081-2025

5 thoisu@phapluattp.vn Ngà y 13-4, nhiều người dân trên địa bàn TP Thủ Đức, TP.HCM đã nhận được phiếu lấy ý kiến người dân về hai nội dung: Phương án sáp nhập cấp tỉnh và phương án sắp xếp cấp xã (phường). Tại phường Linh Xuân, TP Thủ Đức, hiện địa phương đang thực hiện lấy ý kiến phương án sáp nhập cấp tỉnh, trong đó sáp nhập toàn diện tích tự nhiên và dân số của TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà RịaVũng Tàu để thành lập TP.HCM (mới). Cùng với đó, tổ chức lấy ý kiến về phương án sắp xếp cấp xã, nhập nguyên trạng hai phường: Linh Trung, Linh Xuân và phần còn lại của phường Linh Tây thành đơn vị hành chính mới, có diện tích 12,29 km2, quy mô dân số là 153.725 người; lấy tên là phường Linh Xuân. Tương tự, hiện người dân phường Trường Thọ cũng đã nhận được phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập, đơn vị hành chính cấp tỉnh và việc nhập các phường Trường Thọ, Bình Thọ, Linh Chiểu, một phần phường Linh Đông, một phần phường Linh Tây và đặt tên đơn vị hành chính mới là phường Thủ Đức. Mới đây, UBND TP Thủ Đức gửi tờ trình về UBND TP.HCM và Sở Nội vụ, đề xuất phương án sắp xếp 34 phường hiện hữu thành 12 phường mới, trong đó có năm phường đặt tên mới và bảy phường giữ lại tên phường cũ. LÊ THOA - THANH TUYỀN CHÂN LUẬ N Ngày 13-4, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025. Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về bốn dự luật và hai dự thảo nghị quyết của Quốc hội (QH). Làm rõ quan hệ giữa các cơ quan điều tra Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, các đại biểu thảo luận sâu về quy định về hình phạt tử hình, thi hành án tử hình; mức phạt tiền các hành vi vi phạm pháp luật; các vấn đề liên quan tội phạm công nghệ cao, gian lận thương mại; xử lý hình sự hay không đối với hành vi vi phạm khi triển khai mô hình kinh doanh mới và mang tính thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ… Về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), các thành viên Chính phủ thảo luận về tổ chức bộ máy cơ quan điều tra hình sự, đặc biệt là các quy định liên quan đến các lực lượng có thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ giữa các cơ quan điều tra… Về dự thảo Nghị quyết xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Chính phủ thảo luận các chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vận hành theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam; mô hình tổ chức, quản lý, giải quyết tranh chấp tại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài… Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu thảo luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền; thủ tục xử lý vi phạm hành chính phù hợp tình hình… Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, các đại biểu tập trung thảo luận những quy định liên quan vấn đề nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn để đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước. Về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhất là việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội của tổ chức công đoàn, tỉ lệ diện tích nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại các dự án… Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tạ i phiên họp. Ảnh: VGP Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những vướng mắc về thể chế Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển. Phân cấp, phân quyền tối đa Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật, nghị quyết; các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự phiên họp. Thủ tướng giao các phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình QH tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2025. Trong đó, về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị để rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Qua đó, vừa phát huy tối đa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của con người, vừa có công cụ, chế tài phù hợp, đủ sức răn đe các loại tội phạm; góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Về dự thảo Nghị quyết của QH về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển. Bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; thực hiện “không biết thì không quản”; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi. Cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính, với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng; đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ tiến độ để khi luật có hiệu lực được tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm hiệu quả.• Trướ c đó , phá t biể u khai mạ c, Thủ tướng nhấn mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược với mục tiêu thể chế phải thông thoáng; thể chế là nguồn lực, động lực phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển, đem lại lợi ích và giá trị cao. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận thể chế hiện là điểm nghẽn lớn nhất, là điểm nghẽn của điểm nghẽn nhưng cũng là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất, dễ chuyển từ trạng thái khó khăn, vướng mắc sang trạng thái có thể cạnh tranh, đưa thể chế trở thành lợi thế cạnh tranh. Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực, phạm vi quản lý, ưu tiên nguồn lực cho công tác này, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, trình các dự án luật, nghị quyết. “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 35 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Từ đầu năm 2025, Chính phủ đã tổ chức ba phiên họp chuyên đề, xem xét, cho ý kiến đối với 18 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết” - Thủ tướng cho biết. Bên cạnh đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng được đổi mới, trong đó đặc biệt quan tâm nội dung giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát. “Chúng ta chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tránh tập trung quá nhiều công việc lên Trung ương mà phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, năng động, tích cực của địa phương, tránh trông chờ, ỷ lại” - ông nói và nhấn mạnh việc cương quyết xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ rõ trong công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh phải chú ý làm rõ những nội dung về phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng xem xét, chỉ đạo. Thủ tướng cho biết kỳ họp thứ 9, QH khóa XV dự kiến khai mạc trong tháng 5 sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật, nghị quyết rất lớn, Chính phủ dự kiến trình QH xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết quy phạm. Trình Quốc hội xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 Thủ tướ ng yêu cầ u phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi, cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết… Thời sự - Thứ Hai 14-4-2025 TP.HCM đang lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==