081-2025

SỐ 081 (7354) - Thứ Hai 14-4-2025 Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những vướng mắc về thể chế CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn 50 NĂM TP.HCM TẠ O CẢ M HỨ NG, TIÊN PHONG TIẾ N VÀ O KỶ NGUYÊN MỚ I “CÁINÔI”CỦ A NHỮ NG ĐỘ T PHÁ đượ c nhân rộ ng cả nướ c Với sự nỗ lực, phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, TP.HCM tiếp tục đóng vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong ảnh: Năm 1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định việc TP.HCM xây dựng hầm Thủ Thiêm. Ảnh: THUẬN VĂN - NGUYỄN CÔNG THÀNH Chủ tị ch Tậ p Cậ n Bình thăm Việ t Nam: Kỳ vọ ng mở ra kỷ nguyên hợ p tá c mớ i Chủ đầ u tư chạ y đua tiệ n í ch chung cư để kéokhách Malaysia bất ổn trước trận quyết định với tuyển Việt Nam TP.HCM: Đả m bả o xử lý sự cố đè n chiế u sá ng đô thị trong24giờ TP.HCM QUYẾ T TÂM VỀ ĐÍ CH CHIẾ N LƯỢ C ĐÀ O TẠ O NHÂN LỰ C CHUẨ N QUỐ C TẾ - BÀ I 1 “Quả ngọ t” về tiế ng Anh và nghiên cứ u khoa họ c trong so nay trang 2+3 trang 15 trang 13 trang 9 trang 16 trang 10 trang 5

2 Thời sự - Thứ Hai 14-4-2025 thoisu@phapluattp.vn lượng nền sản xuất, giảm thâm dụng lao động, đầu tư khoa học công nghệ, thành lập Khu công nghệ cao ở TP Thủ Đức, Công viên phần mềm Quang Trung. Tất cả điều này tạo ra không khí sôi động của quá trình đổi mới, giúp kinh tế Việt Nam bứt phá, trong đó đóng góp của TP.HCM rất lớn. . Bên cạnh những chính sách thí điểm đột phá về kinh tế, tài chính, ông cảm nhận như thế nào về các giá trị văn hóa, con người tại TP trong 50 năm qua? + TP.HCM chính là cái nôi về huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân thông qua mô hình vận động người dân hiến đất để làm đường. Mô hình mùa hè xanh - nơi sinh viên TP dành mùa hè để giúp người dân xóa nạn mù chữ ở LÊ THOA thực hiện Trong suốt hành trình 50 năm xây dựng, phát triển, TP.HCM luôn nỗ lực đột phá, đi đầu với việc thí điểm nhiều cách làm mới, tạo ra nhiều giá trị lớn được nhân rộng ra cả nước. PGS-TS Trần Hoàng Ngân (ảnh), đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV, trợ lý bí thư Thành ủy TP.HCM, khẳng định những thành tựu đột phá, đi đầu trong thời gian qua chính là nguồn cảm hứng để TP.HCM tiếp tục tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự giàu mạnh, thịnh vượng. Tinh thần “anh Hai Sài Gòn” . Phóng viên: Trong hành trình 50 năm hình thành, phát triển, TP.HCM luôn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt đất nước phát triển. Từ đâu mà TP.HCM gánh trên vai sứ mệnh này, thưa ông? + PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Tôi đã có hơn 50 năm sống, làm việc, hòa mình cùng nhịp thở của một TP năng động nhất nước. Trong thống, xuất phát từ những năm tháng khó khăn nhất của TP, nhất là giai đoạn 1975-1980 khi TP vừa khắc phục hậu quả của chiến tranh, vừa gặp thách thức của chiến tranh biên giới và cả những tồn tại, yếu kém của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, ảnh hưởng bởi 20 năm cấm vận của Mỹ (1975-1994). Lúc này, cơ chế kế hoạch hóa tập trung làm cản trở sự phát triển của TP, làm cho khoảng 3-4 triệu người dân TP gặp khó khăn về lương thực… và có nguy cơ bị đói. Các doanh nghiệp (DN) dệt may, bột giặt, nhu yếu phẩm… không có nguyên vật liệu để sản xuất, dẫn đến thất nghiệp, kinh tế gần như suy thoái. Lúc bấy giờ, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - đang giữ các chức vụ bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM đã đưa ra phương châm “tự cứu lấy mình”, chấp nhận có thể bị ảnh hưởng vị trí chính trị nhưng không để người dân thiếu ăn, khổ cực, thất nghiệp. Sau đó xuất hiện cơ chế khoán, làm nhiều thưởng nhiều… giúp các DN phát huy quyền tự chủ, tự quyết, tạo ra các mô hình sản xuất mới, để giá cả theo cung cầu. Từ đó, Đại hội VI của Đảng đã xóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, tại TP.HCM, kinh tế tư nhân, hộ sản xuất, công ty TNHH, công ty cổ phần, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại… bắt đầu thành lập rất nhanh. Ba ngân hàng thương mại đầu tiên của cả nước được thí điểm thành lập ở TP.HCM gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDbank) vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Để phát triển công nghệ cao, TP.HCM đã nhìn xa, trông rộng, nâng cao chất Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Nhà máy Dệt Thành Công khi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM. (Ảnh tư liệu) Ông PHẠM CHÁNH TRỰC, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM: 10.000 thanh niên ra quân xây dựng kinh tế mới Những ngày đầu sau giải phóng, thực tiễn vô vàn khó khăn đã buộc TP.HCM phải đứng dậy tiên phong làm những việc chưa ai làm. Còn nhớ sau năm 1975, tôi được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc đó là bí thư Thành ủy TP.HCM, trao lá cờ ra quân thanh niên xung phong (TNXP) xung kích trên mặt trận kinh tế. Lá cờ ghi dòng chữ “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. Lúc này, tôi cũng là bí thư Thành đoàn đầu tiên của TP mang tên Bác. Chỉ hai tháng sau ngày giải phóng, Thành đoàn tổ chức hai đại đội TNXP ra vùng ven Củ Chi, Bình Chánh để xây dựng kinh tế mới. Chúng tôi đã tổ chức rà phá bom mìn, khai hoang để trở lại sản xuất. Sau lần đầu thí điểm, Thành đoàn mở cuộc ra quân đến 10.000 TNXP sau đó vào năm 1976 “tay không” đi làm kinh tế. Mỗi người chỉ có hai bộ quần áo, cái võng, cuốc xẻng, dao rựa… nhưng được tổ chức quy mô rất lớn, lan tỏa đến miền Tây, Tây Nguyên. Mô hình này kéo dài nhiều năm sau đó và quy tụ được rất đông lực lượng tham gia. Chúng tôi vui mừng khi những em học sinh, sinh viên mới rời ghế nhà trường, những anh lính được rèn luyện lao động; những thanh niên nghiện ma túy được đưa đi cai nghiện, học văn hóa, rèn luyện sức khỏe, lao động và thay Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (lần 1) cho Lực lượng TNXP TP.HCM. (Ảnh tư liệu ) khoảng thời gian ấy, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí là vô cùng khốn khó, TP đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, tinh thần năng động, đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung để liên tục phát triển và giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ của cả nước. Không phải tự dưng mà các địa phương gọi TP.HCM là “anh Hai” của cả nước, bởi TP luôn vì cả nước, cùng cả nước, giống như tiền đạo xung phong, có trách nhiệm ghi bàn. Nhiều người hỏi vì sao trong những lúc khó khăn nhất, gần nhất là đại dịch COVID-19, TP.HCM vẫn giữ được phong độ là đơn vị đóng góp ngân sách nhiều nhất về Trung ương, ở mức 25%-27% tổng thu ngân sách cả nước; trong khi đó diện tích của TP rất nhỏ, dân số chỉ khoảng 9%-10% dân số cả nước. Tôi cho rằng đây là truyền Từ đây, nhiều người gọi các cách làm đột phá của lãnh đạo TP.HCM là “xé rào, bung ra”. “Xé rào, bung ra” nhiều cách làm đột phá . Xin ông điểm qua một số cách làm đột phá đã giúp TP.HCM tự cứu lấy mình? + Có thể nói TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Ở thời kỳ tiền đổi mới, lãnh đạo TP.HCM đã “vượt rào” đi đến ĐBSCL thu mua lúa gạo cao hơn giá bao cấp, chuyển về TP.HCM để lo an ninh lương thực cho gần 4 triệu người dân. Khi cách làm này được nhân rộng, người nông dân sản xuất nhiều hơn, Việt Nam từ đất nước thiếu lương thực trở thành nơi xuất khẩu lương thực tốp đầu thế giới. Hàng loạt DN nông, thủy sản được khuyến khích xuất khẩu, thu về ngoại tệ để nhập nguyên liệu cho các xí nghiệp đang ngừng trệ sản xuất, kinh doanh, giúp sản xuất phát triển. Có thể nói TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. “Cái nôi” của được nhân rộng Ý kiến TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Nhiều cách làm táo bạo, đột phá đã được Trung ương luật hóa cho cả nước. 50 năm TP.HCM tạo cảm hứng, tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - Bài 1 Mở ra không gian phát triển mới Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, TP.HCM đang rất tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình và tôi rất kỳ vọng TP.HCM sẽ bứt phá mạnh mẽ hơn nữa dù cần độ trễ. Trong năm năm trở lại đây, TP tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng và tìm cách cởi trói về thể chế thông qua Nghị quyết 98/2023, Nghị quyết 188/2025. Với hàng loạt dự án hạ tầng đã, đang và sắp triển khai, chúng ta có thể hình dung một đại công trường sắp hình thành tại TP.HCM, để rồi sau đó, cùng với việc sáp nhập tỉnh, sẽ tạo ra một vùng đô thị, không gian phát triển mới, chắp cánh cho TP.HCM tăng tốc mạnh mẽ.

3 Thời sự - Thứ Hai 14-4-2025 thoisu@phapluattp.vn các vùng nông thôn, ngoại thành tại TP đã được lan tỏa trên cả nước và phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, đa dạng hình thức hoạt động như hiện nay. Những phong trào người tốt, việc tốt, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo… cũng khởi phát từ TP.HCM rất nhiều, tạo nên một TP văn minh, hiện đại, bao dung nghĩa tình, tương thân tương ái như ngày hôm nay. Những khi các địa phương khác trên cả nước không may gặp thiên tai, địch họa thì nhân dân và chính quyền TP cũng tiên phong đóng góp lớn, trên tinh thần “TP vì cả nước, cả nước vì TP”. Đưa cách làm đột phá vào luật, nghị định . Nói đến “TP vì cả nước, cả nước vì TP”, xin ông chia sẻ thêm về sự lan tỏa giá trị của các cải cách đột phá ở TP đối với các tỉnh, thành khác? + Những đóng góp lớn của TP.HCM không chỉ về kinh tế, tài chính mà quan trọng không kém chính là thể chế. Tôi nhớ từ năm 1990, Quốc hội thông qua các Luật DN tư nhân; Luật Công ty; Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính… Những việc này xuất phát từ những thí điểm của TP.HCM. TP.HCM cũng là nơi cổ phần hóa DN nhà nước đầu tiên. Công ty CP Cơ điện lạnh REE tại TP.HCM chính là DN đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt. Từ đó, được luật hóa bằng những nghị định thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DN của cả nước, tạo ra thị trường mua bán cổ phiếu, hình thành nên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP năm 2000 (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hose). TP.HCM cũng hình thành trung tâm giao dịch ngoại tệ đầu tiên, góp phần là tạo ra thị trường ngoại hối năng động. Việc Trung ương chọn TP.HCM cùng với Đà Nẵng là trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam để phát triển cũng chính từ những nền móng vững chắc này. TP.HCM đã thí điểm chính sách “đổi đất lấy hạ tầng”, hình thành khu đô thị Phú Mỹ Hưng như hiện nay. Sau đó, trên cả nước cũng có nhiều khu đô thị tương tự. Hay việc hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp đầu tiên của cả nước như Tân Thuận, Linh Trung, sau này cũng được Trung ương luật hóa bằng những nghị định, hình thành nên các khu công nghiệp trên cả nước. Tương tự, các luật định liên quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng xuất phát từ TP.HCM… Chưa dừng lại ở đó, bước ra những khó khăn đầu trong quá trình đổi mới, TP.HCM vẫn không dừng lại việc tiếp tục thí điểm, đổi mới, sáng tạo. Sau khi TP.HCM đã có vị thế nhất định thì cũng là lúc TP phát triển đạt ngưỡng megacity (siêu đô thị), gây ra nhiều cái điểm nghẽn về hạ tầng, thể chế. Vì vậy, TP.HCM đã đề nghị đổi cuộc đời. Do vậy, cuộc ra quân của hàng chục ngàn TNXP TP.HCM lúc bấy giờ chính là bước chuyển mạnh mẽ của ý thức dân tộc bị chia rẽ hàng trăm năm do đất nước bị nô lệ, phân ly và chiến tranh sang hòa hợp dân tộc, đoàn kết toàn dân, thống nhất ý chí và hành động vì Tổ quốc Việt Nam thống nhất. PGS-TS NGUYỄN DANH TIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Chuyện “xé rào”, mua gạo về cứu đói Từ năm 1979 trở đi, nền kinh tế TP.HCM bộc lộ những hạn chế khi sản lượng công nghiệp quốc doanh sụt giảm nghiêm trọng, ngành công thương gặp nhiều khó khăn, các nông trường, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp làm ăn thua lỗ. Cùng với mùa màng thất bát, chế độ bao cấp về thực phẩm khiến 3,5 triệu dân rơi vào nạn đói. Hai nhiệm vụ đặt ra đối với lãnh đạo TP.HCM là phải lo cái ăn cho nhân dân và vực dậy nền sản xuất. Thời điểm đó, có ngày cả Thành ủy chỉ lo bàn về gạo. Trong cứu đói, câu chuyện vẫn thường được nhắc đến là Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt mời bà Nguyễn Thị Ráo (tức bà Ba Thi), Giám đốc Công ty Lương thực TP.HCM; ông Lữ Minh Châu, Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương và ông Năm Ấn, Giám đốc Sở Tài chính, bàn việc cứu đói cho dân. Từ cuộc gặp này, ông Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo các ban ngành cấp tiền để tổ thu mua lương thực của bà Ba Thi đi ĐBSCL mua gạo với giá thị trường. Trên thực tế, việc thu mua gạo gặp nhiều khó khăn bởi cơ chế ràng buộc, bị cho là thu mua phá giá - khi giá lúa được quy định khoảng 5 hào/kg, còn tổ thu mua giá 3 đồng/kg khiến các địa phương cho là phá hoại, gây mất đoàn kết. Tuy vất vả, khó khăn nhưng mệnh lệnh cao nhất là không được để dân đói khổ. Có thể nói “xé rào” trong mua bán lương thực không chỉ lo đời sống của dân mà còn phá thế cô lập với tệ “ngăn sông cấm chợ” thời điểm đó. Việc làm đúng đắn của TP.HCM đã được Trung ương ghi nhận, bà Ba Thi năm ấy cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.• PGS-TS PHAN XUÂN BIÊN Kinh tế TP.HCM trong nhiều thập niên qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô kinh tế mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển, vị trí, vai trò của TP.HCM đối với cả nước đã được khẳng định. Nếu trong 10 năm (1975-1985), GRDP chỉ tăng bình quân 2,7%/năm thì trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-2010), GRDP tăng bình quân 10,5%/năm, TP.HCM là một trong số ít đô thị của các nước tăng trưởng hai con số liên tục trong khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, TP.HCM đã khẳng định được vai trò, vị trí là trung tâm lớn về nhiều mặt và là một trong những động lực phát triển kinh tế của cả nước. Tại Nghị quyết 20/2002, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh “TP.HCM là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”. Sự đánh giá của Bộ Chính trị về TP.HCM rõ hơn, cao hơn so với 20 năm trước, chính là kết quả từ sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân TP với trách nhiệm “vì cả nước, cùng cả nước”, đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, vượt qua bao khó khăn, thách thức đạt được những kết quả trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Có thể nói thập niên đầu thế kỷ 21, TP.HCM đã có những bước tiến vững vàng. Thời kỳ 2001-2005, kinh tế TP.HCM tăng bình quân 11%/năm, sang giai đoạn 20062010 tăng 11,2%/năm, bằng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP.HCM được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới và sau đó được tặng danh hiệu cao quý TP anh hùng. Từ đó, TP.HCM liên tục phát triển, nếu năm 2005, tỉ trọng GRDP của TP so với cả nước chiếm 19,7% thì năm 2010 chiếm 21,3%. Tỉ trọng thu ngân sách của TP so với tổng thu ngân sách quốc gia năm 2005 là 26,5% và tăng lên 27,8% vào năm 2010. Rõ ràng, vai trò vị trí của TP mang tên Bác so với cả nước ngày càng được khẳng định, là địa phương đứng đầu trong tăng trưởng kinh tế của cả nước, xứng danh TP anh hùng. Với những nỗ lực, phát triển không ngừng trên tất cả lĩnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, trong Nghị quyết 16/2012, Bộ Chính trị đã tiếp tục khẳng định “TP.HCM là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”. Rõ ràng, sau thập niên đầu của thế kỷ 21, vị thế, vai trò của TP.HCM đã được nâng lên rõ rệt. Dù chỉ chiếm rất nhỏ về diện tích tự nhiên nhưng TP đã đóng góp lớn cho GDP, tổng thu ngân sách nhà nước, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, lượng khách du lịch quốc tế và kim ngạch xuất khẩu. LÊ THOA ghi Nhiều cách làm mới ở TP.HCM được nhân rộng Trong gần 40 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, TP.HCM luôn là địa phương đóng góp lớn cho cả nước trên cả phương diện GDP, thu ngân sách, năng suất lao động, cơ chế, chính sách mới, mô hình kinh doanh mới. Nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, công nghệ mới, cách làm mới thường được triển khai ở TP.HCM rồi được nhân rộng cả nước. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam TÔ LÂM Họ đã nói những đột phá cả nước Những đóng góp lớn của TP.HCM không chỉ về kinh tế, tài chính mà quan trọng không kém chính là thể chế. Những con số tăng trưởng vượt bậc nói lên tất cả Từ mùa xuân năm 1975, sau đó bước vào quá trình đổi mới từ năm 1986 cho đến nay, TP.HCM liên tục phát triển, gặp hái nhiều thành tựu vượt trội. Bộ Chính trị, Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù giúp khơi thông các nguồn lực, giúp TP.HCM tiếp tục tăng tốc về phía trước, giữ vững vai trò đầu tàu, tiên phong, được thể hiện lần lượt qua Nghị quyết 54/2017 và Nghị quyết 98/2023. Sau TP.HCM, nhiều địa phương khác cũng đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho mình. Mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) từ nghị quyết đã được nhân rộng cho cả nước, được luật hóa để Luật Đất đai (sửa đổi) hoàn thiện hơn. Như vậy, đặc sản lớn nhất của TP.HCM trong chặng đường 50 năm qua chính là sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, luôn tìm ra đường đi, cách làm mới để tự cứu lấy mình; bứt phá, vì cả nước, cùng cả nước. . Xin cám ơn ông.• Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại một công ty trong Khu công nghiệp Tân Thuận, quận 7, TP.HCM. Ảnh: HỮU LUẬN

4 thoisu@phapluattp.vn Chính phủ lập đoàn đàm phán về thuế đối ứng với Mỹ Thủ tướng vừ a ký quyết định thành lập đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Mỹ. Trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; phó trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân. Đoàn đà m phá n có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Tiến hành đàm phán với phía Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận thương mại đối ứng phù hợp, cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Báo cáo Thủ tướng về tiế n độ và kết quả đàm phán; đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp, chính sách cần thiết để thực hiện thỏa thuận sau khi được ký kết. Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của đoàn đà m phá n. Đoàn có tổ giúp việc là công chức cấp vụ của Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan. M.TRÚ C • Chá y nhà lú c rạ ng sá ng, 2 người tử vong. Rạ ng sá ng 13-4, căn nhà hai tầ ng tại ngách 14, ngõ 68 phố Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nộ i bố c chá y dữ dộ i. Có ba ngườ i trong nhà kịp thờ i thoá t ra ngoà i an toà n, hai ngườ i cò n lạ i tử vong. PHI HÙ NG • 1 phụ nữ bị cướp dây chuyền ở nghĩa trang. Ngày 13-4, Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố bị can Đoàn Văn Nhật, Phạm Văn Thức để điề u tra hà nh vi khống chế, cướp dây chuyền và bông tai vàng củ a chị BTN khi chị N đang dọn dẹp mộ cho chồng tại nghĩa trang Đường Rồng (huyệ n Ninh Giang) chiề u 1-4. NGỌ C SƠN • Kịp thời cứu bé gái nhảy xuống biển ở Hải Phòng. Ngày 13-4, Công an thị trấn Cát Hải (huyện Cát Hải, Hả i Phò ng) vừa kịp thờ i cứu sống bé gá i LNKP (15 tuổi, trú Hà Nộ i) nhảy xuống biển vào chiề u muộ n 12-4. Hiệ n sức khỏe cháu đã ổn định. NGỌ C SƠN Thông tin từ Văn phòng Quốc hội (QH), tuần nà y, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH khai mạc phiên họp thứ 44, cho ý kiến về hơn 40 nội dung quan trọng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 QH khóa XV khai mạc vào đầu tháng 5. Phiên họp dự kiến được tổ chức thành hai đợt, đợt 1 kéo dài 3,5 ngày từ 14 đến 17-4. Đáng chú ý, UBTVQH sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, xem xét, thông qua nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính (thay thế Nghị quyết 35/2023 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030). UBTVQH cũng cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, QH khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của QH tháng 3-2025… Đợt 2 dự kiến từ ngày 22 đến hết sáng 28-4. UBTVQH sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024 và tình hình triển khai những tháng đầu năm 2025… ĐỨ C MINH Sáng 13-4 (16-3 âm lịch), Ban khánh tiết đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa, những người đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong khuôn khổ Tuần lễ du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức trang nghiêm, thành kính với nhiều nghi thức truyền thống như lễ yết, lễ cung nghinh, lễ chánh tế, lễ thả thuyền... Đây không chỉ là một nghi lễ tưởng niệm mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của dân tộc. Nghi lễ tại đình làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn đã và đang khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa cha ông, bồi đắp tinh thần cố kết cộng đồng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Lý Sơn, Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung. Năm 2013, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần thu hút du khách và thúc đẩy phát triển du lịch tại huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. NGUYỄ N YÊN Ngày 13-4, ông Dương Quang Hiền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa (TP Huế), cho biết đơn vị đang triển khai dự án đường đi bộ dọc bờ sông Hương đoạn từ bến thuyền Tòa Khâm đến chân cầu Đập Đá. Theo đó, dự án có chiều dài 460 m, rộng 6 m, được thiết kế kết hợp lối đi bộ và đường xe đạp, với tổng mức đầu tư hơn 35 tỉ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành trong ba năm. Dự án bao gồm các hạng mục như hệ thống cấp thoát nước và điện chiếu sáng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc triển khai nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan sinh thái và điểm nhấn tham quan du lịch. Khi hoàn thiện, tuyến đường sẽ kết nối với đường đi bộ dọc sông Như Ý (thuộc dự án cải thiện môi trường nước TP Huế). NGUYỄ N DO Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hơn 40 nội dung quan trọng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Ảnh: PHẠM THẮNG Thủ tướng chỉ đạo khẩn sau 2 vụ cháy rừng ở Quảng Ninh Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, TP Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Theo nội dung công điện, đêm 12 đến sáng 13-4 đã xảy ra hai vụ cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên và thị trấn Bình Liêu làm khoảng 40 ha rừng bị thiệt hại, đến nay đám cháy cơ bản đã được dập tắt. Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi lời thăm hỏi, động viên, biểu dương các lực lượng quân đội, công an, kiểm lâm, dân quân và nhân dân trên địa bàn đã khẩn trương phối hợp xuyên đêm kịp thời chữa cháy, nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy; đồng thời chia sẻ khó khăn đối với các hộ dân bị thiệt hại do cháy rừng. Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả vụ cháy rừng; điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định về PCCC rừng; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và phục hồi diện tích rừng bị cháy. Người đứng đầu các tỉnh, TP được giao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PCCC rừng, khắc phục hậu quả cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ, với tinh thần chủ động, kịp thời, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra... MINH TRÚ C Sẽ bố trí hơn 700 chỗ ở cho cán bộ Phú Yên lên Đắk Lắk làm việc nếu sáp nhập tỉnh Ngày 13-4, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết UBND tỉnh đã có báo cáo Tỉnh ủy về phương án dự kiến bố trí nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, nếu sáp nhập tỉnh sẽ có khoảng 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở Phú Yên có nhu cầu nhà ở tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Qua rà soát, tỉnh Đắk Lắk có 35 cơ sở nhà ở và hai cơ sở nhà ở dự phòng, chỉ bố trí được cho 742 người, vẫn còn thiếu 258 chỗ ở cho cán bộ ở Phú Yên lên Đắk Lắk làm việc. Thời gian tới, UBND tỉnh dự kiến bố trí khoảng hơn 85 tỉ đồng để sửa chữa lại đối với 35 cơ sở nhà ở và hai cơ sở nhà ở dự phòng làm nơi ở cho 742 người, bằng nguồn ngân sách tỉnh và Trung ương (nếu có). Cạnh đó, rà soát để thực hiện bố trí kinh phí thuê phương tiện đưa đón cán bộ tỉnh Phú Yên đi làm ở Đắk Lắk nếu sáp nhập tỉnh. VŨ LONG Giới trẻ TP.HCM tìm về các bảo tàng lịch sử trước thềm 30-4 Những ngày giữa tháng 4, không khí tại các bảo tàng lịch sử ở TP.HCM trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-42025), nhiều bạn trẻ đã chủ động tìm đến các không gian lưu giữ lịch sử để tìm hiểu và trải nghiệm. Theo ghi nhận của Pháp Luật TP.HCM, tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (quận 3) tấp nập người ra vào. Trước cổng bảo tàng, hàng dài du khách, phần lớn là học sinh, sinh viên, xếp hàng chờ mua vé. Bên trong, những bức ảnh, hiện vật về chiến tranh Việt Nam thu hút nhiều bạn trẻ dừng lại lắng nghe thuyết minh và chăm chú đọc từng dòng chú thích. Không khí tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (quận 1) cũng sôi động không kém. Nhân viên bán vé cho biết những ngày gần đây, bảo tàng đón vài trăm cho tới cả ngàn lượt khách một ngày, đa phần là giới trẻ và các gia đình đưa con nhỏ tham quan. DI LINH - ĐÀO HÀ ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp tại phiên họp thứ 44 Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn Huế có thêm tuyến đường đi bộ Tin vắ n Thời sự - Thứ Hai 14-4-2025

5 thoisu@phapluattp.vn Ngà y 13-4, nhiều người dân trên địa bàn TP Thủ Đức, TP.HCM đã nhận được phiếu lấy ý kiến người dân về hai nội dung: Phương án sáp nhập cấp tỉnh và phương án sắp xếp cấp xã (phường). Tại phường Linh Xuân, TP Thủ Đức, hiện địa phương đang thực hiện lấy ý kiến phương án sáp nhập cấp tỉnh, trong đó sáp nhập toàn diện tích tự nhiên và dân số của TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà RịaVũng Tàu để thành lập TP.HCM (mới). Cùng với đó, tổ chức lấy ý kiến về phương án sắp xếp cấp xã, nhập nguyên trạng hai phường: Linh Trung, Linh Xuân và phần còn lại của phường Linh Tây thành đơn vị hành chính mới, có diện tích 12,29 km2, quy mô dân số là 153.725 người; lấy tên là phường Linh Xuân. Tương tự, hiện người dân phường Trường Thọ cũng đã nhận được phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập, đơn vị hành chính cấp tỉnh và việc nhập các phường Trường Thọ, Bình Thọ, Linh Chiểu, một phần phường Linh Đông, một phần phường Linh Tây và đặt tên đơn vị hành chính mới là phường Thủ Đức. Mới đây, UBND TP Thủ Đức gửi tờ trình về UBND TP.HCM và Sở Nội vụ, đề xuất phương án sắp xếp 34 phường hiện hữu thành 12 phường mới, trong đó có năm phường đặt tên mới và bảy phường giữ lại tên phường cũ. LÊ THOA - THANH TUYỀN CHÂN LUẬ N Ngày 13-4, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025. Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về bốn dự luật và hai dự thảo nghị quyết của Quốc hội (QH). Làm rõ quan hệ giữa các cơ quan điều tra Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, các đại biểu thảo luận sâu về quy định về hình phạt tử hình, thi hành án tử hình; mức phạt tiền các hành vi vi phạm pháp luật; các vấn đề liên quan tội phạm công nghệ cao, gian lận thương mại; xử lý hình sự hay không đối với hành vi vi phạm khi triển khai mô hình kinh doanh mới và mang tính thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ… Về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), các thành viên Chính phủ thảo luận về tổ chức bộ máy cơ quan điều tra hình sự, đặc biệt là các quy định liên quan đến các lực lượng có thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ giữa các cơ quan điều tra… Về dự thảo Nghị quyết xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Chính phủ thảo luận các chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vận hành theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam; mô hình tổ chức, quản lý, giải quyết tranh chấp tại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài… Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu thảo luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền; thủ tục xử lý vi phạm hành chính phù hợp tình hình… Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, các đại biểu tập trung thảo luận những quy định liên quan vấn đề nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn để đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước. Về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhất là việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội của tổ chức công đoàn, tỉ lệ diện tích nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại các dự án… Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tạ i phiên họp. Ảnh: VGP Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những vướng mắc về thể chế Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển. Phân cấp, phân quyền tối đa Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật, nghị quyết; các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự phiên họp. Thủ tướng giao các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình QH tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2025. Trong đó, về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị để rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Qua đó, vừa phát huy tối đa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của con người, vừa có công cụ, chế tài phù hợp, đủ sức răn đe các loại tội phạm; góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Về dự thảo Nghị quyết của QH về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển. Bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; thực hiện “không biết thì không quản”; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi. Cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính, với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng; đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ tiến độ để khi luật có hiệu lực được tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm hiệu quả.• Trướ c đó , phá t biể u khai mạ c, Thủ tướng nhấn mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược với mục tiêu thể chế phải thông thoáng; thể chế là nguồn lực, động lực phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển, đem lại lợi ích và giá trị cao. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận thể chế hiện là điểm nghẽn lớn nhất, là điểm nghẽn của điểm nghẽn nhưng cũng là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất, dễ chuyển từ trạng thái khó khăn, vướng mắc sang trạng thái có thể cạnh tranh, đưa thể chế trở thành lợi thế cạnh tranh. Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực, phạm vi quản lý, ưu tiên nguồn lực cho công tác này, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, trình các dự án luật, nghị quyết. “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức ba phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết” - Thủ tướng cho biết. Bên cạnh đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng được đổi mới, trong đó đặc biệt quan tâm nội dung giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát. “Chúng ta chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tránh tập trung quá nhiều công việc lên Trung ương mà phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, năng động, tích cực của địa phương, tránh trông chờ, ỷ lại” - ông nói và nhấn mạnh việc cương quyết xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ rõ trong công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh phải chú ý làm rõ những nội dung về phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng xem xét, chỉ đạo. Thủ tướng cho biết kỳ họp thứ 9, QH khóa XV dự kiến khai mạc trong tháng 5 sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật, nghị quyết rất lớn, Chính phủ dự kiến trình QH xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết quy phạm. Trình Quốc hội xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 Thủ tướ ng yêu cầ u phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi, cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết… Thời sự - Thứ Hai 14-4-2025 TP.HCM đang lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 14-4-2025 phổ biến tại các quốc gia theo hệ thống thông luật (Common Law) với phương thức tố tụng tranh luận. Đại diện tiêu biểu nhất là Mỹ, với tỉ lệ các vụ án hình sự được giải quyết bằng con đường thỏa thuận nhận tội lên đến hơn 90% tổng số vụ án. Tại các quốc gia theo hệ thống dân luật (Civil Law) với phương thức tố tụng thẩm vấn hoặc kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng thì chế định thỏa thuận nhận tội chiếm tỉ lệ ít hơn. Mặc dù vậy, trên bình diện chung, việc quy định và áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng quốc gia áp dụng, cũng như tỉ lệ giải quyết bằng cơ chế này trên tổng số vụ án hình sự được giải quyết. Tham khảo quy định của các quốc gia có áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản… cho thấy khái niệm về thỏa thuận nhận tội ở mỗi quốc gia không giống nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng “Thỏa thuận nhận tội là một bước trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Trong đó, bên buộc tội (công tố viên/kiểm sát viên) và bên gỡ tội (luật sư, người bị buộc tội) tự thỏa thuận với nhau về việc người bị buộc tội đồng ý nhận tội đối với hành vi mà mình đã thực hiện, nhằm có được một kết quả (chế tài hình sự) mà người bị buộc tội cho là có lợi cho mình nhất như được áp dụng hình phạt nhẹ hơn, được áp dụng mức án thấp hơn hoặc chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn so với việc vụ án sẽ được tòa án xét xử và tuyên án nếu không có thỏa thuận nhận tội”. Giải quyết nhiều vấn đề Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đều ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong hệ thống pháp luật hình sự. Không nằm ngoài xu hướng đó, ở nước ta, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 BLTTHS 2015. Đồng thời, tại Điều 85 BLTTHS 2015, nhà làm luật đã quy định rõ khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh sáu vấn đề, như: “(i) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; (ii) ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; (iii) những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự… Quy định về nguyên tắc suy đoán Luật sư TRƯƠNG NGỌC LIÊU (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) Nước ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy và điều này đã mở ra cơ hội lớn để đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp. Về vấn đề này, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, cho rằng để giảm áp lực điều tra, truy tố, xét xử cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm thì nên tiếp tục hoàn thiện cơ chế xét xử rút gọn và khuyến khích thỏa thuận nhận tội. Có thể thấy thỏa thuận nhận tội là một chế định có phần lạ lẫm với trình tự tố tụng hình sự của Việt Nam từ xưa đến nay và chế định này cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, trên tinh thần tinh gọn bộ máy, cải cách tư pháp một cách quyết liệt, mạnh mẽ nhằm đạt được những bước tiến mang tính đột phá thì đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu để áp dụng chế định này. Thỏa thuận nhận tội là gì? “Thỏa thuận nhận tội” (plea bargains) hay còn được biết đến với các tên gọi như “mặc cả thú tội”, “thương lượng nhận tội”… là một chế định pháp luật khá Một phiên xử tại TAND tỉnh Long An. Ảnh: HUỲNH DU vô tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự nêu trên cho thấy khối lượng công việc của cơ quan tiến hành tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) hiện nay là vô cùng lớn. Trong khi đó, thực tiễn xét xử đã chứng kiến rất nhiều các vụ án mà hồ sơ bị trả lại để điều tra, truy tố bổ sung rất nhiều lần. Nguyên nhân của việc này là do những vấn đề cần phải chứng minh tại Điều 85 BLTTHS chưa được làm rõ, trong khi đó bị cáo kiên quyết không thừa nhận hành vi phạm tội. Dù rất có thể đó là sự thật khách quan nhưng chưa được chuyển hóa thành sự thật pháp lý bởi thiếu chứng cứ chứng minh. Vấn đề là nếu sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung, vì nhiều lý do khác nhau mà không củng cố được thêm các nội dung cần làm rõ theo yêu cầu thì theo quy định, tòa án vẫn phải đưa ra phán quyết sau cùng. Trong trường hợp này, tòa án sẽ đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Một là, tuyên bị cáo phạm tội với những chứng cứ buộc tội chưa được chắc chắn, có thể dẫn đến oan sai, đi ngược nguyên tắc suy đoán vô tội; hai là, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội và tuyên bị cáo không phạm tội với nguy cơ bỏ lọt tội phạm và có lỗi với bị hại. Việc quy định và áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng quốc gia áp dụng. phapluat@phapluattp.vn Chế định thỏa thuận nhận mang lại nhiều lợi ích Trong bối cảnh tinh gọn bộ máy và cải cách tư pháp thì việc nghiên cứu để áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội tại Việt Nam là điều cần thiết. Để phát huy những ưu điểm nhưng cũng đồng thời hạn chế, xóa bỏ những hạn chế của chế định thỏa thuận nhận tội trong bối cảnh nền tư pháp Việt Nam thì một số vấn đề có thể quy định theo hướng sau: Thứ nhất, cần có sự phân loại đối với các loại tội phạm hoặc nhóm tội phạm có thể được xem xét áp dụng hoặc loại trừ áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội. Tiêu chí phân loại có thể dựa vào tiêu chí phân loại tội phạm của BLHS 2015 (tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) hoặc phân loại dựa vào khách thể của tội phạm tác động (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; sở hữu; trật tự quản lý nhà nước…). Thứ hai, điều kiện công nhận thỏa thuận nhận tội có thể tham khảo dựa trên điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo BLDS hiện hành gồm: (i) Các bên tham gia có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp - tức có tư cách tham gia thỏa thuận hợp pháp; (ii) các bên tham gia hoàn toàn tự nguyện; (iii) mục đích và nội dung của thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; (iv) hình thức của thỏa thuận đảm bảo tuân thủ yêu cầu của luật định. Thứ ba, về sự tham gia của tòa án trong quá trình xác lập thỏa thuận nhận tội. Hiện nay, các quốc gia áp dụng chế định này có sự khác biệt nhất định trong quy định về sự tham gia của tòa án. Ví dụ tại Mỹ, tòa án hoàn toàn không tham gia vào quá trình trao đổi, đàm phán, thương lượng để đạt được thỏa thuận nhận tội. Họ chỉ công nhận hoặc không công nhận thỏa thuận này sau khi được các bên đệ trình. Ngược lại, tại Đức, tòa án giữ vai trò trung tâm trong suốt quá trình đàm phán, thương lượng cho đến khi có thỏa thuận nhận tội sau cùng và đưa ra phán quyết về thỏa thuận này. Việt Nam có thể nghiên cứu sâu hơn để chọn một trong phương án về sự có mặt và tham gia của tòa án đối với thỏa thuận nhận tội hoặc cũng có thể nghiên cứu theo phương án khác, là sự kết hợp, trộn lẫn giữa hai phương án trên. Ví dụ như tòa án có thể không tham gia ngay từ đầu, mà chỉ tham gia sau khi các bên đã có dự thảo Thỏa thuận nhận tội sơ bộ. Việt Nam nên quy định thế nào? Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại một phiên tòa ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==