082-2025

4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 15-4-2025 TP.HCM sẽ bước vào ngày đầu tiên của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam từ năm 2026. Những “bước đà” từ năm 2025 để TP tiến vào giai đoạn lịch sử này không chỉ là sự chuẩn bị về không gian kinh tế - xã hội (mở rộng), thể chế thông thoáng, mà còn phải “khơi thông lòng dân”… Nhìn lại lịch sử của Sài Gòn - TP.HCM trong suốt hàng trăm năm qua, trước bao thăng trầm, có lúc thành công và những lần gặp khó, nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM, đúc kết: Khí chất của người sống ở TP mang tên Bác là luôn tiên phong, đi đầu học hỏi và khai phá cái mới, điều mà ngày nay chúng ta gọi là tinh thần đổi mới sáng tạo. Khí chất ấy được thể hiện từ những ngày đầu cha ông ta “Nam tiến” mở cõi, biến những vùng đất “rừng thiên nước độc” dần trở thành những nơi có đông người qua lại, hình thành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, xây đường - trường - trạm, phát triển các khu chợ, thành thị và đô thị triệu dân, đầu tàu kinh tế - xã hội năng động nhất của cả nước và là một trong những trung tâm kinh tế - thương mại có sức ảnh hưởng tại khu vực như hiện nay. Vậy nên, không phải ngẫu nhiên mà Trung ương luôn tạo điều kiện song song giao cho TP.HCM những nhiệm vụ trọng đại trong suốt năm thập niên qua. Từ việc thí điểm các cơ chế về kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở đường cho đổi mới từ Đại hội VI của Đảng đến việc tận dụng các thể chế đặc thù (như Nghị quyết 54 năm 2017 và nay là Nghị quyết 98)… để phát triển các mũi nhọn kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ, khởi nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trong kỷ nguyên mới, TP.HCM tiếp tục tiên phong với nhiều sứ mệnh quan trọng. Từ trọng trách xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tăng trưởng xanh; đến nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xã hội gắn kết, rộng mở, văn minh… Như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo: TP.HCM cần được định hình tương lai là TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập. Muốn làm được điều đó, các cơ chế, chính sách nhằm tạo dựng hành lang pháp lý, hệ sinh thái năng động cho mọi hoạt động đời sống, xã hội như ăn ở, làm việc, học tập, sản xuất, kinh doanh, đầu tư… là điều kiện cần. Việc ấy vốn đã được Trung ương và chính quyền TP chuẩn bị, “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng sắp xếp, tổ chức bộ máy công vụ nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý đến điều kiện đủ - sự tham gia của nhân dân vào những công việc hệ trọng của TP. Việc tiến vào kỷ nguyên mới suy cho cùng không phải để TP.HCM làm đẹp các con số tăng trưởng, Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025) rơi đúng vào năm bản lề trước khi diễn ra Đại hội XIV của Đảng, dấu mốc khởi đầu giai đoạn được Tổng Bí thư Tô Lâm gọi là “Kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Suốt năm thập niên qua, TP.HCM nhiều lần tiên phong cùng cả nước tiến vào những giai đoạn bước ngoặt, từ Đổi mới 1986 đến giai đoạn hội nhập mạnh mẽ vào đầu những năm 2000, cho đến giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Kinh nghiệm từ lịch sử cho thấy bước chuẩn bị lấy đà, “lên dây cót” tinh thần để tiến vào một giai đoạn lịch sử có tính cách mạng là rất quan trọng. Từ thành quả 50 năm… Công cuộc đổi mới từ gần 40 năm trước của Đảng, Nhà nước đã mang lại những thành quả to lớn đối với sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM. TS Lê Thị Anh Đào, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, đưa ra dẫn chứng khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1987, chỉ trong vòng vài năm sau đó, TP.HCM đã cấp cả trăm giấy phép với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 1 tỉ USD. Đến cuối năm 2018, GDP bình quân đầu người của TP ước tính đạt hơn 6.000 USD/ người (cao gấp gần 2,5 lần so Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được thị sát tiến độ dự án trọng điểm đường vành đai 3 qua TP Thủ Đức. Ảnh: HOÀNG GIANG Một dự án nhà ở xã hội tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI với mức trung bình cả nước). Trong hành trình 50 năm kể từ mùa xuân 1975, TP.HCM luôn đứng đầu về phát triển kinh tế với tỉ trọng đóng góp trên 22% GDP, chiếm gần 1/3 thu ngân sách cả nước, năng suất lao động bình quân cao hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước… Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết hiện TP.HCM có gần 300.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động, chiếm khoảng 30% DN cả nước. Về thu hút FDI, lũy kế đến cuối năm 2024, TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. TP còn tận dụng các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường xuất khẩu. TP.HCM cũng có chiến lược xúc tiến du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, vẫn là điểm đến hàng đầu của du khách. “TP.HCM có thị trường hoạt động thương mại điện tử sôi động, có quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn nhất nước. Nỗ lực này không chỉ nhằm phát triển kinh tế số mà còn lan tỏa, tác động tích cực đến các lĩnh vực kinh tế khác. Ngoài ra, TP đã xác định 12 địa phương trọng điểm của các quốc gia là đối tác chiến lược của Việt Nam để tăng cường hợp tác đi vào chiều sâu; thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với sáu địa phương nước ngoài trong số các quốc gia có tầm quan trọng đối với Việt Nam, điển hình như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hà Lan, Hàn Quốc… nâng tổng số địa phương kết nghĩa lên 58 địa phương” - ông An cho biết, đồng thời khẳng định sau 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm đổi mới, TP.HCM đã từng bước nâng cao vị thế, vai trò kiến tạo và dẫn dắt tại các sân chơi, sự kiện lớn trong nước và khu vực. … Đến yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ Dù ghi nhận những thành công to lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm trước nhưng ở thời điểm hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết của một chương trình cải cách tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khi quán tính của Đổi mới 1986 về cơ bản không còn nhiều. Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Quốc hội vào cuối tháng 10-2024, cụm từ “đổi mới” được Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đến 11 lần, cho thấy xu hướng tiếp tục đổi mới là không thể đảo ngược. TS - nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhận định dư địa phát triển đất nước từ công cuộc Đổi mới 1986 đến nay Tháo điểm nghẽn, mở lối Năm 2025 là thời điểm lý tưởng để TP.HCM “lên dây cót” tinh thần, tìm giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo đà tiến vào kỷ nguyên mới. Gỡ vướng cho nhiều dự án ở TP.HCM Chính phủ đã ban hành Nghị định 76 có hiệu lực từ ngày 1-4-2025, quy định chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM và một số tỉnh, TP khác như Đà Nẵng, Khánh Hòa. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM. Ngoài ra, mới đây, chính quyền TP.HCM cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về khó khăn, vướng mắc liên quan đến sáu dự án theo Quyết định 1568 ngày 12-12-2024 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát nhằm gỡ vướng cho các dự án này. Điều rất quan trọng nữa là TP.HCM cần phát huy vai trò của người dân trong phát hiện, phản ánh, kiến nghị, hiến kế xây dựng công việc, thực hiện các dự án, nhiệm vụ nhà nước. THANH TUYỀN 50 năm TP.HCM tạo cảm hứng, tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - Bài 2 Góc nhìn Sức sống từ lòng dân

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==