082-2025

3 Thời sự - Thứ Ba 15-4-2025 thoisu@phapluattp.vn ĐỨC MINH - NGUYỄN THẢO Sáng 14-4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (gọi là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp lần thứ ba để thảo luận, thông qua kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị hai cấp ở địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp. Được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, các ý kiến đóng góp hiệu quả của các thành viên Ban Chỉ đạo; biểu dương các cơ quan, đoàn thể Trung ương, Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương đã nỗ lực, cố gắng vượt bậc để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trong thời gian qua. Tổng Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương tiếp thu các ý kiến phát biểu tại phiên họp, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn thiện các nội dung trong văn bản để ban hành ngay kế hoạch triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. “Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy rất khẩn trương, quyết liệt” Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đã và đang diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt, thống nhất cao trong toàn Đảng và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Tổng Bí thư nhấn mạnh cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã và đang diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt, thống nhất cao trong toàn Đảng và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. “Kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy những chủ trương, quyết sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là rất đúng, rất trúng, hợp ý Đảng, lòng dân” - theo Tổng Bí thư. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, để triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Ban Chỉ đạo thống nhất thông qua kế hoạch với nhóm công việc cụ thể gắn với trách nhiệm và mốc thời gian hoàn thành theo từng ngày, chứ không chỉ từng tuần, từng tháng. “Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải chủ động phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, thông suốt từ trong tổ chức thực hiện các công việc đảm bảo tiến độ, thời gian, đúng kế hoạch” - Tổng Bí thư nói và yêu cầu các địa phương phải khẩn trương hoàn thiện dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, kể cả những tỉnh không thực hiện sáp nhập. Tổng Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan hệ thống lại đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản hướng dẫn của các cơ quan Trung ương thành một Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu khẩn trương trình sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; thúc đẩy triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. “Kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy những chủ trương, quyết sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là rất đúng, rất trúng, hợp ý Đảng, lòng dân” - theo Tổng Bí thư. tập tài liệu chung để tổ chức thống nhất thực hiện. “Công việc phía trước rất bộn bề, đất nước cùng lúc triển khai nhiều công việc lớn, vừa sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa tăng tốc bứt phá phát triển kinh tế và chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng” - Tổng Bí thư nhấn mạnh và đề nghị các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các thành viên Ban Chỉ đạo cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dành thời gian, công sức để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các công việc thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thủ tướng: Ưu tiên dành cơ sở vật chất dôi dư cho y tế, giáo dục, văn hóa Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị hai cấp ở địa phương. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành tiếp tục rà soát các nhiệm vụ, giải pháp để vừa tránh chồng chéo vừa không bỏ sót nhiệm vụ trong sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị hai cấp ở địa phương. Các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn triển khai các nhiệm vụ, bám sát tiến độ để chỉ đạo việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính địa phương; đồng thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh mà vượt thẩm quyền giải quyết. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành hướng dẫn các nhiệm vụ được Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp. Ảnh: NHÂN DÂN phân công cho cấp tỉnh, cấp xã để đảm bảo các công việc phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành với nhau. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã phải có trung tâm dịch vụ hành chính công; mỗi tỉnh phải có cổng đầu tư một cửa để giải quyết kịp thời, thông suốt các thủ tục hành chính, đầu tư của người dân, doanh nghiệp, không để ách tắc. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thiết kế công cụ, hướng dẫn để từ ngày 1-7, khi chính quyền địa phương mới hoạt động đảm bảo thông suốt, trơn tru, hiệu quả. Riêng về xử lý tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính địa phương, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên dành các cơ sở vật chất dôi dư cho y tế, giáo dục, văn hóa, phục vụ mục đích công ích, công cộng.• Chiều 14-4, Đảng ủy UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND TP.HCM nhiệm kỳ 20202025, lần thứ 2 (mở rộng). Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đề nghị lãnh đạo cấp ủy tập trung nắm chắc tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo các kết luận của Bộ Chính trị. Đồng thời, tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo các kết luận của Bộ Chính trị. “Chủ trương của Đảng trước mắt là cho thời hạn năm năm để sắp xếp lại. Tuy nhiên, chắc chắn có một số lượng nhất định cán bộ dôi dư, có khó khăn nhất định, có tâm tư, lo lắng” - ông Được nói và nhấn mạnh Bí thư Thành ủy TP.HCM đã chỉ đạo Đảng ủy UBND TP xây dựng đề án nhà ở, các chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho cán bộ. Trước đó, tại hội nghị, báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đình Thắng cho biết khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, TP cần nâng cấp, tái kiến trúc hạ tầng, dữ liệu và các nền tảng số; đảm bảo hoạt động của hệ thống chính quyền, cung cấp dịch vụ công ổn định. “Đây là nhóm khối lượng công việc rất lớn” - ông Thắng nói. Đáng chú ý, sở đề xuất xây dựng bản đồ số chuyên đề, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác sắp xếp các cơ quan hành chính. Theo ông Thắng, bản đồ này vừa hỗ trợ cho bộ phận lãnh đạo điều hành mới ở các phường, xã vừa hỗ trợ cho người dân. Cũng tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nội vụ Võ Ngọc Quốc Thuận đã thông tin về việc sáp nhập Sở Giao thông công chánh và Sở Xây dựng. Theo ông Thuận, vừa qua TP.HCM thực hiện sắp xếp 21 sở chuyên môn còn 15 sở (giảm sáu sở), trong đó có thành lập Sở Giao thông công chánh. Tuy nhiên, sau đó TP.HCM nhận được công văn của Văn phòng Trung ương Đảng về đề xuất của Ban Tổ chức Trung ương liên quan đến việc đề nghị TP.HCM sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo đúng các văn bản chỉ đạo, định hướng của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương. Cụ thể là thực hiện hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng thành Sở Xây dựng; hợp nhất Sở NN&PTNT và Sở TN&MT thành Sở Nông nghiệp và Môi trường. Thực hiện công văn này, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có kết luận hợp nhất Sở Giao thông công chánh và Sở Xây dựng thành Sở Xây dựng và không tái lập Sở QH-KT. Đồng thời, đổi tên Sở TN&MT thành Sở Nông nghiệp và Môi trường. Dự kiến hôm nay (15-4), Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI sẽ tổ chức hội nghị lần thứ 39 để thảo luận đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại thành phố. LÊ THOA TP.HCM nghiên cứu chính sách hỗ trợ cán bộ thuộc diện tinh giản Lãnh đạo UBND TP.HCM chủ trì hội nghị. Ảnh: NGUYỆT NHI

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==