6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 14-4-2025 phổ biến tại các quốc gia theo hệ thống thông luật (Common Law) với phương thức tố tụng tranh luận. Đại diện tiêu biểu nhất là Mỹ, với tỉ lệ các vụ án hình sự được giải quyết bằng con đường thỏa thuận nhận tội lên đến hơn 90% tổng số vụ án. Tại các quốc gia theo hệ thống dân luật (Civil Law) với phương thức tố tụng thẩm vấn hoặc kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng thì chế định thỏa thuận nhận tội chiếm tỉ lệ ít hơn. Mặc dù vậy, trên bình diện chung, việc quy định và áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng quốc gia áp dụng, cũng như tỉ lệ giải quyết bằng cơ chế này trên tổng số vụ án hình sự được giải quyết. Tham khảo quy định của các quốc gia có áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản… cho thấy khái niệm về thỏa thuận nhận tội ở mỗi quốc gia không giống nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng “Thỏa thuận nhận tội là một bước trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Trong đó, bên buộc tội (công tố viên/kiểm sát viên) và bên gỡ tội (luật sư, người bị buộc tội) tự thỏa thuận với nhau về việc người bị buộc tội đồng ý nhận tội đối với hành vi mà mình đã thực hiện, nhằm có được một kết quả (chế tài hình sự) mà người bị buộc tội cho là có lợi cho mình nhất như được áp dụng hình phạt nhẹ hơn, được áp dụng mức án thấp hơn hoặc chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn so với việc vụ án sẽ được tòa án xét xử và tuyên án nếu không có thỏa thuận nhận tội”. Giải quyết nhiều vấn đề Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đều ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong hệ thống pháp luật hình sự. Không nằm ngoài xu hướng đó, ở nước ta, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 BLTTHS 2015. Đồng thời, tại Điều 85 BLTTHS 2015, nhà làm luật đã quy định rõ khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh sáu vấn đề, như: “(i) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; (ii) ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; (iii) những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự… Quy định về nguyên tắc suy đoán Luật sư TRƯƠNG NGỌC LIÊU (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) Nước ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy và điều này đã mở ra cơ hội lớn để đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp. Về vấn đề này, Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, cho rằng để giảm áp lực điều tra, truy tố, xét xử cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm thì nên tiếp tục hoàn thiện cơ chế xét xử rút gọn và khuyến khích thỏa thuận nhận tội. Có thể thấy thỏa thuận nhận tội là một chế định có phần lạ lẫm với trình tự tố tụng hình sự của Việt Nam từ xưa đến nay và chế định này cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, trên tinh thần tinh gọn bộ máy, cải cách tư pháp một cách quyết liệt, mạnh mẽ nhằm đạt được những bước tiến mang tính đột phá thì đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu để áp dụng chế định này. Thỏa thuận nhận tội là gì? “Thỏa thuận nhận tội” (plea bargains) hay còn được biết đến với các tên gọi như “mặc cả thú tội”, “thương lượng nhận tội”… là một chế định pháp luật khá Một phiên xử tại TAND tỉnh Long An. Ảnh: HUỲNH DU vô tội và những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự nêu trên cho thấy khối lượng công việc của cơ quan tiến hành tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) hiện nay là vô cùng lớn. Trong khi đó, thực tiễn xét xử đã chứng kiến rất nhiều các vụ án mà hồ sơ bị trả lại để điều tra, truy tố bổ sung rất nhiều lần. Nguyên nhân của việc này là do những vấn đề cần phải chứng minh tại Điều 85 BLTTHS chưa được làm rõ, trong khi đó bị cáo kiên quyết không thừa nhận hành vi phạm tội. Dù rất có thể đó là sự thật khách quan nhưng chưa được chuyển hóa thành sự thật pháp lý bởi thiếu chứng cứ chứng minh. Vấn đề là nếu sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung, vì nhiều lý do khác nhau mà không củng cố được thêm các nội dung cần làm rõ theo yêu cầu thì theo quy định, tòa án vẫn phải đưa ra phán quyết sau cùng. Trong trường hợp này, tòa án sẽ đứng trước sự lựa chọn khó khăn: Một là, tuyên bị cáo phạm tội với những chứng cứ buộc tội chưa được chắc chắn, có thể dẫn đến oan sai, đi ngược nguyên tắc suy đoán vô tội; hai là, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội và tuyên bị cáo không phạm tội với nguy cơ bỏ lọt tội phạm và có lỗi với bị hại. Việc quy định và áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng quốc gia áp dụng. phapluat@phapluattp.vn Chế định thỏa thuận nhận mang lại nhiều lợi ích Trong bối cảnh tinh gọn bộ máy và cải cách tư pháp thì việc nghiên cứu để áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội tại Việt Nam là điều cần thiết. Để phát huy những ưu điểm nhưng cũng đồng thời hạn chế, xóa bỏ những hạn chế của chế định thỏa thuận nhận tội trong bối cảnh nền tư pháp Việt Nam thì một số vấn đề có thể quy định theo hướng sau: Thứ nhất, cần có sự phân loại đối với các loại tội phạm hoặc nhóm tội phạm có thể được xem xét áp dụng hoặc loại trừ áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội. Tiêu chí phân loại có thể dựa vào tiêu chí phân loại tội phạm của BLHS 2015 (tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) hoặc phân loại dựa vào khách thể của tội phạm tác động (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; sở hữu; trật tự quản lý nhà nước…). Thứ hai, điều kiện công nhận thỏa thuận nhận tội có thể tham khảo dựa trên điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo BLDS hiện hành gồm: (i) Các bên tham gia có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp - tức có tư cách tham gia thỏa thuận hợp pháp; (ii) các bên tham gia hoàn toàn tự nguyện; (iii) mục đích và nội dung của thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; (iv) hình thức của thỏa thuận đảm bảo tuân thủ yêu cầu của luật định. Thứ ba, về sự tham gia của tòa án trong quá trình xác lập thỏa thuận nhận tội. Hiện nay, các quốc gia áp dụng chế định này có sự khác biệt nhất định trong quy định về sự tham gia của tòa án. Ví dụ tại Mỹ, tòa án hoàn toàn không tham gia vào quá trình trao đổi, đàm phán, thương lượng để đạt được thỏa thuận nhận tội. Họ chỉ công nhận hoặc không công nhận thỏa thuận này sau khi được các bên đệ trình. Ngược lại, tại Đức, tòa án giữ vai trò trung tâm trong suốt quá trình đàm phán, thương lượng cho đến khi có thỏa thuận nhận tội sau cùng và đưa ra phán quyết về thỏa thuận này. Việt Nam có thể nghiên cứu sâu hơn để chọn một trong phương án về sự có mặt và tham gia của tòa án đối với thỏa thuận nhận tội hoặc cũng có thể nghiên cứu theo phương án khác, là sự kết hợp, trộn lẫn giữa hai phương án trên. Ví dụ như tòa án có thể không tham gia ngay từ đầu, mà chỉ tham gia sau khi các bên đã có dự thảo Thỏa thuận nhận tội sơ bộ. Việt Nam nên quy định thế nào? Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại một phiên tòa ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==