081-2025

2 Thời sự - Thứ Hai 14-4-2025 thoisu@phapluattp.vn lượng nền sản xuất, giảm thâm dụng lao động, đầu tư khoa học công nghệ, thành lập Khu công nghệ cao ở TP Thủ Đức, Công viên phần mềm Quang Trung. Tất cả điều này tạo ra không khí sôi động của quá trình đổi mới, giúp kinh tế Việt Nam bứt phá, trong đó đóng góp của TP.HCM rất lớn. . Bên cạnh những chính sách thí điểm đột phá về kinh tế, tài chính, ông cảm nhận như thế nào về các giá trị văn hóa, con người tại TP trong 50 năm qua? + TP.HCM chính là cái nôi về huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân thông qua mô hình vận động người dân hiến đất để làm đường. Mô hình mùa hè xanh - nơi sinh viên TP dành mùa hè để giúp người dân xóa nạn mù chữ ở LÊ THOA thực hiện Trong suốt hành trình 50 năm xây dựng, phát triển, TP.HCM luôn nỗ lực đột phá, đi đầu với việc thí điểm nhiều cách làm mới, tạo ra nhiều giá trị lớn được nhân rộng ra cả nước. PGS-TS Trần Hoàng Ngân (ảnh), đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV, trợ lý bí thư Thành ủy TP.HCM, khẳng định những thành tựu đột phá, đi đầu trong thời gian qua chính là nguồn cảm hứng để TP.HCM tiếp tục tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự giàu mạnh, thịnh vượng. Tinh thần “anh Hai Sài Gòn” . Phóng viên: Trong hành trình 50 năm hình thành, phát triển, TP.HCM luôn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt đất nước phát triển. Từ đâu mà TP.HCM gánh trên vai sứ mệnh này, thưa ông? + PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Tôi đã có hơn 50 năm sống, làm việc, hòa mình cùng nhịp thở của một TP năng động nhất nước. Trong thống, xuất phát từ những năm tháng khó khăn nhất của TP, nhất là giai đoạn 1975-1980 khi TP vừa khắc phục hậu quả của chiến tranh, vừa gặp thách thức của chiến tranh biên giới và cả những tồn tại, yếu kém của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, ảnh hưởng bởi 20 năm cấm vận của Mỹ (1975-1994). Lúc này, cơ chế kế hoạch hóa tập trung làm cản trở sự phát triển của TP, làm cho khoảng 3-4 triệu người dân TP gặp khó khăn về lương thực… và có nguy cơ bị đói. Các doanh nghiệp (DN) dệt may, bột giặt, nhu yếu phẩm… không có nguyên vật liệu để sản xuất, dẫn đến thất nghiệp, kinh tế gần như suy thoái. Lúc bấy giờ, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - đang giữ các chức vụ bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM đã đưa ra phương châm “tự cứu lấy mình”, chấp nhận có thể bị ảnh hưởng vị trí chính trị nhưng không để người dân thiếu ăn, khổ cực, thất nghiệp. Sau đó xuất hiện cơ chế khoán, làm nhiều thưởng nhiều… giúp các DN phát huy quyền tự chủ, tự quyết, tạo ra các mô hình sản xuất mới, để giá cả theo cung cầu. Từ đó, Đại hội VI của Đảng đã xóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, tại TP.HCM, kinh tế tư nhân, hộ sản xuất, công ty TNHH, công ty cổ phần, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại… bắt đầu thành lập rất nhanh. Ba ngân hàng thương mại đầu tiên của cả nước được thí điểm thành lập ở TP.HCM gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDbank) vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Để phát triển công nghệ cao, TP.HCM đã nhìn xa, trông rộng, nâng cao chất Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Nhà máy Dệt Thành Công khi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM. (Ảnh tư liệu) Ông PHẠM CHÁNH TRỰC, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM: 10.000 thanh niên ra quân xây dựng kinh tế mới Những ngày đầu sau giải phóng, thực tiễn vô vàn khó khăn đã buộc TP.HCM phải đứng dậy tiên phong làm những việc chưa ai làm. Còn nhớ sau năm 1975, tôi được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc đó là bí thư Thành ủy TP.HCM, trao lá cờ ra quân thanh niên xung phong (TNXP) xung kích trên mặt trận kinh tế. Lá cờ ghi dòng chữ “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. Lúc này, tôi cũng là bí thư Thành đoàn đầu tiên của TP mang tên Bác. Chỉ hai tháng sau ngày giải phóng, Thành đoàn tổ chức hai đại đội TNXP ra vùng ven Củ Chi, Bình Chánh để xây dựng kinh tế mới. Chúng tôi đã tổ chức rà phá bom mìn, khai hoang để trở lại sản xuất. Sau lần đầu thí điểm, Thành đoàn mở cuộc ra quân đến 10.000 TNXP sau đó vào năm 1976 “tay không” đi làm kinh tế. Mỗi người chỉ có hai bộ quần áo, cái võng, cuốc xẻng, dao rựa… nhưng được tổ chức quy mô rất lớn, lan tỏa đến miền Tây, Tây Nguyên. Mô hình này kéo dài nhiều năm sau đó và quy tụ được rất đông lực lượng tham gia. Chúng tôi vui mừng khi những em học sinh, sinh viên mới rời ghế nhà trường, những anh lính được rèn luyện lao động; những thanh niên nghiện ma túy được đưa đi cai nghiện, học văn hóa, rèn luyện sức khỏe, lao động và thay Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (lần 1) cho Lực lượng TNXP TP.HCM. (Ảnh tư liệu ) khoảng thời gian ấy, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí là vô cùng khốn khó, TP đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, tinh thần năng động, đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung để liên tục phát triển và giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ của cả nước. Không phải tự dưng mà các địa phương gọi TP.HCM là “anh Hai” của cả nước, bởi TP luôn vì cả nước, cùng cả nước, giống như tiền đạo xung phong, có trách nhiệm ghi bàn. Nhiều người hỏi vì sao trong những lúc khó khăn nhất, gần nhất là đại dịch COVID-19, TP.HCM vẫn giữ được phong độ là đơn vị đóng góp ngân sách nhiều nhất về Trung ương, ở mức 25%-27% tổng thu ngân sách cả nước; trong khi đó diện tích của TP rất nhỏ, dân số chỉ khoảng 9%-10% dân số cả nước. Tôi cho rằng đây là truyền Từ đây, nhiều người gọi các cách làm đột phá của lãnh đạo TP.HCM là “xé rào, bung ra”. “Xé rào, bung ra” nhiều cách làm đột phá . Xin ông điểm qua một số cách làm đột phá đã giúp TP.HCM tự cứu lấy mình? + Có thể nói TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Ở thời kỳ tiền đổi mới, lãnh đạo TP.HCM đã “vượt rào” đi đến ĐBSCL thu mua lúa gạo cao hơn giá bao cấp, chuyển về TP.HCM để lo an ninh lương thực cho gần 4 triệu người dân. Khi cách làm này được nhân rộng, người nông dân sản xuất nhiều hơn, Việt Nam từ đất nước thiếu lương thực trở thành nơi xuất khẩu lương thực tốp đầu thế giới. Hàng loạt DN nông, thủy sản được khuyến khích xuất khẩu, thu về ngoại tệ để nhập nguyên liệu cho các xí nghiệp đang ngừng trệ sản xuất, kinh doanh, giúp sản xuất phát triển. Có thể nói TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. “Cái nôi” của được nhân rộng Ý kiến TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Nhiều cách làm táo bạo, đột phá đã được Trung ương luật hóa cho cả nước. 50 năm TP.HCM tạo cảm hứng, tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - Bài 1 Mở ra không gian phát triển mới Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, TP.HCM đang rất tự tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình và tôi rất kỳ vọng TP.HCM sẽ bứt phá mạnh mẽ hơn nữa dù cần độ trễ. Trong năm năm trở lại đây, TP tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng và tìm cách cởi trói về thể chế thông qua Nghị quyết 98/2023, Nghị quyết 188/2025. Với hàng loạt dự án hạ tầng đã, đang và sắp triển khai, chúng ta có thể hình dung một đại công trường sắp hình thành tại TP.HCM, để rồi sau đó, cùng với việc sáp nhập tỉnh, sẽ tạo ra một vùng đô thị, không gian phát triển mới, chắp cánh cho TP.HCM tăng tốc mạnh mẽ.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==