14 Bạn đọc - Thứ Ba 15-4-2025 bandoc@phapluattp.vn Hộp thư Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có nhận được đơn, thư của các bạn đọc: Nguyễn Thị Liễu (huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông) phản ánh về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc; Trần Thị Sáu (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) phản ánh về việc con bị trù dập khi đi thử việc; Mã Hoàng Nhân (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nguyễn Sơn Hải (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) phản ánh về việc vi phạm trong tố tụng; Ngô Đình Sơn (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) phản ánh về việc bị xử phạt hành chính quá cao; Nguyễn Thị Là (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Văn Mừng (huyện Vũng Liêm; tỉnh Vĩnh Long) phản ánh việc làm sai lệch hồ sơ vụ án; Trần Thị Luyến (TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) phản ánh về quyết định hành chính sai quy định; Nguyễn Thị Tâm (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) phản ánh về việc giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản; Tạ Thị Xuyến (quận Phú Nhuận, TP.HCM) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa trong vụ án tranh chấp tài sản chung, đòi nhà cho thuê và tranh chấp quyền sở hữu tài sản… Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 171 kết luận phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Theo thông báo này, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị trong tháng 4-2025, các cơ quan liên quan phải hoàn chỉnh việc điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng các giấy tờ điện tử tích hợp trên tài khoản định danh điện tử (trên ứng dụng VNeID - PV), tương đương với giấy tờ truyền thống khi thực hiện các thủ tục hành chính, không yêu cầu công dân phải xuất trình giấy tờ, phải sao y, công chứng. Đây là một tin vui đối với người dân, bởi lâu nay trong nhiều loại thủ tục hành chính, khi muốn sử dụng giấy tờ (như căn cước, giấy khai sinh...) thì người dân phải cung cấp bản sao đã được chứng thực. Dù vậy, phản ánh tới Pháp Luật TP.HCM, một số bạn đọc cho biết khi theo dõi mạng xã hội, họ nhận được thông tin rằng không chỉ bỏ việc phải nộp giấy tờ đã chứng thực với một số loại đã tích hợp trên VNeID, mà sắp tới đây sẽ không còn hoạt động công chứng nữa, văn bản giấy tờ không cần công chứng vẫn có hiệu lực. Cụ thể như sắp Luật Công chứng 2014 và kể từ ngày 1-7-2025 sẽ thực hiện theo Luật Công chứng 2024. Cụ thể, theo luật này, công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được Nhà nước ủy nhiệm để chứng nhận tính xác thực (ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, tài sản bất động sản, động sản...), tính hợp pháp của giao dịch (nội dung của hợp đồng hoặc hành vi pháp lý), mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Đơn cử, theo quy định tại Luật Đất đai 2024, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân bắt buộc phải thực hiện công Bà Hiền lấy ví dụ người dân phôtô một bản căn cước và khi có yêu cầu, UBND xã hoặc công chứng viên sẽ dựa trên căn cước gốc để xác định bản sao (bản mà người dân đã phôtô) là đúng với bản chính. Khi đó, người dân có thể sử dụng bản sao đã chứng thực này để nộp theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức. “Như vậy, có sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực bản sao từ bản chính, hai hoạt động này không phải là một. Do đó, với những hợp đồng, giao dịch theo quy định phải công chứng thì người dân vẫn phải thực hiện để đảm bảo chúng có hiệu lực” - công chứng viên Ninh Thị Hiền khẳng định. Cơ sở dữ liệu hoàn thiện, nhu cầu chứng thực sẽ giảm Cũng theo bà Hiền, trong trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao và không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu người nộp hồ sơ nộp bản sao có chứng thực và không yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, do các cơ quan này không tổ chức được người đối chiếu để xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Bà Hiền đánh giá khi các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bất động sản, hộ tịch... hoàn thiện, việc xác minh kiểm tra tính chính xác giấy tờ sẽ dễ dàng hơn và nhu cầu chứng thực sẽ giảm. “Khi xã hội ngày càng phát triển thì các mối quan hệ pháp luật ngày càng đa dạng. Hoạt động công chứng không đơn thuần là quan hệ hành chính mệnh lệnh, mà là công cụ hiệu quả giúp các bên tham gia giao dịch nhận diện được sự đúng đắn quy định của pháp luật; có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đây giảm thiểu rủi ro và phòng ngừa tranh chấp, góp phần ổn định trật tự xã hội” - bà Hiền nói.• Người dân làm thủ tục tại Phòng Công chứng số 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG Lịch tư vấn pháp luật miễn phí của báo Pháp Luật TP.HCM (Từ ngày 14 đến 18-4) Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ. Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Thứ Hai, 14-4: Sáng: Luật sư (LS) PHẠM VĂN MINH (lao động, kinh tế)… Thứ Tư, 16-4: Sáng: LS LÊ DŨNG (dân sự, hình sự). Thứ Sáu, 18-4: Sáng: LS LÊ VĂN PHIẾN (nhà đất, dân sự, hình sự). Lịch tư vấn của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM (Từ ngày 14 đến 18-4) Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ. Địa điểm: 470 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 10, TP.HCM. Thứ Hai, 14-4: Sáng: LS: ĐÀO HOÀNG LIÊN, NGUYỄN TUẤN NHƯ. Chiều: LS: NGUYỄN NGỌC TÚY LINH, VÕ VĂN ĐÔNG. Thứ Ba, 15-4: Sáng: TGV HUỲNH TRỌNG LỘC (trực tại TAND quận 10); LS: NGUYỄN BẢO ANH (trực tại TAND quận 5), NGUYỄN ĐỊNH TƯỜNG, BÙI QUANG CẢNH. Chiều: LS: NGUYỄN THỊ LAN CHI, VÕ THỊ TUYẾT HẠNH. Thứ Tư, 16-4: Sáng: CV NGUYỄN VĂN ĐÔNG (trực tại TAND quận 5); TGV PHAN THỊ NGỌC THANH (trực tại TAND quận 10); LS: LẠI THỊ NGỌC ĐIỂM, ĐOÀN THỊ NGỌC LINH. Chiều: LS: NGUYỄN HỒ DZU, ĐẶNG CHÍ NGHĨA. Thứ Năm, 17-4: Sáng: LS: LẠI THỊ LAN, TRẦN BÌNH LUẬN. Chiều: LS: HOÀNG CÔNG KHANH, BÙI THỚI VINH. Thứ Sáu, 18-4: Sáng: GĐ-TGV HUỲNH TẤN ĐẠT (trực tư vấn, tiếp công dân); LS: HUỲNH KHẮC THUẬN, CHUNG NGỌC THẠNH. Chiều: LS: ĐOÀN TRỌNG NGHĨA, HUỲNH TRỌNG NGHĨA. tới đây, mua bán đất không cần công chứng? Công chứng, chứng thực là hai hoạt động khác nhau Liên quan đến vấn đề trên, công chứng viên Ninh Thị Hiền (Trưởng Văn phòng công chứng Ninh Thị Hiền) cho biết với chỉ đạo của Thủ tướng như đã nêu trên, sắp tới đây ai đã tích hợp giấy tờ trên tài khoản định danh điện tử thì khi thực hiện thủ tục hành chính sẽ bớt được công đoạn chứng thực bản sao từ bản chính những giấy tờ này. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau. Hiện nay, hoạt động công chứng vẫn đang được thực hiện theo quy định tại chứng. Khi đó, công chứng viên sẽ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng như là quyền sử dụng đất đó có đủ điều kiện chuyển nhượng hay không, nội dung hợp đồng của trái với pháp luật hay không... Trong khi đó, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (như UBND cấp xã, công chứng viên...) căn cứ vào bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Có sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực bản sao từ bản chính, hai hoạt động này không phải là một. Do đó, với những hợp đồng, giao dịch theo quy định phải công chứng thì người dân vẫn phải thực hiện để đảm bảo chúng có hiệu lực. TỪ VIỆC SỬ DỤNG GIẤY TỜ TRÊN VNEID: Cần phân biệt công chứng, chứng thực Theo chuyên gia, chứng thực khác với công chứng nên việc không yêu cầu nộp giấy tờ chứng thực khi đã tích hợp trên VNeID không đồng nghĩa với việc bỏ hoạt động công chứng. Lịch tư vấn pháp luật SONG MAI
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==