10 Ông TRẦN ANH DŨNG, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định: Để phát triển kinh tế biển, cần hành động quyết liệt hơn Trong thời gian tới, tôi sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan cần hành động quyết liệt hơn trong việc truyền thông chính sách đến cho người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát khai thác trái phép, bảo vệ môi trường sống của thủy sản và thúc đẩy các mô hình nuôi trồng bền vững. Nam Định sẽ tiếp tục phát huy lợi thế vùng biển, xây dựng vùng kinh tế ven biển trở thành động lực phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững. kinhtedothi@phapluattp.vn Kinh tế - Thứ Ba 15-4-2025 Ngày 16-4, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” của báo Pháp Luật TP.HCM sẽ đến với tỉnh Nam Định, cùng với chính quyền góp phần hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Nam Định là địa phương có biển thứ 21 mà báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức chương trình này. Chương trình có sự tham sự của lãnh đạo báo Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo tỉnh Nam Định, các đại diện từ các nhà tài trợ, các PV, biên tập viên, đại diện nhiều cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương đến đưa tin. Tại chương trình, Ban tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ thăm hỏi, động viên và trao tặng 100 phần quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hai huyện Giao Thủy và Hải hậu, tỉnh Nam Định. Mỗi phần quà trị giá hơn 4 triệu đồng, bao gồm: Cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản”, bình ắc quy, đèn LED, combo pin, các loại thuốc cần thiết. Bên cạnh đó, Ban tổ chức trao tặng 15 suất học bổng (mỗi suất gồm 2 triệu đồng, một bộ dụng cụ học tập và một ba lô) cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi. Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức từ đầu năm 2023, diễn ra tại 28 tỉnh, TP giáp biển trên cả nước với tổng kinh phí thực hiện hơn 30 tỉ đồng, nhằm hỗ trợ, động viên, đồng hành cùng bà con ngư dân; sát cánh cùng Chính phủ và chính quyền địa phương tìm giải pháp tháo gỡ thẻ vàng cho ngành hải sản của Việt Nam. BAN TỔ CHỨC Bà Vũ Thị Mai, Phó Trưởng phòng NN&MT huyện Giao Thủy, cho biết nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mô hình nuôi thâm canh tập trung theo hướng trang trại. Năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn huyện ước tính đạt 72.900 tấn, chủ yếu từ nuôi nghêu, tôm thẻ chân trắng và cá nước ngọt. Những bước đi tiên phong Ông Cao Văn Ba, ngư dân xóm Lâm Hồ, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, Nam Định, là một trong những người tiên phong đưa công nghệ cao vào nuôi tôm trên địa bàn huyện. Trước đây, ông Ba từng gặp không ít khó khăn với mô hình nuôi tôm truyền thống, nhỏ lẻ, thu nhập thấp và luôn phải đối mặt với tình trạng “được mùa, mất giá” phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, với quyết tâm đổi mới, ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư vào mô hình nuôi tôm quy mô lớn hơn, với diện tích 5 ha, áp dụng công nghệ nuôi tôm trong nhà bạt nhằm giảm thiểu rủi ro do thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh. Theo ông Ba, phương pháp nuôi tôm trong nhà bạt giúp ông chủ động hơn trong việc quản lý môi trường nuôi, từ đó có thể thâm canh và thu hoạch đúng thời điểm. Điều này giúp ông tránh được tình trạng “được mùa, rớt giá” mà trước đây thường xuyên gặp phải. “Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mỗi vụ thu hoạch, tôi thu được 20-25 tấn tôm, mang về doanh thu 5-6 tỉ đồng/năm. Không chỉ vậy, mô hình của tôi còn tạo công ăn việc làm Ngư dân đưa cá từ tàu thuyền lên bờ. Ảnh: ĐẶNG TRUNG ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập 9-10 triệu đồng/tháng” - ông Ba nói. Cũng tại huyện Giao Thủy, ông Đỗ Văn Khương, ngư dân ở Giao Thịnh, đã mở rộng nuôi lồng trên sông Hồng, đạt sản lượng cá thịt lên tới 200 tấn/năm và sản xuất khoảng 20 triệu con cá giống. Mô hình này không chỉ giúp ông Khương thu về hàng tỉ đồng mỗi năm mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Theo ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Nam Định, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Nam Định đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ về quy mô diện tích mà còn cả sản lượng. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực khuyến khích và hỗ trợ người dân chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ thâm canh và bán thâm canh. Đồng thời, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được áp dụng, nâng cao giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu của sản phẩm thủy sản. Cụ thể, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt hiện đạt 9.000 ha với sản lượng 69.704 tấn. Diện tích nuôi thủy sản nước lợ, như tôm thẻ chân trắng và tôm nuôi công nghệ cao, đã đạt 6.045 ha, sản lượng ước tính đạt 71.730 tấn. Bên cạnh đó, sản lượng giống thủy sản các loại sản xuất được ước tính đạt 17.522 triệu con, tăng 4,9% so với năm trước. “Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ở các vùng ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy liên tục tăng, Ngư dân Nam Định quyết tâm làm giàu từ biển Với đường bờ biển dài 72 km, bốn con sông lớn và nguồn lợi thủy sản dồi dào, Nam Định đang phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế biển nhờ hàng loạt quyết sách từ Trung ương và địa phương. “Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản ở các vùng ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy liên tục tăng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế biển bền vững.” ĐẶNG TRUNG Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến tỉnh Nam Định Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân tỉnh Nam Định với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Ý kiến Ông NGUYỄN XUÂN TỚI, Trạm trưởng Trạm thủy sản liên vùng - Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tỉnh Nam Định: Kiên quyết không để tàu thiếu thủ tục giấy tờ vươn khơi Hướng đến mục tiêu cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng, nâng cao giá trị thủy sản, tỉnh Nam Định sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Tăng cường truyền thông qua các phương tiện đại chúng, tổ chức tập huấn, phổ biến Luật Thủy sản và các quy
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==