8 Đô thị - Thứ Hai 31-3-2025 Các loại khí Nox và CO từ xe máy trầm trọng hơn so với ô tô” - ông Dũng cho hay. Ông Dũng phân tích thêm hiện 90% xe máy không có bộ lọc khí thải còn ô tô thì bắt buộc phải có. Theo tiêu chuẩn Euro 4 trở đi, ô tô có cả bầu lọc Catalytic dùng xúc tác để trung hòa tạo thành những chất không đặc để thải ra môi trường. Do đó, xét về mặt ô nhiễm môi trường thì xe máy gây hại gấp nhiều lần so với ô tô. “Trong những năm qua, Việt Nam không hạn chế xe máy, để xe máy phát triển rất nhiều, đơn giản là xe máy phù hợp với đô thị của Việt Nam, tiện lợi cho người sử dụng. Từ đó tạo nên hệ quả là môi trường của các TP lớn rất ô nhiễm. Vừa rồi theo thống kê, Hà Nội xếp thứ năm trên toàn thế giới về mức độ ô nhiễm, TP.HCM có đỡ hơn nhưng vẫn nằm trong top 20” - ông Dũng dẫn chứng. Theo ông Dũng, nếu hạn chế xe máy thì số lượng người bị ung thư cũng sẽ giảm đi vì ung thư xuất phát từ ăn uống và không khí ô nhiễm cũng là tác nhân. Do đó, giảm chi phí về THY NHUNG Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng quy chuẩn Việt Nam về khí thải xe máy ngay trong tháng 4-2025. Trước mắt, quy chuẩn này sẽ được áp dụng sớm tại một số tuyến phố trọng điểm của Hà Nội và TP.HCM. Ô nhiễm từ xe máy cao hơn so với ô tô Theo các chuyên gia, việc kiểm định khí thải xe máy thời gian đầu có thể sẽ gặp phản ứng nhưng đây là điều cấp thiết để đảm bảo môi trường. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết ô nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông tại các TP lớn chủ yếu xuất phát từ xe máy. Vì nhiều nguyên lý khác nhau mà xe máy gây ô nhiễm cao hơn so với ô tô. “Người dân có thể cảm nhận rõ nhất khi đứng ở ngã tư dừng đèn đỏ và có nhiều xe máy thì sẽ dễ có cảm giác cay mắt bởi lượng hơi xăng chưa đốt hết trong vùng đốt của xe máy thải ra rất nhiều. lai bền vững” - ông Châu cho hay. Từ đó, ông Châu đề xuất cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, sản xuất và kinh doanh xe điện như giảm thuế, miễn thuế đối với xe điện, hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Bên cạnh đó là chính sách đối với người sử dụng như giảm, miễn lệ phí trước bạ, phí đăng ký xe, ưu đãi lãi suất khi mua xe điện. “Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng trạm sạc, khuyến khích xã hội hóa trạm sạc hay thí điểm khu vực xanh, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng qua xe điện” - ông Châu góp ý. Ngoài ra, vị tổng giám đốc cũng kiến nghị để đảm bảo an toàn và phát triển bền vững, cần kiểm soát chặt về chất lượng xe điện. Xử lý nghiêm các xe không rõ nguồn gốc, xe kém chất lượng, hàng gian, hàng lậu... để bảo vệ an toàn cho người sử dụng và cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng quy định.• dịch vụ y tế cũng sẽ ngang bằng với chi phí về xăng dầu. Giải pháp để người dân an tâm “Hiện nay nếu chúng ta chưa chuyển được xe máy sang xe điện toàn bộ thì kiểm định khí thải xe máy là điều tất yếu. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích chuyển đổi sang sử dụng xe máy điện” - ông Dũng đưa ra giải pháp. Ông Dũng cũng cho rằng việc kiểm soát khí thải xe máy thời gian đầu có thể sẽ gặp sự phản ứng vì lợi ích của việc kiểm soát khí thải còn chưa được hiểu sâu rộng. Do đó, việc tổ chức các trạm kiểm soát khí thải phải tốt và phù hợp để không xảy ra tình trạng quá tải vào ngày cuối tuần, chen chúc sẽ ra gây ra phản cảm. Vấn đề thứ hai là thiết bị kiểm định khí thải xe máy, máy móc như thế nào, thiết bị đo kiểm ra sao thì phải có chuẩn hóa để tạo sự an tâm cho người dân. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Minh Châu, Tổng Giám đốc Yadea Hóc Môn, kiến nghị cơ quan nhà nước xem xét sớm ban hành quy chuẩn kiểm định khí thải xe máy để cải thiện chất lượng không khí và giảm ô nhiễm môi trường tại TP.HCM cũng như các TP lớn khác. Đồng thời, tăng cường thêm công tác tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc sử dụng xe điện để giảm ô nhiễm môi trường và phát thải gây hiệu ứng nhà kính. “Sử dụng xe điện không chỉ có lợi cho môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy nền kinh tế xanh. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm ngày càng tăng, việc chuyển sang sử dụng xe điện là một bước đi quan trọng hướng tới một tương Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Công an, UBND các tỉnh, TP trên cả nước tổng rà soát giải quyết những bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông; cấp phép, bố trí các điểm dừng, đỗ, trông giữ xe gây xung đột giao thông. Về đèn tín hiệu giao thông, dựa trên kết quả báo cáo của 50 tỉnh, TP và Cục Đường bộ, Bộ Xây dựng cho biết hiện mạng lưới đường bộ có 5.209 cụm nút giao có bố trí đèn tín hiệu giao thông do địa phương và Trung ương quản lý. Trong quá trình rà soát, cơ quan chức năng phát hiện 586 cụm đèn có bất cập. Nguyên nhân do thời gian khai thác các đèn này quá lâu (trên năm năm) và chịu tác động của nắng, mưa, gió, bão và các yếu tố thời tiết dẫn đến tín hiệu xanh, đỏ hoạt động chập chờn, không ổn định. Thêm vào đó, đèn tín hiệu và đèn đếm ngược bị hư hỏng do quá trình khai thác, tai nạn giao thông; bóng đèn bị cháy; vị trí đặt cột đèn tín hiệu không hợp lý, bị che khuất… Hiện cơ quan chức năng đã xử lý xong bất cập của 139 cụm đèn tín hiệu giao thông, còn 447 cụm đang tiếp tục khắc phục. Đối với hệ thống biển báo, cơ quan chức năng phát hiện có đến 6.962 biển báo hiệu có bất cập. Cụ thể ở đây là vị trí các biển báo không hợp lý; biển báo đã sử dụng nhiều năm, bề mặt biển báo và các ký hiệu, hình vẽ trên biển báo bị mờ, độ phản quang giảm. Bên cạnh đó, biển báo bị cây, chướng ngại vật che khuất. Thậm chí một số vị trí đặt biển báo phụ có nhiều thông tin, gây khó khăn cho người tham gia giao thông khi đọc các thông tin trên biển báo phụ. Hiện cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý 24.386 biển báo đường bộ bất cập, số còn lại đang tiếp tục xử lý. Về điểm trông giữ xe, Bộ Xây dựng mới nhận được báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, địa phương này phát hiện 25 điểm trông giữ xe nhưng chưa được cấp phép. Để tiếp tục xử lý các bất cập nêu trên, Bộ Xây dựng vừa có báo cáo Văn phòng Chính phủ, nêu rõ các bước khắc phục. Cụ thể, đối với đèn tín hiệu giao thông ngoài việc khôi phục hư hỏng, các đơn vị liên quan phải tổ chức bàn giao nhiệm vụ vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho lực lượng CSGT. Đối với các bất cập về biển báo hiệu đường bộ, các đơn vị căn cứ lộ trình triển khai quy chuẩn Việt Nam (QCVN41:2024/BGTVT) về báo hiệu đường bộ để thực hiện việc thay thế. Ngoài ra, cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm sử dụng nguồn lực theo quy định để khắc phục; chú trọng các công việc lau, rửa bề mặt biển báo, dán lại mặt phản quang, sửa chữa các biển báo hư hỏng. Triển khai kịp thời kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ năm 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Xây dựng cho biết số lượng biển báo và đèn tín hiệu giao thông trên toàn bộ mạng lưới đường bộ rất lớn. Song song đó, thời điểm triển khai tổng rà soát, các cơ quan, đơn vị đang tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy nên đến nay còn một số địa phương, đơn vị chưa gửi báo cáo. VIẾT LONG Người tham gia giao thông hoa mắt với rừng biển báo và đèn tín hiệu giao thông. Ảnh: ĐT PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho rằng việc kiểm soát khí thải xe máy là điều cấp thiết cần phải thực hiện. Ảnh: TN Nếu hạn chế xe máy thì số lượng người bị ung thư cũng sẽ giảm đi vì ung thư xuất phát từ ăn uống và không khí ô nhiễm cũng là tác nhân. Lợi ích từ việc kiểm định khí thải xe máy Theo các chuyên gia, việc kiểm định khí thải xe máy là điều cấp thiết để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều đèn tín hiệu giao thông hỏng do “chịu tác động của thời tiết”
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==