070-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn quận Gò Vấp) cho biết: “Cảng nằm ở trung tâm TP, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn so với ngoại thành, thời gian di chuyển ít hơn và không phát sinh chi phí. Hơn nữa, du khách có thể vừa thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông Sài Gòn, vừa trải nghiệm tuyến du lịch đường biển vô cùng thú vị”. Trên các hội nhóm, nhiều người bày tỏ thích thú với lộ trình đi Côn Đảo rất gần, thú vị, chi phí khá rẻ so với đường hàng không nên rủ nhau đi Côn Đảo vào dịp lễ 30-4 này. Đại diện Công ty Thành Thành Phát, chủ đầu tư tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo, cho biết: Ngày đầu vận hành chuyến đầu tiên tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo nên luồng tuyến chưa nắm rõ, khi cập cảng Bến Đầm mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Khi tàu cao tốc chạy trên sông Soài Rạp bị hạn chế tốc độ nên di chuyển chậm. Tuy nhiên, khi đi tàu cao tốc, người dân có thể vãn cảnh sông nước Sài Gòn, đây thực sự là trải nghiệm thú vị cho du khách. Lộ trình kéo dài, trải nghiệm thú vị Công ty Thành Thành Phát cho biết chuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo đầu tiên được vận hành, lộ trình tuyến còn chưa quen nên tốn nhiều thời gian hơn dự kiến với hơn 6 giờ. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được khắc phục trong những chuyến đi tới. Hai bến cảng phía TP.HCM và Côn Đảo đều được phục vụ bằng xe điện, người dân đi lại thuận tiện. Từ trung tâm di chuyển về các bến cảng nhanh chóng, nơi đây bố trí bãi đậu xe, sau đó tiếp tục di chuyển bằng xe điện vào tới khu vực cầu tàu. Theo kế hoạch, vào ngày 30-3, công ty tiếp tục có một chuyến tàu cao tốc từ Côn Đảo trở lại TP.HCM, hiện 100% vé trên tàu đã được bán ĐÀO TRANG Tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo sau khi được công bố tuyến vận tải đường thủy kết nối TP.HCM với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chính thức vận hành vào ngày 29-3. Toàn bộ ghế trên tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo đã được đặt kín chỗ. Bến tàu ở trung tâm, người dân đi lại thuận lợi Bến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo do Công ty TNHH Vận tải hành khách Thành Thành Phát xuất phát tại quận 4 - cảng Sài Gòn (đường Nguyễn Tất Thành). Từ các địa phương về khu vực quận 4 vô cùng thuận lợi, thời gian di chuyển ngắn. Đến khu vực bến cảng, hành khách có thể gửi xe máy, ô tô ở bên ngoài. Sau đó được xe điện tổ chức đưa đón vào khu vực bến cảng. Anh Nguyễn Văn Thuận (ngụ Những vị khách đầu tiên của tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo, xuất phát từ quận 4 đã cập bến. Ảnh: CTV hết. Dự kiến 11 giờ 30 tàu cao tốc sẽ xuất bến từ Côn Đảo, với gần 6 giờ di chuyển sẽ cập cảng Sài Gòn (quận 4). Hiện toàn bộ vé tàu cao tốc vào cuối tuần sau đã được công ty bán hết. Các ngày trong tuần, vé tàu cao tốc có tỉ lệ đặt chỗ 40%, có ngày lên đến 60%. “Chúng tôi kỳ vọng chia sẻ áp lực giao thông đường bộ, đồng thời lắng nghe ý kiến góp ý, trải nghiệm từ khách hàng để tiếp tục cung ứng dịch vụ hấp dẫn cho người dân địa phương và du khách quốc tế trong thời gian tới” - phía chủ đầu tư chia sẻ. Ông Trần Song Hải, nhà đầu tư góp vốn tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo, thông tin thêm tuyến tàu cao tốc vận hành đầu tiên TP.HCM - Côn Đảo có tổng thời gian khởi hành bao gồm thời gian chạy chậm và chờ đợi là 6 giờ 45 phút. Dịch vụ tàu cao tốc nhận được nhiều lời khen của hành khách, đặc biệt là dịch vụ được đi xe điện miễn phí ra tận tàu, không phải trả các phí ra vào cảng. Nhiều hành khách cũng thích thú khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai bên bờ sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, huyện Cần Giờ và cảnh quan xung quanh... Điều đáng nói là không có trường hợp nào say sóng và không có trường hợp nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.• Dịch vụ tàu cao tốc nhận được nhiều lời khen của hành khách, đặc biệt là dịch vụ được đi xe điện miễn phí ra tận tàu, không phải trả các phí ra vào cảng. Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, khởi công từ tháng 6-2023, tổng mức đầu tư 21.935 tỉ đồng. Dự án được chia thành ba dự án thành phần, trong đó UBND tỉnh Khánh Hòa làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 1 (dài 31,5 km), Bộ Xây dựng làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 2 (dài 37,9 km) và UBND tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 3 (dài 48,1 km). Sau 19 tháng thi công, tuyến cao tốc này đang dần hình thành. Trên công trường, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài thi công từng kilomet để đáp ứng tiến độ đưa dự án vào khai thác năm 2027. Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa, đến nay đã có một số đoạn nhà thầu tiến hành thảm nhựa. Tuy nhiên, tại 20 km đầu tuyến vẫn còn nhiều vướng mắc, chủ yếu là các hộ dân chưa di dời, bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu. Theo ông Đặng Hữu Tài, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa, đến nay đã bàn giao mặt bằng triển khai thi công thực tế ngoài hiện trường được 29,19/31,5 km (đạt 92,67%). Theo ông Tài, hiện dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang còn vướng mặt bằng 15 điểm nghẽn, trong đó 12 điểm qua khu vực có nhà ở trên đất phải bố trí tái định cư và ba điểm qua khu vực không bố trí tái định cư. Những điểm nghẽn này nằm ở đoạn từ Km0-Km20 kết nối Quốc lộ 1 đến Quốc lộ 26. Đoạn này có 20 km nằm trong 3.000 km đường bộ cao tốc hoàn thành vào cuối năm 2025 mà Thủ tướng Chính phủ đề ra. Đây cũng là đoạn có nhiều điểm nghẽn nhất trên cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột với 14 điểm. “Hiện 71 trường hợp đã nhận tiền và đang triển khai tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng trước ngày 31-3-2025, 10 trường hợp không đồng ý nhận kinh phí bồi thường để bàn giao mặt bằng” - ông Tài cho biết. “Đối với các hộ chưa nhận tiền bồi thường, ban đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thị xã Ninh Hòa đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp với UBND các xã, phường tiếp tục vận động các hộ dân chưa nhận kinh phí bồi thường sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu trước ngày 30-3-2025” - ông Tài kiến nghị. Ngoài 15 điểm nghẽn nêu trên, hiện các đoạn còn lại của cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vẫn đang đảm bảo tiến độ, khối lượng thi công theo kế hoạch. Ông Vũ Thanh Tình, quản lý công trường Công ty CP Xây lắp và cơ khí Phương Nam (nhà thầu thi công), cho biết đến nay công ty đã huy động 100 đầu máy, hơn 100 kỹ sư, công nhân được chia làm năm mũi thi công. “Mùa mưa sắp đến, chúng tôi đã sản xuất được vật liệu dạng hạt có thể dùng để rải lót đường, chống lầy để xe ben vẫn đi lại bình thường. Dự kiến tháng 5 sẽ thông xe trên tuyến chính” - ông Tình cho biết. XUÂN HOÁT Ngày đầu vận hành tàu cao tốc TP.HCM-Côn Đảo: Du khách hào hứng Chuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) nhận được lời khen, sự yêu thích của người dân và du khách. Tháo gỡ các điểm nghẽn trên cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột Tàu cao tốc Thăng Long trở lại “đường đua” Tàu cao tốc Thăng Long với 1.017 chỗ do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc vận hành cũng chính thức trở lại “đường đua”. Doanh nghiệp đang làm thủ tục xin cấp phép để chạy lại, nếu thuận lợi, đơn vị dự kiến sẽ đưa tàu Thăng Long vận hành lại tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo từ giữa tháng 4-2025. Hiện nay, tàu cao tốc Thăng Long đang hoạt động trên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo với tần suất một chuyến/ngày từ Vũng Tàu đi Côn Đảo hoặc ngược lại. Nếu được cấp phép chạy lại tuyến TP.HCM - Côn Đảo, đơn vị này dự kiến sẽ vận hành xen kẽ giữa TP.HCM - Côn Đảo - Vũng Tàu. Trong đó, vào thứ Ba - Năm - Bảy hằng tuần, tàu cao tốc Thăng Long sẽ khởi hành từ Vũng Tàu đi Côn Đảo (thời gian di chuyển khoảng 3 giờ 30 phút). Sau đó, trong chiều cùng ngày sẽ quay đầu di chuyển từ Côn Đảo về TP.HCM. Còn vào thứ Tư - Sáu - Chủ nhật, tàu cao tốc Thăng Long sẽ khởi hành từ cảng Sài Gòn - Hiệp Phước vào khoảng 7 giờ đi Côn Đảo và khoảng 13 giờ cùng ngày sẽ quay đầu di chuyển từ Côn Đảo - Vũng Tàu. Thời gian di chuyển từ cảng Sài Gòn - Hiệp Phước đến Côn Đảo hoặc ngược lại dự kiến gần 5 giờ. Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 21.935 tỉ đồng. Ảnh: XH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==