sang tên bà T, kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận này để điều chỉnh sang tên ông Đ. Chữ ký trong hợp đồng chuyển nhượng không phải của vợ cũ Xử sơ thẩm, TAND quận Bình Thủy công nhận thuận tình ly hôn giữa bà T và ông Đ. Về tài sản chung, nợ chung, tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu; kiến nghị Sở TN&MT, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Thủy thu hồi giấy chứng nhận đã chỉnh lý biến động cho bà T để sang tên lại cho ông Đ và vợ cũ… Tòa không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc công nhận quyền sử dụng thửa đất nêu trên. Tòa chấp nhận phản tố của bị đơn, bà T có trách nhiệm giao lại cho ông Đ số tiền 375 triệu đồng; không chấp nhận phản tố về việc chia đôi số tiền 290 triệu đồng và khoản nợ ngân hàng… Chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của người liên quan, buộc bà T phải trả số nợ gốc và lãi hơn 600 triệu đồng, không chấp nhận việc ông Đ phải liên đới trả khoản nợ này. Tại phiên tòa phúc thẩm, tòa hỏi về quá trình chuyển nhượng thửa đất và số tiền giao dịch. Bà T cho rằng bà có đến văn phòng công chứng ký chuyển nhượng, số tiền chuyển nhượng bà đã giao cho ông Đ là 450 triệu đồng. Tuy nhiên, bà T không có chứng cứ về việc đã giao số tiền này cho ông Đ… Nhận định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tòa phúc thẩm cho rằng bà T nói đã nhận chuyển nhượng thửa đất hợp pháp từ ông Đ và vợ cũ sang cho bà nhưng việc này vợ cũ ông Đ không thừa nhận. Bên cạnh đó, theo kết luận giám định, chữ ký của vợ cũ ông Đ trong hợp đồng chuyển nhượng đất không phải của bà này. Ngoài ra, thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng là thời điểm ông Đ và bà T chung sống hạnh phúc nên việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Đ và vợ cũ sang cho bà T (khi này là vợ mới) là không có cơ sở. Về việc người liên quan yêu cầu bà T và ông Đ liên đới trả nợ số tiền hơn 450 triệu đồng, tòa phúc thẩm nhận định thời điểm bà T vay tiền của người liên quan là thời điểm hai vợ chồng đã không còn chung sống. Đồng thời, số tiền bà T vay mượn không chứng minh đã phục vụ đời sống chung gia đình với ông Đ. Vì vậy, ông Đ không phải liên đới trả nợ số tiền này. Từ đó, tòa tuyên bác kháng cáo của bà T và người liên quan, giữ nguyên các phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm, chỉ chỉnh sửa về phần án phí.• Ngoài chữ kỹ không đúng, theo tòa, thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng là thời điểm ông Đ và bà T chung sống hạnh phúc nên việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Đ và vợ cũ sang cho bà T (khi này là vợ mới) là không có cơ sở. phapluat@phapluattp.vn Tòa hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa chồng và vợ cũ sang vợ mới Vợ mới cho rằng đã ra công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng đất, đã giao tiền cho chồng 450 triệu đồng nhưng vợ cũ không thừa nhận… Luật và đời “Bảo kê” cát lậu và tiếng thở dài từ vùng sạt lở Vụ án Công ty Trung Hậu 68 khai thác cát lậu, có tới 10/44 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ quản lý tại UBND tỉnh, Sở TN&MT tỉnh An Giang như cựu chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cựu phó chủ tịch tỉnh Trần Anh Thư, cựu giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Việt Trí... Các bị cáo bị cáo buộc với các tội danh nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tại tòa, đại diện VKS nhận định “các bị cáo là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại UBND tỉnh, Sở TN&MT tỉnh An Giang nhưng vì động cơ vụ lợi đã tạo điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68 của Lê Quang Bình khai thác cát và bán trái phép 3,7 triệu m3, gây thiệt hại cho Nhà nước 293 tỉ đồng”. Chỉ nhìn số cát bị khai thác và bán trái phép thôi cũng đủ thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án. Nhưng hậu quả của câu chuyện này đâu chỉ là hành vi phạm tội cụ thể, đâu chỉ là số tiền thiệt hại hàng trăm tỉ đồng kia. Năm 2024, qua đo đạc, quan trắc, Sở TN&MT tỉnh An Giang cảnh báo toàn tỉnh An Giang có 56 đoạn sông có nguy cơ sạt lở từ mức độ bình thường đến đặc biệt nguy hiểm. Chỉ riêng 3-4 năm trở lại đây, địa bàn An Giang đã xảy ra trên 100 vụ sạt lở lớn nhỏ; thiệt hại tiền tỉ, đường sá, nhà cửa trôi sông; không ít gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất… Và trong không ít các vụ sạt lở, người dân thẳng thừng chỉ ra một trong những thủ phạm chính là khai thác cát quá mức, không đúng quy định, kỹ thuật. Nhìn nhận một cách khách quan thì nguyên nhân sạt lở gồm các yếu tố tự nhiên và cả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng trong đó có tác nhân từ khai thác cát quá nhiều, quá độ sâu... khiến lượng cát không bù đắp kịp khiến con nước đói và hút đi những thứ khác trong cơn đói. Với tư cách là những người đứng đầu tỉnh, đứng đầu ngành, ông Bình, ông Thư, ông Trí không thể nào không biết điều này. Rõ ràng không ai nắm nhiều thông tin, số liệu cụ thể, hiểu rõ về mối quan hệ giữa sạt lở với chuyện khai thác cát (cả có phép lẫn khai thác cát lậu) như các cựu quan chức này. Bởi chính họ là những người được nghe rất nhiều tư vấn, đánh giá và tham mưu từ các chuyên gia về nguyên nhân, giải pháp phòng, chống sạt lở. Chuyên môn bài bản như cựu phó chủ tịch Trần Anh Thư với bề dày trong ngành nông nghiệp và cựu giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Việt Trí hay ông Bình, Trưởng Ban chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang thì có lẽ đây là chuyện thuộc làu làu. Họ từng ký những chỉ thị, công văn khẩn để chỉ đạo khắc phục hậu quả sạt lở, ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên địa bàn, chỉ đạo xử lý nghiêm khai thác cát lậu… Trong những cuộc họp, những buổi làm việc về thiên tai, về vấn nạn sạt lở (trong quá khứ) các vị thể hiện sự đau đáu, trăn trở vì tình hình của địa phương, khẩn thiết mong muốn xin chủ trương, xin kinh phí… để lo dân, an dân. Nhưng đáng buồn thay, ở “vai diễn khác”, cũng chính các cựu quan chức này là tác nhân gián tiếp để gây ra những hậu quả ấy. Không biết khi nhận tiền trăm triệu, tiền tỉ, các cựu quan chức có nghĩ đến thân phận người dân chạy sạt lở phải ngủ gần chuồng heo, ngủ tạm hè nhà hàng xóm, sống vạ vật ở trường học, chùa chiền vì nhà đã trôi sông, tài sản mất sạch hay không. Giờ đây, khi theo dõi vụ án, chắc hẳn nhiều người dân cũng phải xót xa khi nhớ về những cái ôm, những cái bắt tay thật chặt, những lời sẻ chia ấm áp của ông Bình, ông Thư khi được thăm hỏi cảnh chạy sạt lở trước đây... Ngày 2-4, 44 bị cáo gồm các cựu quan chức An Giang sẽ phải nhận bản án thích đáng vì đã có hành vi tiếp tay cho việc khai thác cát lậu. Án phạt rồi cũng hết thời hạn chấp hành và các vị lại được về với gia đình, xã hội nhưng như cựu phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nói “còn tòa án lương tâm và nỗi nhục nhã của gia đình muôn đời không thể rửa được”. GI A TUỆ (Tiếp theo trang 1)

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==