14 Bạn đọc - Thứ Sáu 11-4-2025 bandoc@phapluattp.vn Hộp thư Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có nhận được đơn, thư của các bạn đọc: Trần Quang Trung (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về vi phạm trong tố tụng; Mạch Phú Cường (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) phản ánh về việc bị chiếm đất; Võ Đức Toàn (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phản ánh về việc không đồng ý với thông báo chuyển đơn tố giác tội phạm; Nguyễn Văn Quắt (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) gửi đơn kêu oan cho con; Mai Thị Bông (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa; Lê Thị Mỹ Hằng (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại. Lê Đăng Việt (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) phản ánh bị thu hồi đất không được bồi thường; Phan Đức Hiếu (quận Tân Bình, TP.HCM) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tống Kim Phụng (quận Phú Nhuận, TP.HCM) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa trong vụ án tranh chấp chia tài sản chung, đòi nhà cho thuê và tranh chấp quyền sở hữu tài sản; Đoàn Văn Tám (huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Lắk) phản ánh về việc bị đánh gây thương tích; Trần Thị Cẩm Vân (quận 5, TP.HCM) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Huỳnh Thị Thảo (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) phản ánh về việc chưa được đưa vụ án ra xét xử; Đặng Thị Tuyết (quận 8, TP.HCM) phản ánh bị gây rối, hành hung, đánh đập; Nguyễn Thị Bích Loan (quận 1, TP.HCM) phản ánh về việc bị hù dọa, vu khống; Mai Thị Tuyết Nhung (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phản ánh về việc bị đuổi ra khỏi khu trọ; Phạm Hoàng Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư không thỏa đáng… đều sử dụng tên giả, không có ảnh đại diện rõ ràng, cho thấy mức độ ẩn danh và thiếu minh bạch của những người tham gia giao dịch. Tiếp tục, PV kết bạn Zalo với một tài khoản Facebook có tên “Mua sổ bảo hiểm”. Khi PV trình bày ý định muốn “thanh lý, cầm sổ BHXH để xoay tiền”, người này nhanh chóng phản hồi: “Sổ của bạn nếu thanh lý thì bên mình chưa nhận nhưng nếu cầm thì mình cầm được, hỗ trợ 10 triệu. Mình ở Thuận An, Bình Dương”. Không cần biết danh tính cụ thể, người này sẵn sàng giao dịch nếu có thể gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, PV để lại bình luận dưới nhiều bài viết với nội dung muốn rút BHXH một lần. Chỉ sau thời gian ngắn, nhiều người đã chủ động liên hệ, thậm chí đề xuất làm thủ tục thay, chỉ cần có CCCD gắn chip và sổ BHXH gốc. Khi được hỏi về hợp đồng hoặc bất kỳ cam kết pháp lý nào, những người này cho biết sẽ thực hiện việc ủy quyền nhận trợ cấp BHXH một lần. Nếu đồng ý, NLĐ sẽ phải ký giấy ủy quyền, giao kèm theo bản gốc sổ BHXH và giấy tờ tùy thân để hợp thức hóa quá trình rút tiền. Tiếp tục liên hệ vào nhóm Facebook có tên “Mua bán BHXH trước hạn - cầm BHXH” với gần 3.000 thành viên, PV ghi nhận hàng loạt tài khoản đăng tin rao mời chào các dịch vụ. Những lời mời gọi xuất hiện liên tục với nội dung như “Bên em hỗ trợ thanh lý BHXH trước thời hạn”, “Cầm sổ BHXH, nhận tiền nhanh”, “Bán BHXH có giấy ủy quyền 2 năm”… Không ít người còn khẳng định có thể xử lý cả các trường hợp phức tạp như sổ BHXH lỗi, chưa gộp, nghỉ ngang, trùng sổ BHXH hoặc đến hạn nhưng chưa nhận được tiền. Mua bán, cầm sổ BHXH là vi phạm pháp luật Trao đổi với PV, luật sư Trịnh Thị Hạnh, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo quy định hiện hành, sổ BHXH là tài sản pháp lý thể hiện quá trình tham gia BHXH của NLĐ, gắn với nhân thân và quyền lợi an sinh lâu dài. Không được phép mua bán, chuyển nhượng, cầm sổ BHXH dưới bất kỳ hình thức nào. Thực tế cho thấy hành vi mua bán, cầm, thanh lý... sổ BHXH hiện nay đa phần được thực hiện dưới hình thức “ủy quyền nhận trợ cấp BHXH”. Lợi dụng quy định pháp luật BHXH về hình thức này, các đối tượng xấu sẽ yêu cầu người bán/ thanh lý/cầm... lập giấy ủy quyền cho họ để sau đó họ làm thủ tục thanh toán với cơ quan BHXH và hưởng chênh lệch, đồng thời thực hiện các hành vi sai phạm nhằm trục lợi. Hành vi trên là hành vi vi phạm quy định của Luật BHXH hiện hành, đem đến rủi ro pháp lý cho cả người bán và người mua. “Việc mua bán, thanh lý sổ BHXH đã tạo ra thị trường “chợ đen” BHXH, phá vỡ trật tự pháp luật, tạo cơ hội cho nhóm đối tượng có thể lợi dụng để trục lợi, lừa đảo… gây thiệt hại về tài sản cho NLĐ, gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của cơ quan BHXH” - luật sư Hạnh nói. Theo luật sư Hạnh, hiện nay Điều 40 Nghị định 12/2022 (về xử phạt TRẦN MINH Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) như TikTok, Facebook, Zalo xuất hiện nhiều tài khoản cá nhân rao mua sổ BHXH hoặc nhận làm các thủ tục liên quan đến BHXH một cách công khai. Điều đáng lo ngại là các đối tượng còn sử dụng hình ảnh, logo của cơ quan BHXH để tạo vỏ bọc uy tín khiến người lao động (NLĐ) dễ sập bẫy. Không chỉ có nguy cơ mất tiền, NLĐ còn có thể bị mất quyền lợi lâu dài khi giao sổ BHXH cho các đối tượng này. Đây không phải chiêu trò mới nhưng thời gian gần đây tiếp tục hoạt động rầm rộ khiến cơ quan BHXH phải lên tiếng cảnh báo. Dễ dàng tiếp cận “cò” mua bán sổ BHXH Trên MXH, chỉ cần gõ cụm từ “mua, thanh lý sổ BHXH”, hàng loạt fanpage hiện ra với những cái tên đầy mời gọi như “Thanh lý sổ BHXH trước hạn và xử lý lỗi”, “Hỗ trợ cầm, thanh lý, xử lý BHXH”, “Thu mua sổ BHXH trước hạn”… Các nhóm này hoạt động công khai, quy tụ từ vài trăm đến hàng chục ngàn thành viên, trở thành một “chợ đen” nhộn nhịp ngay trên không gian mạng. Trong vai một NLĐ cần “thanh lý, cầm sổ BHXH để xoay xở việc gia đình”, chúng tôi thử đăng bài vào một nhóm Facebook có hơn 10.000 thành viên mang tên “Cầm, mua, thanh lý, xử lý BHXH”. Chỉ sau vài phút đăng bài, hàng loạt bình luận “mời chào” lập tức xuất hiện. Phần lớn các tài khoản Việc người lao động thuê, ủy quyền cho các cá nhân trên mạng xã hội không rõ lai lịch, tung tích làm các thủ tục liên quan đến hồ sơ BHXH cũng dễ dẫn đến nguy cơ bị lừa... Hàng loạt fanpage về thu mua, nhận cầm sổ BHXH trên mạng xã hội. Ảnh: PV Khi mạng xã hội thành nơi giao dịch bất hợp pháp sổ BHXH Hoạt động mua bán, cầm sổ BHXH tràn lan trên mạng xã hội, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người lao động. vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng) quy định phạt 1-2 triệu đồng khi có hành vi “kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” và bị buộc nộp lại số tiền đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm. Ở mức độ nặng hơn, Điều 214 BLHS có quy định về tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Người nào “dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp” hoặc lập “hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan BHXH” thì có thể bị phạt đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù đến 10 năm.• Hành vi mua bán sổ BHXH thường được ngụy trang dưới hình thức “ủy quyền nhận trợ cấp BHXH một lần”. Mặc dù không có giấy tờ thể hiện việc mua bán nhưng bản chất của giao dịch này là mua bán sổ BHXH. Đây là hành vi tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ cho NLĐ mà còn đối với cả người mua sổ BHXH. Đối với người bán sổ BHXH, thiệt hại là vô cùng lớn vì số tiền họ nhận được nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền do cơ quan BHXH chi trả theo quy định. Chưa kể nhiều trường hợp việc lộ, lọt thông tin cá nhân trong quá trình mua bán sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lợi dụng danh tính cho các hành vi trái pháp luật khác. Về phía người mua, rủi ro cũng không nhỏ khi toàn bộ quyền lợi BHXH theo quy định chỉ thuộc về cá nhân NLĐ. Việc sử dụng giấy ủy quyền không bảo đảm được tính pháp lý lâu dài, nhất là khi người bán thay đổi ý định làm thủ tục xin cấp lại sổ BHXH với lý do bị mất hoặc người bán sổ BHXH chết thì việc giải quyết quyền lợi về BHXH chỉ dành cho thân nhân NLĐ hoặc khi NLĐ có văn bản hủy việc ủy quyền. Việc NLĐ thuê, ủy quyền cho các cá nhân trên MXH không rõ lai lịch, tung tích làm các thủ tục liên quan đến hồ sơ BHXH (gộp sổ BHXH, cộng nối quá trình đóng BHXH, hủy sổ BHXH, điều chỉnh thông tin cá nhân, thu hồi tiền trợ cấp BHXH một lần hưởng sai quy định...) cũng dễ dẫn đến nguy cơ bị lừa vì sau khi chuyển tiền các cá nhân này sẽ hủy kết bạn hoặc không nghe máy. BHXH TP.HCM Người lao động đối diện với nguy cơ bị lừa đảo
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==