11 QUANG HUY Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 125% với hàng Trung Quốc (TQ), đồng thời tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng trong 90 ngày cho hơn 75 quốc gia không trả đũa Mỹ. Căng thẳng thuế quan Mỹ - TQ trở lại, đặt nhiều nền kinh tế, trong đó Việt Nam (VN) đứng trước thách thức mới. Tuy nhiên, theo TS Huỳnh Phước Nghĩa (ảnh), Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý (ĐH Kinh tế TP.HCM), đây cũng là thời điểm để VN chủ động đàm phán, nâng cao nội lực và tăng cường hợp tác công - tư nhằm duy trì đà tăng trưởng và vững vàng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với TS Huỳnh Phước Nghĩa xung quanh vấn đề trên. Khó khăn tức thời cho chuỗi cung ứng . Phóng viên: Thưa ông, trong bối cảnh căng thẳng thuế quan Mỹ - TQ leo thang trở lại với tuyên bố áp thuế kỷ lục và động thái hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày, ông đánh giá tác động tức thời của những biến động này đến chuỗi cung ứng, hoạt động xuất khẩu và thương mại của VN như thế nào? + TS HuỳnhPhướcNghĩa: Dù thông tin chi tiết về các mặt hàng và mức thuế cụ thể vẫn chưa được công bố chính thức nhưng động thái này chắc chắn tạo ra những căng thẳng mới. Với nhiều nhóm ngành hàng TQ có thể nằm trong danh sách bị áp thuế mới, chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có VN, sẽ đối mặt với khó khăn rất lớn. Thực tế việc điều chỉnh chuỗi cung ứng là cực kỳ phức tạp, không thể làm trong ngày một ngày hai. Nó liên quan đến nhà cung cấp, khách hàng, đơn hàng, logistics... vốn đã được thiết lập. Trong bối cảnh hiện nay, gần như không có doanh nghiệp (DN) nào, dù Kinh tế - Thứ Sáu 11-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Khởi động đàm phán cấp kỹ thuật về thương mại đối ứng vào ngày 10-4 Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết ngày 9-4, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ với tư cách là đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, ông đã gặp đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cùng nhiều bên liên quan. Phó Thủ tướng cho hay VN là nước thứ hai sẽ đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng với Mỹ, sau Nhật Bản. “Đoàn công tác của VN đã rất tích cực làm việc, vận động Chính phủ Mỹ và thống nhất lịch đàm phán. Đàm phán cấp kỹ thuật sẽ khởi động vào ngày 10-4”- PhóThủ tướng chia sẻ. Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định VN mong muốn làm việc với các cơ quan liên quan của Mỹ để cụ thể hóa các nội dung trao đổi giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 4-4 vừa qua, qua đó tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, bền vững, vì lợi ích của DN và nhân dân hai nước. Phó Thủ tướng đề nghị mặc dù Mỹ đã quyết định hoãn áp thuế 90 ngày, hai nước cần sớm đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương nhằm tạo khuôn khổ lâu dài thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, cùng có lợi, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Tiêu điểm lớn hay nhỏ, có thể chủ động điều chỉnh ngay toàn bộ chuỗi cung ứng của mình để thích ứng. Thông thường các bên cần một khoảng “thời gian thở”, có thể từ một đến ba tháng, tương đương khoảng 90 ngày, để xử lý các thủ tục, giấy tờ, điều chỉnh kế hoạch liên quan đến thuế. Tuy nhiên, mục đích của các rào cản thương mại như thế này thường không phải để các bên có thời gian điều chỉnh từ từ, mà để tạo ra sự thay đổi đột ngột, thậm chí là phá vỡ cấu trúc hiện có. . Vậy theo ông, những khó khăn cụ thể mà DN và nền kinh tế VN có thể phải đối mặt trong ngắn hạn là gì trước biến động thuế quan Mỹ - TQ? + Khó khăn không chỉ dừng ở việc tìm nguồn cung thay thế hay xử lý thủ tục thuế. Toàn bộ chuỗi giá trị của nhiều ngành hàng quan trọng sẽ phải định hình lại. Chúng ta sẽ thấy những “phản ứng nóng” như thị trường chứng khoán biến động mạnh, các DN ngập ngừng trong việc ký kết đơn hàng mới, thậm chí hủy đơn hàng cũ. Về tăng trưởng kinh tế (GDP), là một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, sự gián đoạn thương mại giữa hai đối tác lớn nhất là Mỹ và TQ sẽ tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu của VN. Nếu các cuộc đàm phán không mang lại kết quả tích cực, mục tiêu tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, ví dụ như kế hoạch cho năm 2025 sẽ đối mặt với thách thức lớn. Đối với lạm phát và tiêu dùng, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa từ các nước có thể tăng lên do thuế hoặc do phải tìm nguồn cung thay thế đắt đỏ hơn. Điều này gây áp lực lên mặt bằng giá cả trong nước, đẩy lạm phát tăng và ảnh hưởng đến sức mua, tiêu dùng nội địa... Bài toán tự chủ và ứng phó ngắn hạn . Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến đề cập đến việc đa dạng hóa thị trường, tận dụng các hiệp định thương mại (FTA) hay nâng cao năng lực nội tại. Theo ông, đâu là giải pháp thực sự hữu hiệu lúc này? + Các giải pháp như đa dạng hóa thị trường, tận dụng FTA, nâng cao năng lực cạnh tranh, Doanh nghiệp cần từng bước điều chỉnh chiến lược, nâng cao năng lực để thích ứng với bối cảnh mới. Ảnh: QH Kề vai sát cánh để vượt qua căng thẳng về thuế Chuyên gia cho rằng Việt Nam cần song hành đàm phán và nâng cao nội lực, doanh nghiệp và Nhà nước phải kề vai sát cánh vượt khó. tự chủ nguyên phụ liệu... là những định hướng chiến lược đúng đắn và chúng ta đã nói đến rất nhiều năm qua. Tuy nhiên, đó là câu chuyện dài hạn. Thực tế khi VN hội nhập sâu và phụ thuộc vào FDI, chúng ta chấp nhận trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này có lợi thế nhưng cũng đi kèm rủi ro bị động khi có biến động lớn như thế này. Muốn thực sự vững vàng, không có con đường nào khác ngoài việc phải tự chủ được những ngành công nghiệp nền tảng, làm chủ từ nguyên liệu, công nghệ đến sản phẩm cuối cùng. Khi chúng ta tự chủ được, chúng ta sẽ có vị thế khác trong các cuộc đàm phán thương mại và ít bị tổn thương hơn. Nếu chỉ gia công, lắp ráp, chúng ta sẽ mãi ở thế bị động. Tuy nhiên, đó là giải pháp căn cơ, dài hạn. Còn trước mắt, chúng ta cần hành động cấp bách. Điều quan trọng nhất bây giờ là sự phối hợp chặt chẽ, kề vai sát cánh giữa Chính phủ và DN. Chúng ta cần song hành hai nhiệm vụ. Thứ nhất là đàm phán khẩn trương của Chính phủ, với sự cung cấp thông tin và đồng hành từ các hiệp hội, DN, cần ráo riết đàm phán với phía Mỹ để tìm những giải pháp có lợi nhất. Cố gắng trì hoãn việc áp thuế hoặc đề nghị các điều khoản loại trừ cho những ngành hàng, những hợp đồng đang thực hiện. Phải chứng minh được VN không phải là nơi để “mượn đường” né thuế. Thứ hai là hỗ trợ DN thích ứng, cần có những chính sách hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Đồng thời dẫn dắt, định hướng để DN từng bước điều chỉnh chiến lược, tìm kiếm thị trường, nguồn cung mới, nâng cao năng lực để thích ứng với bối cảnh mới trong dài hạn. . Xin cảm ơn ông.• Muốn thực sự vững vàng, không có con đường nào khác ngoài việc phải tự chủ được những ngành công nghiệp nền tảng, làm chủ từ nguyên liệu, công nghệ đến sản phẩm cuối cùng. Bộ Ngoại giao: Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng là bước đi tích cực Tại cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 10-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã nói về động thái mới nhất liên quan đến thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Chúng tôi cho rằng quyết định của Mỹ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Mỹ, trong đó có VN là bước đi tích cực. Trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, VN sẽ cùng Mỹ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được các giải pháp thỏa đáng hướng đến thương mại công bằng, bền vững và đáp ứng lợi ích của người dân và DN hai nước” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định điều này thể hiện tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, cũng như tinh thần sau 30 năm hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời cho biết năm nay là 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao nên sẽ có nhiều hoạt động trao đổi đoàn các cấp giữa VN và Mỹ.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==