081-2025

16 VĨNH KHANG - ĐỨC HIỀN Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (VN) Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới VN từ ngày 14 đến 15-4. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình trong năm 2025, là chuyến thăm VN thứ tư của ông Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo cao nhất của TQ và là lần thứ hai trong cùng một nhiệm kỳ. Chuyến thăm ý nghĩa của “tình đồng chí, anh em” Chia sẻ với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Đình Vũ Hải, nguyên Lãnh sự Tổng lãnh sự quán VN tại Quảng Châu (TQ), cho rằng chuyến thăm của ông Tập lần này là sự tiếp nối của các chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước. Điều này thể hiện sự sâu sắc, gắn bó, phát triển không ngừng của quan hệ hai đảng, hai nước và tạo nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ song phương. Trong khi đó, TS Huỳnh Tâm Sáng, thành viên Chương trình Lãnh đạo trẻ của Diễn đàn Thái Bình Dương và là nghiên cứu viên tại Quỹ NextGen Đài Loan, nêu ra một số hàm ý quan trọng của chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến VN. Trước tiên, chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (19502025) nên có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nói lên tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa được vun đắp trên tinh thần “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 2025 cũng đánh dấu sự kết thúc của Kế hoạch năm năm lần thứ 14 của TQ (2021-2025) và là năm then chốt để chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản VN lần thứ XIV, vì vậy năm nay có ý nghĩa bước ngoặt đối với cả hai nước vì vừa là cũng cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thị trường để tự đứng vững khi xảy ra một sự thay đổi, biến động nào đó trong nền kinh tế thế giới gây gián đoạn, cản trở hoạt động thương mại. Về tiềm năng hợp tác, các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác song phương, bao gồm lĩnh vực khoa học công nghệ, AI, năng lượng xanh, logistics. Giới quan sát cũng đặt sự chú ý vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt và cho rằng đây sẽ là một trong những vấn đề ưu tiên trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình lần này cũng như trong hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. Hiện nay, Việt - Trung đang hợp tác phát triển ba tuyến đường sắt liên vận quốc tế, trong đó dự kiến tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, chiều dài 380 km sẽ khởi công vào tháng 12-2025. Bên cạnh đó, dự kiến vào năm 2027, VN sẽ khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài 1.541 km, với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỉ đồng (67 tỉ USD). Ngoài ra, TP.HCM và Hà Nội cũng đặt mục tiêu phát triển hệ thống mạng lưới metro, với mục tiêu trước mắt là đến năm 2035 đưa vào khai thác 17 tuyến, đoạn tuyến với tổng chiều dài khoảng 752 km. Trong khi đó, TQ gần như đi đầu thế giới về tốc độ phát triển đường sắt. Tính đến cuối năm 2024, mạng lưới đường sắt của TQ đã bao phủ 162.000 km, trong đó có gần 48.000 km đường sắt cao tốc, tạo ra mạng lưới kết nối hầu hết địa phương. Ông Trần Đình Vũ Hải đánh giá rằng với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và kế hoạch xây dựng những dự án tầm cỡ của Việt Nam, đây sẽ là một dư địa lớn cho hợp tác song phương. Theo ông Hải, kỹ thuật làm đường sắt của TQ đã phát triển nhất định và công nghệ TQ lại gần gũi, phù hợp với địa thế VN cũng như giá thành khá cạnh tranh so với các đối tác khác trên thế giới, như châu Âu. Bên cạnh đó qua quá trình làm công tác ngoại giao tại TQ, ông Hải cho biết các doanh nghiệp TQ rất quan tâm đến đầu tư đường sắt tại VN và đây có thể là những nhà thầu tiềm năng mà VN cần cân nhắc. Đơn cử, Tập đoàn Quảng Châu Metro, với tổng tài sản hơn 630 tỉ nhân dân tệ (khoảng 90 tỉ USD) và đứng thứ ba các doanh nghiệp cùng ngành ở TQ, cũng đã ngỏ ý muốn tới nghiên cứu, làm việc tại TP.HCM để tìm cơ hội hợp tác cũng như thúc đẩy quan hệ kết nghĩa giữa TP.HCM và Quảng Châu.• Quốc tế - Thứ Hai 14-4-2025 điểm tiếp nối vừa là điểm khởi đầu mới. Bên cạnh đó, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy VN ngày càng giữ vai trò quan trọng trong chính sách láng giềng của TQ dựa trên sự gần gũi về địa lý, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của VN ở châu Á và những liên kết chặt chẽ trên các kênh Đảng, Chính phủ và nhân dân. Cũng không kém phần quan trọng, các nhà lãnh đạo TQ nhận thấy hai nước có lợi ích đan xen và có dư địa để thúc đẩy quan hệ kinh tế, như phát triển các kết nối hạ tầng đường sắt, đường hàng không, chia sẻ kinh nghiệm quản trị đất nước và tăng cường giao lưu nhân dân. Cùng quan điểm, TS Nguyễn Tăng Nghị, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, ĐH KHXH&NV (TP.HCM), lưu ý thêm với Pháp Luật TP.HCM rằng chuyến công du tới các nước Đông Nam Á (VN, Malaysia, Campuchia) cũng cho thấy TQ đang tăng cường chính sách “ngoại giao hướng nam”. Do đó, chuyến thăm mở ra cơ hội hợp tác không những cho VN mà còn đối với khu vực Đông Nam Á. Nhiều dư địa cho hợp tác Việt - Trung Quan hệ thương mại kinh tế song phương gắn bó sâu sắc và không ngừng phát triển. Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt - Trung lần đầu tiên vượt mốc 200 tỉ USD - con số chưa từng có trong quy mô quan hệ kinh tế song phương của VN với bất kỳ quốc gia nào. VN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của TQ trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ tư của TQ trên thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, trong đó có việc một số quốc gia có xu hướng quay về chủ nghĩa bảo hộ thương mại, TS Nguyễn Tăng Nghị cho rằng VN và TQ cần tận dụng tối đa thế mạnh, tiềm lực của nhau để tăng cường thương mại, đầu tư từ đó nâng cao năng lực nội tại mỗi nước. Chẳng hạn, TQ sẽ mở rộng cửa hơn nữa cho những mặt hàng thế mạnh của VN, như nông sản, máy móc linh kiện, còn VN sẽ tận dụng và đón nhận những thế mạnh của TQ, như năng lượng xanh, trí tuệ nhân tạo (AI) và cơ sở hạ tầng. Hai bên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc hồi tháng 8-2024. Ảnh: TTXVN Vai trò hạt nhân của kênh đối ngoại Đảng giữa Việt Nam và Trung Quốc Đảng Cộng sản VN và Đảng Cộng sản TQ có mối quan hệ khăng khít, đặc biệt. Các cuộc gặp gỡ giữa hai Tổng Bí thư hai Đảng diễn ra rất thường xuyên và hợp tác nghiên cứu lý luận giữa hai Đảng đã trở thành điểm sáng trong quan hệ chính trị giữa VN và TQ. Theo TS Huỳnh Tâm Sáng, kênh đối ngoại đảng giúp hai nước hiểu biết nhanh chóng và rõ ràng về các định hướng và ưu tiên đối ngoại của nhau. Sự gần gũi về hệ tư tưởng giúp hai nước chia sẻ các vấn đề lớn lao như sự lãnh đạo của đảng, nghệ thuật quản trị và các công cụ chính sách cần thiết để điều hành đất nước. “Kênh liên lạc này giúp củng cố niềm tin chiến lược và gắn bó quan hệ song phương hơn khi các nhà lãnh đạo có thể hiểu rõ về các chiến lược phát triển, ý tưởng và quá trình hoạch định chính sách, qua đó cùng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm” - TS Huỳnh Tâm Sáng nhấn mạnh. Hơn nữa, theo TS Huỳnh Tâm Sáng, kênh liên lạc cấp cao nhất này sẽ giúp nước khẩn trương giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại trên cơ sở tôn trọng văn hóa chính trị và các nguyên tắc của nhau, qua đó hạn chế rủi ro về sự thiếu vắng thông tin khi áp dụng các chính sách vào thực tiễn. Khi có vấn đề căng thẳng gây khó khăn cho việc đối thoại thông qua các kênh ngoại giao chính thức thì đối ngoại đảng đóng vai trò là kênh liên lạc hữu ích. “Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950, quan hệ Việt - Trung chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, điều này cho thấy sự dày công vun đắp và quyết tâm chính trị rất lớn của hai nước trong việc duy trì “tình đồng chí, anh em”.” Nguyên Lãnh sự Tổng lãnh sự quán VN tại Quảng Châu (TQ) TRẦN ĐÌNH VŨ HẢI nhận định Tiêu điểm Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng trong chính sách láng giềng của Trung Quốc dựa trên sự gần gũi về địa lý, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam ở châu Á. quocte@phapluattp.vn Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Kỳ vọng mở ra kỷ nguyên hợp tác mới Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là động lực để củng cố và nâng tầm hơn nữa quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==